(Dựa vào hình vẽ có được sau HĐ3). Bằng cách xét hai tam giác OMA và OMB, chứng minh

55

Với giải HĐ4 trang 102 Toán 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

HĐ4 trang 102 Toán 9 Tập 1: (Dựa vào hình vẽ có được sau HĐ3). Bằng cách xét hai tam giác OMA và OMB, chứng minh rằng:

a) MA = MB;

b) MO là tia phân giác của góc AMB;

c) OM là tia phân giác của góc AOB.

Lời giải:

HĐ4 trang 102 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 9

a) Xét hai tam giác vuông OAM và OBM có:

OA = OB; OM chung

Do đó ΔOAM = ΔOBM (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra AM = BM (hai cạnh tương ứng).

b) Vì ΔOAM = ΔOBM (câu a) nên OAM^=OBM^  (hai góc tương ứng).

Suy ra OM là tia phân giác của góc AMB.

c) Vì ΔOAM = ΔOBM (câu a) nên AOM^=BOM^  (hai góc tương ứng).

Suy ra Om là tia phân giác của góc AOB.

Lý Thuyết Hai tiếp tuyến cắt nhau của một đường tròn

Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại điểm P thì:

- Điểm P cách đều hai tiếp điểm;

- PO là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến;

- OP là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính qua hai tiếp điểm.

Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 3)

Ví dụ: Cho đường tròn (O), B, C  (O). Tiếp tuyến của (O) tại B và C cắt nhau tại A.

Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

Khi đó:

- AB = AC

- Tia AO là tia phân giác của BAC^.

- Tia OA là tia phân giác của BOC^.

Đánh giá

0

0 đánh giá