Giải SGK Toán 7 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 5

8.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 5 chi tiết sách Toán 7 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 5

 

Giải Toán 7 trang 108 Tập 1

Bài 5.18 trang 108 Toán lớp 7: Một nhóm nghiên cứu đã khảo sát về mơ ước nghề nghiệp của các bạn học sinh khối 7 của một tỉnh và thu được kết quả như các biểu đồ Hình 5.37.

a) Lập bảng thống kê về mơ ước nghề nghiệp của các bạn nam, nữ.

b) Liệt kê những nghề có tỉ lệ bạn nữ lựa chọn cao hơn các bạn nam.

c) Một trường Trung học của tỉnh này có 250 học sinh khối 7, gồm 130 bạn nam và 120 bạn nữ, hãy dự đoán số bạn có mơ ước trở thành giáo viên.

Phương pháp giải:

a)      Quan sát hai biểu đồ và lập bảng thống kê

b)      Quan sát bảng vừa lập ở ý a và trả lời câu hỏi

c)      Muốn tìm a% của b ta tính b.a100

Lời giải:

a)

Nghề nghiệp mơ ước của nam

Bác sĩ

Công an

Giáo viên

Kĩ sư

Nghề khác

Tỉ lệ

33%

27%

13%

20%

7%

 

Nghề nghiệp mơ ước của nữ

Bác sĩ

Công an

Giáo viên

Kĩ sư

Nghề khác

Tỉ lệ

29%

8%

42%

17%

4%

 

b) Nghề có tỉ lệ bạn nữ lựa chọn cao hơn các bạn nam là: Giáo viên

c) Số bạn nam có ước mơ làm giáo viên là: 130.13100=16,917(bạn)

Số bạn nữ có ước mơ làm giáo viên là: 120.42100=50,450(bạn)

Bài 5.19 trang 108 Toán lớp 7: Cho hai biểu đồ sau:

Phương pháp giải:

- Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi

- Muốn tìm a% của b ta tính b.a100.

Lời giải:

a)       Biểu đồ Hình 5.38a cho biết tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) Việt Nam qua các năm từ 2014 đến 2019

Biểu đồ Hình 5.38b cho biết đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP Việt Nam năm 2019.

b)      Năm 2019, GDP của Việt Nam là 261 tỉ đô la, trong đó:

Dịch vụ đóng góp: 261.45100=117,45(tỉ đô la)

Nông nghiệp đóng góp: 261.5100=13,05(tỉ đô la)

Công nghiệp và xây dựng đóng góp: 261.50100=130,5(tỉ đô la)

Giải Toán 7 trang 109 Tập 1

Bài 5.20 trang 109 Toán lớp 7: Biểu đồ đoạn thẳng Hình 5.40 cho biết số dân và dự báo quy mô dân số của Trung Quốc và Ấn Độ đến năm 2050.

Từ biểu đồ trên, em hãy dự đoán:

a) Năm 2020, số dân nước nào lớn hơn, tương ứng là khoảng bao nhiêu tỉ người?

b) Đến khoảng năm nào thì số dân hai nước bằng nhau?

c) Xác định xu thế tăng, giảm dân số của mỗi nước trong quá khứ và trong tương lai.

Phương pháp giải:

Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi
 

Lời giải:

a) Năm 2020, số dân của Trung Quốc lớn hơn, tương ứng 1,44 tỉ người (do số dân của Ấn Độ trong năm này là 1,38 tỉ người).

b) Quan sát trên biểu đồ, ta thấy hai đường màu xanh và màu cam giao nhau vào điểm thuộc khoảng năm 2027.

Do đó, đến khoảng năm 2027 thì số dân của hai nước bằng nhau.

c) Trong quá khứ, số dân của cả hai nước đều có xu hướng tăng. Trong tương lai, số dân của Ấn Độ vẫn có xu hướng tăng trong khi số dân của Trung Quốc có xu hướng giảm.

Bài 5.21 trang 109 Toán lớp 7: Để biểu diễn dữ liệu trong các tình huống sau, em sẽ chọn loại biểu đồ nào?

a) Tỉ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế ở Việt Nam;

b) Sự thay đổi của giá gạo xuất khẩu từ năm 2010 đến nay.

Phương pháp giải:

Chọn loại biểu đồ phù hợp: Biểu đồ tròn hoặc biểu đồ đoạn thẳng.
 

Lời giải:

a) Để biểu diễn tỉ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế ở Việt Nam thì ta nên sử dụng biểu đồ hình quạt tròn.

b) Để biểu diễn sự thay đổi giá gạo xuất khẩu từ năm 2010 đến nay thì ta nên sử dụng biểu đồ đoạn thẳng.

Lý thuyết Toán 7 Chương 5

1. Thu thập và phân loại dữ liệu

• Dữ liệu được phân loại theo sơ đồ sau:

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết (ảnh 1)

• Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng.

• Dữ liệu không là số còn gọi là dữ liệu định tính.

• Dữ liệu không là số có thể phân thành hai loại:

+ Loại không thể sắp thứ tự (chẳng hạn dữ liệu về tên các nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, …).

+ Loại có thể sắp xếp thứ tự (chẳng hạn dữ liệu về xếp loại học lực của học sinh: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém).

2. Tính đại diện của dữ liệu

• Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.

3. Biểu đồ hình quạt tròn

• Biểu đồ hình quạt tròn dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu.

• Các thành phần của biểu đồ hình quạt tròn bao gồm:

+ Tiêu đề.

+ Hình tròn biểu diễn dữ liệu.

+ Chú giải.

• Trong biểu đồ hình quạt tròn, phần chính là hình tròn biểu diễn dữ liệu được chia thành nhiều hình quạt (được tô màu khác nhau). Mỗi hình quạt biểu diễn tỉ lệ của một phần so với toàn bộ dữ liệu. Cả hình tròn biểu diễn toàn bộ dữ liệu, tức là ứng với 100%.

• Hai hình quạt giống nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ.

• Phần hình quạt ứng với một nửa hình tròn biểu diễn tỉ lệ 50%; phần hình quạt ứng với 14hình tròn biểu diễn tỉ lệ 25%.

4. Biểu đồ đoạn thẳng

• Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.

• Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng bao gồm:

+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.

+ Trục ngang biểu diễn thời gian.

+ Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm.

+ Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng. (Có thể dùng biểu tượng khác như dấu chấm tròn, dấu nhân, … để biểu diễn các điểm)

• Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.

• Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.

• Đôi khi người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để so sánh (mỗi đường có chú giải ứng với một bộ số liệu).

• Độ dốc của biểu đồ phụ thuộc vào việc chọn đơn vị của trục đứng. Khi số liệu lớn trong khi đơn vị độ dài của trục đứng nhỏ thì ta không nên vẽ trục đứng bắt đầu từ 0.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung trang 106

Bài 20: Tỉ lệ thức

Bài 21: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Luyện tập chung trang 10

Đánh giá

0

0 đánh giá