Sách bài tập Toán 8 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chương 8

0.9 K

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài tập cuối chương 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài tập cuối chương 8

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Bài 1 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Nếu tam giác ABC đồng dạng với tam giác A’B’C’ theo tỉ số k thì tỉ số của chu vi của hai tam giác đó bằng:

A. 1k;

B. 1k2;

C. k ;

D. k2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nếu tam giác ABC đồng dạng với tam giác A’B’C’ theo tỉ số k thì tỉ số của chu vi của hai tam giác đó bằng k.

Bài 2 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Nếu ∆ABC ᔕ ∆MNP theo tỉ số k=23 thì tam giác MNP đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số nào?

A. 23;

B. 32;

C. 94;

D. 49.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nếu ∆ABC ᔕ ∆MNP theo tỉ số k=23 thì tam giác MNP đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số 1k=32.

Bài 3 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Nếu tam giác ABC có EF // AC (với E ∈ AB; F ∈ BC) thì:

A. ∆BEF ᔕ ∆ABC;

B. ∆FBE ᔕ ∆CAB;

C. ∆EBF ᔕ ∆ABC;

D. ∆BFE ᔕ ∆BAC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nếu tam giác ABC có EF // AC (với E thuộc AB; F thuộc BC) thì

Xét ∆BEF và ∆ABC có

B^ chung và BEF^=BAC^ (EF // AC, hai góc đồng vị).

Do đó ∆EBF ᔕ ∆ABC (g.g).

Bài 4 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Nếu ∆ABD ᔕ ∆DEF với tỉ số đồng dạng k=34, biết DF = 12 cm. Khi đó AD bằng:

A. 9 cm;

B. 12 cm;

C. 16 cm;

D. 24 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có ∆ABD ᔕ ∆DEF với tỉ số đồng dạng k=34.

Suy ra ADDF=34 hay AD12=34.

Do đó AD=3.124=9 (cm).

Vậy AD = 9 cm.

Bài 5 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Nếu tam giác ABC và tam giác DEF có A^=D^C^=F^ thì:

A. ∆ABC ᔕ ∆EDF;

B. ∆ABC ᔕ ∆EFD;

C. ∆ACB ᔕ ∆DFE;

D. ∆CBA ᔕ ∆FDE.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nếu tam giác ABC và tam giác DEF có A^=D^C^=F^ thì ∆ACB ᔕ ∆DFE.

Bài 6 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Cho ∆MNP ᔕ ∆EFG, biết MN = 8 cm; NP = 15 cm; FG = 12 cm. Khi đó EF bằng:

A. 9 cm;

B. 6,4 cm;

C. 22,5 cm;

D. 10 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có ∆MNP ᔕ ∆EFG, suy ra MNEF=NPFG hay 8EF=1512.

Do đó EF=8.1215=6,4 (cm).

Vậy EF = 6,4 cm.

Bài 7 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Cho ∆ABC ᔕ ∆XYZ, biết Y^=75°Z^=36°. Khi đó số đo A^ bằng:

A. 60°;

B. 69°;

C. 36°;

D. 75°.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có ∆ABC ᔕ ∆XYZ, suy ra B^=Y^=75° và C^=Z^=36°.

Xét ∆ABC có A^+B^+C^=180°.

Suy ra A^=180°B^C^=180°75°36°=69°.

Vậy A^=69°.

Bài 8 trang 73 SBT Toán 8 Tập 2: Cho hình thang ABCD (AB // CD), có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Biết AB = 9 cm, CD = 15 cm. Khi đó ∆AOB ᔕ ∆COD với tỉ số đồng dạng là:

A. k=23;

B. k=32;

C. k=35;

D. k=53.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cho hình thang ABCD (AB // CD), có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O

∆AOB ᔕ ∆COD với tỉ số đồng dạng k=ABCD=915=35.

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1 trang 74 SBT Toán 8 Tập 2: Cho Hình 1. Tính x, y, z, w.

Cho Hình 1. Tính x, y, z, w

Lời giải:

• Xét ∆STR và ∆TUR có:

SRT^=TRU^ và STR^=TUR^

Do đó ∆STR ᔕ ∆TUR (g.g).

Suy ra STTU=TRUR=SRTR hay 7y=18x=1518.

Suy ra y=7.1815=8,4 và x=18.1815=21,6.

Vậy x = 21,6 và y = 8,4.

• Xét ∆STR và ∆UVR có:

SRT^=VRU^ và STR^=UVR^

Do đó ∆STR ᔕ ∆UVR (g.g).

Suy ra STUV=TRVR=SRUR hay 7z=18w=1521,6.

Suy ra 7z=1521,6 và 18w=1521,6.

Do đó z=7.21,615=10,08 và w=18.21,615=25,92.

Vậy x = 21,6 ; y = 8,4 ; z = 10,08 và w = 25,92.

Bài 2 trang 74 SBT Toán 8 Tập 2: Cho Hình 2, biết AM là đường trung tuyến của tam giác ABC, MD là tia phân giác của AMB^, ME là tia phân giác của AMC^. Chứng minh ∆ADE ᔕ ∆ABC.

Cho Hình 2, biết AM là đường trung tuyến của tam giác ABC, MD là tia phân giác

Lời giải:

• Vì MD là tia phân giác của AMB^ nên DADB=MAMB.

• Vì ME là tia phân giác của AMC^ nên EAEC=MAMC.

Vì AM là đường trung tuyến nên MB = MC .

Do đó EAEC=DADB. Suy ra DE // BC.

Suy ra ∆ADE ᔕ ∆ABC.

Bài 3 trang 74 SBT Toán 8 Tập 2: Tính chiều cao cột điện AB trong Hình 3.

Tính chiều cao cột điện AB trong Hình 3

Lời giải:

Ta có ∆ABC ᔕ ∆EDF, suy ra ABED=BCDF hay AB2=12,33.

Do đó AB=2.12,33=8,2.

Vậy chiều cao cột điện AB là 8,2 m.

Bài 4 trang 74 SBT Toán 8 Tập 2: Tính khoảng cách AB của một khúc sông trong Hình 4.

Tính khoảng cách AB của một khúc sông trong Hình 4

Lời giải:

Xét ∆ABC vuông tại A và ∆FEC vuông tại E có BCA^=ECF^ (đối đỉnh).

Do đó ∆ABC ᔕ ∆FEC (g.g).

Suy ra ABFE=BCEC hay AB18,6=79,634,2.

Do đó AB=79,6.18,634,243,29 (m).

Vậy khoảng cách AB của một khúc sông là 43,29 m.

Bài 5 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2: Một người dùng thước êke để đo chiều cao một toà nhà. Biết chiều cao từ chân đến mắt người đó là 1,6 m và đứng cách trục chính toà nhà 4,8 m (Hình 5). Hỏi toà nhà cao khoảng bao nhiêu?

Một người dùng thước êke để đo chiều cao một toà nhà. Biết chiều cao từ chân

Lời giải:

Ta có ∆AKC ᔕ ∆BHC (g.g), suy ra AKBH=CKCH hay AK4,8=4,81,6.

Do đó AK=4,8.4,81,6=14,4.

Độ cao của toà nhà cao là:

14,4 + 1,6 = 16 (m).

Vậy độ cao của toà nhà cao là 16 m.

Bài 6 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), M là điểm bất kì trên cạnh AC. Kẻ MD ⊥ BC (D ∈ BC).

a) Chứng minh rằng ∆DMC ᔕ ∆ABC.

b) Gọi E là giao điểm của đường thẳng AB với đường thẳng MD.

Chứng minh rằng DB . DC = DE . DM.

c) Đường thẳng BM cắt EC tại K. Chứng minh rằng EKA^=EBC^.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), M là điểm bất kì trên cạnh AC

a) Xét ∆DMC vuông tại D và ∆ABC vuông tại A có BCA^ chung.

Do đó ∆DMC ᔕ ∆ABC (g.g).

b) Xét ∆DBE vuông tại D và ∆DMC vuông tại D có

DEB^=DCM^ (cùng phụ với ABC^).

Do đó ∆DBE ᔕ ∆DMC (g.g).

Suy ra DBDM=DEDC. Do đó DB . DC = DE . DM (đpcm).

c) Xét ∆BEC có đường cao CA và BE cắt nhau tại M, suy ra M là trực tâm ∆BEC.

Do đó BK ⊥ EC.

Xét ∆EAC vuông tại A và ∆EKB vuông tại K có BEC^ chung.

Do đó ∆EAC ᔕ ∆EKB (g.g)

Suy ra EAEK=ECEB hay EAEC=EKEB.

Xét ∆EAK và ∆ECB có EAEC=EKEB và BEC^ chung.

Do đó ∆EAK ᔕ ∆ECB (c.g.c).

Suy ra EKA^=EBC^ (các góc tương ứng).

Bài 7 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2: Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Chứng mình rằng:

a) AD . BH = AC . BD.

b) HA . HD = HB . HE = HC . HF.

c) BC2 = BE . BH + CF . CH.

Lời giải:

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H

a) Ta có AHE^=ACD^ (cùng phụ với CAD^).

Mà AHE^=BHD^ (đối đỉnh) nên ACD^=BHD^.

Xét ∆ADC vuông tại D và ∆BDH vuông tại D có ACD^=BHD^.

Do đó ∆ADC ᔕ ∆BDH (g.g).

Suy ra ADBD=ACBH. Do đó AD . BH = AC . BD (đpcm).

b) Xét ∆HEA vuông tại E và ∆HDB vuông tại D có AHE^=BHD^ (đối đỉnh).

Do đó ∆HEA ᔕ ∆HDB (g.g).

Suy ra HEHD=HAHB. Do đó HA . HD = HB . HE (1)

Xét ∆HFA vuông tại F và ∆HDC vuông tại D có AHF^=CHD^ (đối đỉnh).

Do đó ∆HFA ᔕ ∆HDC (g.g).

Suy ra HFHD=HAHC. Do đó HA . HD = HC . HF (2)

Từ (1) và (2) suy ra HA . HD = HB . HE = HC . HF (đpcm).

c) Xét ∆BEC vuông tại E và ∆BHD vuông tại D có EBC^ chung.

Do đó ∆BEC ᔕ ∆BHD (g.g).

Suy ra BCBH=BEBD. Do đó BC . BD = BE . BH (3)

Xét ∆BCF vuông tại F và ∆HCD vuông tại D có FCB^ chung.

Do đó ∆BCF ᔕ ∆HCD (g.g)

Suy ra BCHC=CFDC. Do đó BC . DC = CF . HC. (4)

Từ (3) và (4), suy ra BC . DB + BC . DC = BE . BH + CF . HC.

Do đó BC2 = BE . BH + CF . CH (đpcm).

Bài 8 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2: Cho tam giác nhọn ABC có ba đường cao AM, BN, CQ cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng ∆ANQ ᔕ ∆ABC.

b) Đường thẳng QN cắt đường thẳng BC tại F. Chứng minh rằng FB . FC = FQ . FN.

c) Trên đoạn HB lầy điểm I sao cho AIC^=90°. Chứng minh rằng AI2 = AN . AC.

d) Trên đoạn HC lấy điểm K sao cho AKB^=90°. Chứng mình rằng ∆AIK cân.

Lời giải:

Cho tam giác nhọn ABC có ba đường cao AM, BN, CQ cắt nhau tại H

a) Xét ∆ANB vuông tại N và ∆AQC vuông tại Q có BAC^ chung.

Do đó ∆ANB ᔕ ∆AQC (g.g).

Suy ra ANAQ=ABAC hay ANAB=AQAC.

Xét ∆ANQ và ∆ABC có

ANAB=AQACBAC^ chung.

Do đó ∆ANQ ᔕ ∆ABC (c.g.c)

b) Xét ∆FQB và ∆FCN có

CFN^ chung; FQB^=FCN ^=AQN^.

Do đó ∆FQB ᔕ ∆FCN (g.g).

Suy ra FQFC=FBFN. Do đó FB . FC = FQ . FN (g.g).

c) Xét ∆ANI vuông tại N và ∆AIC vuông tại I có IAC^ chung.

Do đó ∆ANI ᔕ ∆AIC (g.g).

Suy ra ANAI=AIAC. Do đó AI2 = AN . AC (1)

d) Xét ∆AQK vuông tại Q và ∆AKB vuông tại K có BAK^ chung.

Do đó ∆AQK ᔕ ∆AKB (g.g).

Suy ra AQAK=AKAB. Do đó AK2 = AQ . AB (2)

 ANAB=AQAC nên suy ra AN . AC = AQ . AB (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AI = AK.

Vậy nên ∆AIK cân tại A.

Bài 9 trang 75 SBT Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A và đường cao AH.

a) Chứng mình rằng AB2 = BH . BC.

b) Chứng mỉnh rằng AH2 = BH . CH.

c) Trên tia đối của tia AC lấy điểm D (AD < AC). Đường thẳng qua H và song song với AC cắt AB, BD lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng MNMH=ADAC.

d) Vẽ AE vuông góc với BD tại E. Chứng minh rằng BEH^=BAH^.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A và đường cao AH. a) Chứng mình rằng AB2 = BH . BC

a) Xét ∆ABC vuông tại A và ∆HBA vuông tại H có ABC^ chung.

Do đó ∆ABC ᔕ ∆HBA (g.g).

Suy ra ABBH=BCAB. Do đó AB2 = BC . BH (đpcm).

b) Xét ∆HBA vuông tại H và ∆HAC vuông tại H có

BAH^=ACH^ (cùng phụ với CAH^).

Do đó ∆HBA ᔕ ∆HAC (g.g).

Suy ra AHCH=BHAH. Do đó AH2 = BH . CH (đpcm).

c) Xét ∆ABD có MN // AD, suy ra MNAD=BMBA (1)

Xét ∆ABC có MH // AC, suy ra MHAC=BMBA (2)

Từ (1) và (2) suy ra MNAD=MHAC. Do đó MNMH=ADAC (đpcm).

d) Xét ∆ABD vuông tại A và ∆EBA vuông tại E có ABD^ chung.

Do đó ∆ABD ᔕ ∆EBA (g.g).

Suy ra ABBE=BDAB. Do đó AB2 = BD . BE.

Mà AB2 = BC . BH nên BC . BH = BD . BE.

Do đó BHBD=BEBC.

Xét ∆BEH và ∆BCD có

BHBD=BEBC và DBC^ chung.

Do đó ∆BEH ᔕ ∆BCD (c.g.c).

Suy ra BEH^=BCD^ (hai góc tương ứng).

Mà BAH^=BCD^ (cùng phụ với HAC^).

Do đó BEH^=BAH^ (đpcm).

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá