Sách bài tập Toán 9 Bài 16 (Kết nối tri thức): Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

656

Với giải sách bài tập Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 9 Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Bài 5.17 trang 65 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O) và điểm P.

a) Giả sử PO. Vẽ đường thẳng a đi qua P và vuông góc với OP. Chứng minh rằng a là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại P.

b) Giả sử P nằm ngoài (O). Vẽ đường tròn đường kính OP. Đường tròn vừa vẽ cắt (O) tại A và B. Chứng minh rằng PA và PB là hai tiếp tuyến của (O).

Lời giải:

a)

Cho đường tròn (O) và điểm P. Giả sử P thuộc O. Vẽ đường thẳng a đi qua P và vuông góc với OP

Ta có OP là bán kính đường tròn (O) (do PO) và a ⊥ OP.

Do đó a là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại P. (đpcm)

b)

Cho đường tròn (O) và điểm P. Giả sử P thuộc O. Vẽ đường thẳng a đi qua P và vuông góc với OP

Gọi đường tròn bán kính OP là đường tròn (O').

Do A nằm trên đường tròn (O') đường kính OP nên tam giác BOP vuông tại B.

Suy ra OB ⊥ BP.

Ta có: OB là bán kính đường tròn (O) và OB ⊥ BP.

Do đó BP là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B. (đpcm)

Tương tự ta chứng minh được PA là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A.

Bài 5.18 trang 65 sách bài tập Toán 9 Tập 1Cho đường thẳng a, điểm M thuộc a và số dương R. Vẽ đường thẳng b đi qua M và vuông góc với a. Trên b xác định điểm A sao cho AM = R (đvđd). Chứng minh rằng đường tròn (A; R) tiếp xúc với a tại M. Ta có thể vẽ được mấy đường tròn như thế?

Lời giải:

Cho đường thẳng a, điểm M thuộc a và số dương R. Vẽ đường thẳng b đi qua M và vuông góc với a

Ta có: a ⊥ AM (do a ⊥ b và Mb);

AM là bán kính của (A; R).

Do đó a là tiếp tuyến của (A; R) tại M hay (A; R) tiếp xúc với a tại M. (đpcm)

Có thể vẽ được hai đường tròn như thế, vì ta có thể lấy 2 điểm A nằm trên b nằm về hai phía của đường thẳng a và cách M một khoảng bằng R.

Bài 5.19 trang 65 sách bài tập Toán 9 Tập 1Cho đường tròn (O) và điểm M nằm bên ngoài (O). Từ M kẻ tiếp tuyến MA với (O), trong đó A là tiếp điểm. Đường thẳng qua A và vuông góc với MO cắt (O) tại B (khác A).

a) Chứng minh rằng MB là tiếp tuyến của (O);

b) Tính OM và diện tích phần của tam giác AMB nằm bên ngoài (O), biết bán kính của (O) bằng 3 cm và MAB^ = 60°.

Lời giải:

Cho đường thẳng a, điểm M thuộc a và số dương R. Vẽ đường thẳng b đi qua M và vuông góc với a

a) Gọi H là giao điểm của MO và AB.

+ Xét hai tam giác vuông AOH và BOH có:

Chung cạnh OH; OA = OB (bán kính đường tròn (O))

Do đó ∆AOH = ∆BOH (c.g.c), suy ra AOH^=BOH^, hay AOM^=BOM^.

+ Xét ∆AOM và ∆BOM có:

Chung cạnh OM; AOM^=BOM^; OA = OB

Do đó ∆AOM = ∆BOM (c.g.c), suy ra OBM^=OAM^=90° hay OB ⊥ MB.

Ta có: OB ⊥ MB và OB là bán kính của đường tròn (O)

Do đó MB là tiếp tuyến của đường tròn (O). (đpcm)

b) Vì MA và MB là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) và cắt nhau tại M nên MA = MB, suy ra tam giác MAB cân tại M. Mà MAB^=60° nên tam giác MAB là tam giác đều.

Xét tứ giác AOBM ta có: AOB^+OBM^+BMA^+MAO^=360°

Suy ra AOB=360°OBM^BMA^MAO^

=360°90°60°90°=120°

Do đó số đo cung nhỏ AB là sđ AB=120°.

Diện tích hình quạt ứng với cung nhỏ AB là:

Sq=120360πR2=120360π.32=3π (cm2)

Ta có AOM^=12AOB^=12.120°=60°(tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Xét tam giác AOM vuông tại A, ta có:

AM=AO.tanAOM^=3.tan60°=33 (cm)

Theo câu a, ∆AOM = ∆BOM nên ta có:

SAOBM=2SAOM=OA.AM=3.33=93 (cm2)

Diện tích phần tam giác AMB nằm bên ngoài đường tròn (O) là:

SAOBMSq=933π (cm2)

Áp dụng định lý Pythagore với tam giác AOM ta được:

OM=MA2+OA2=332+32=6 (cm).

Vậy OM = 6 cm và diện tích phần tam giác AMB nằm bên ngoài đường tròn (O) là 933πcm2.

Bài 5.20 trang 65 sách bài tập Toán 9 Tập 1Cho AM và AN là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (O), trong đó M và N là hai tiếp điểm. Gọi E là một điểm thuộc cung nhỏ MN. Tiếp tuyến của (O) tại E cắt AM tại B và cắt AN tại C. Biết AB = 10 cm, AC = 7 cm và BC = 6 cm. Tính độ dài của các đoạn thẳng AM, AN, BM và CN.

Lời giải:

Cho AM và AN là hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn (O), trong đó M và N là hai tiếp điểm

Do AM và AN, BM và BE, CN và CE là các cặp tiếp tuyến cắt nhau của (O) nên ta có:

AM = AN; BM = BE; CN = CE

Suy ra AM + AN = AB + BM + AC + CN = AB + BE + AC + CE

Do đó 2AM = AB + AC + (BE + CE) = AB + AC + BC

Khi đó AM=AB+AC+BC2=10+7+62=11,5(cm);

AN = AM = 11,5 cm;

BM = AM – AB = 11,5 – 10 = 1,5 (cm);

CN = AN – AC = 11,5 – 7 = 4,5 (cm).

Vậy AM = AN = 11,5 cm, BM = 1,5 cm và CN = 4,5 cm.

Bài 5.21 trang 65 sách bài tập Toán 9 Tập 1Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH.

a) Chứng minh rằng BC tiếp xúc với đường tròn (A) bán kính AH;

b) Gọi M và N là các điểm đối xứng với H lần lượt qua AB và AC. Chứng minh rằng BM và CN là hai tiếp tuyến của (A);

C) Chứng minh rằng MN là một đường kính của (A);

d) Tính diện tích của tứ giác BMNC, biết HB = 2 cm và HC = 4,5 cm.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH. Chứng minh rằng BC tiếp xúc với đường tròn (A) bán kính AH

a) Ta thấy AH là bán kính của đường tròn (A) bán kính AH và AH ⊥ BC.

Do đó BC là tiếp tuyến của đường tròn (A) bán kính AH tại H. (đpcm)

b) Do M đối xứng với H qua B nên AM = AH, BM = BH.

Xét hai tam giác MAB và HAB có:

Chung cạnh AB; AM = AH; BM = BH.

Do đó ∆MAB = ∆HAB (c.c.c), suy ra AMB^=AHB^=90° hay AM ⊥ MB.

Từ ∆MAB = ∆HAB (c.c.c), suy ra AM = AH.

Do đó M nằm trên đường tròn (A) bán kính AH.

Ta có: AM là bán kính của đường tròn (A) bán kính AH và AM ⊥ MB

Do đó MB là tiếp tuyến của đường tròn (A) bán kính AH tại M. (đpcm)

Tương tự ta chứng minh được CN là tiếp tuyến của đường tròn (A) bán kính AH tại N.

c) Theo câu b, ∆MAB = ∆HAB nên MAB^=HAB^

Tương tự, ∆NAC = ∆HAC nên NAC^=HAC^.

 HAB^+HAC^=90° do tam giác ABC vuông tại A nên:

MAB^+HAB^+HAC^+NAC^=2HAB^+HAC^=2.90°=180°

Suy ra M, A, N thẳng hàng.

Mà M và N nằm trên (A) nên MN là đường kính của (A). (đpcm)

d) Theo câu b, BM ⊥ MN và CN ⊥ MN nên BM // CN, suy ra tứ giác BMNC là hình thang vuông.

M đối xứng với H qua AB nên BM = BH.

N đối xứng với H qua AC nên CN = CH.

Ta có BM + CN = BH + CH = 2 + 4,5 = 6,5 (cm)

Xét hai tam giác HBA và ABC ta có:

Chung góc B; BHA^=BAC^=90°

Suy ra ∆HBA ᔕ ∆ABC (g.g), do đó BAH^=ACH^

Xét hai tam giác HBA và HBC có:

BHA^=CHA^=90°

BAH^=ACH^

Suy ra ∆HBA ᔕ ∆HBC (g.g), do đó ta có:

AHCH=BHAH hay AH=BH.CH=4,5.2=3(cm)

MN là đường kính của (A) nên MN = 2AH = 2 . 3 = 6 (cm)

Diện tích tứ giác BMNC là:

12MNBM+CN=12.6,5.6=19,5 (cm2)

Vậy diện tích tứ giác BMNC là 19,5 cm2.

Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

1. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 1)

Điểm chung H của đường thẳng và đường tròn tiếp xúc với nhau goi là tiếp điểm. Khi đó đường thẳng a còn gọi là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại H.

Đường thẳng a tiếp xúc với đường tròn (O) tại H thì OHa.

2. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến

Nếu một đường thẳng đi qua một điểm nằm trên một đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là tiếp tuyến của đường tròn.

Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 2)

3. Hai tiếp tuyến cắt nhau của một đường tròn

Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại điểm P thì:

- Điểm P cách đều hai tiếp điểm;

- PO là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến;

- OP là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính qua hai tiếp điểm.

Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 3)

Ví dụ: Cho đường tròn (O), B, C  (O). Tiếp tuyến của (O) tại B và C cắt nhau tại A. 

Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

Khi đó:

- AB = AC

- Tia AO là tia phân giác của BAC^.

- Tia OA là tia phân giác của BOC^.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13: Mở đầu về đường tròn

Bài 14: Cung và dây của một đường tròn

Bài 15: Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên

Bài 16: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Bài 17: Vị trí tương đối của hai đường tròn

Bài tập cuối chương 5

Đánh giá

0

0 đánh giá