Sách bài tập Toán 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Vectơ trong mặt phẳng tọa độ

4.7 K

Với giải sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ

Giải SBT Toán 10 trang 58 Tập 1

Bài 4.22 trang 58 SBT Toán 10 Tập 1: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ba điểm M(4; 0), N(5; 2) và P(2, 3). Tìm toạ độ các đỉnh của tam giác ABC, biết M, N, P theo thứ tự là trung điểm cạnh BC, CA, AB.

Lời giải:

Cách 1:

Gọi A(xA; yA); B(xB; yB) và C(xC; yC) là tọa độ ba đỉnh của tam giác ABC.

Ta có:

+) M(4; 0) là trung điểm của BC nên 4=xB+xC20=yB+yC2

xB+xC=8yB+yC=0                                 (1)

+) N(5; 2) là trung điểm của CA nên 5=xA+xC22=yA+yC2

xA+xC=10yA+yC=4xC=10xAyC=4yA     (2)

+) P(2; 3) là trung điểm của AB nên 2=xA+xB23=yA+yB2

xA+xB=4yA+yB=6xB=4xAyB=6yA        (3)

Thay (2) và (3) vào (1) ta được:

4xA+10xA=86yA+4yA=0142xA=8102yA=0

xA=3yA=5 Þ A(3; 5)

Khi đó xB=43=1yB=65=1 Þ B(1; 1)

xC=103=7yC=45=1Þ C(7; –1)

Vậy A(3; 5), B(1; 1) và C(7; –1).

Cách 2:

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Do M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB

Nên MN, NP, PM là các đường trung bình của tam giác ABC.

Þ MN // AB, NP // BC, MP // AC.

+) Do MN // BM và NP // BM nên tứ giác MNPB là hình bình hành

MB=NP

Gọi B(xB; yB) và có M(4; 0), N(5; 2) và P(2, 3).

MB=xB4;yB và NP=25;32=3;1

Khi đó MB=NPxB4=3yB=1xB=1yB=1 Þ B(1; 1)

Tương tự ta cũng có A(3; 5) và C(7; –1).

Vậy A(3; 5), B(1; 1) và C(7; –1).

Bài 4.23 trang 58 SBT Toán 10 Tập 1: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ba điểm A(2;–1), B(1; 4) và C(7; 0).

a) Tính độ dài các đoạn thẳng AB, BC và CA. Từ đó suy ra tam giác ABC là một tam giác vuông cân.

b) Tìm toạ độ của điểm D sao cho tứ giác ABDC là một hình vuông.

Lời giải:

a) Với A(2;–1), B(1; 4) và C(7; 0) ta có:

 

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 

Do đó AB = CA =26

Nên tam giác ABC cân tại A               (1)

Mặt khác: BC2=2132=52

Và AB2+AC2=262+262=52

Þ BC2 = AB2 + AC2

Theo định lí Pythagoras đảo thì tam giác ABC vuông tại A        (2)

Từ (1) và (2) suy ra tam giác ABC vuông cân tại A với AB=AC=26;BC=213.

b)

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vì ABC là tam giác vuông cân

Nên để ABDC là hình vuông thì tứ giác ABDC là hình bình hành

CA=DB

Gọi D(xD; yD) và có A(2;–1), B(1; 4), C(7; 0).

CA=5;1và DB=1xD;4yD

Do đó CA=DB5=1xD1=4yD

xD=6yD=5 Þ D(6; 5).

Vậy tọa độ điểm D cần tìm là D(6; 5).

Bài 4.24 trang 58 SBT Toán 10 Tập 1: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho hai điểm M(–2; 1) và N(4; 5).

a) Tìm toạ độ của điểm P thuộc Ox sao cho PM = PN.

b) Tìm toạ độ của điểm Q sao cho MQ=2PN.

c) Tìm toạ độ của điểm R thoả mãn RM+2RN=0. Từ đó suy ra P, Q, R thẳng hàng.

Lời giải:

a) Gọi P(a; 0) là điểm thuộc tia Ox.

Với M(–2; 1) và N(4; 5) ta có:

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

 Do đó PM = PN 2a2+12=4a2+52

Û (–2 – a)2 + 12 = (4 – a)2 + 52

Û 4 + 4a + a2 + 1 = 16 – 8a + a2 + 25

Û 12a = 36

Û a = 3.

Vậy P(3; 0).

b) Giả sử điểm Q có tọa độ là Q(x; y).

Với M(–2; 1), N(4; 5) và P(3; 0) ta có:

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Do đó MQ=2PNx+2=2y1=10

x=0y=11 Þ Q(0; 11).

Vậy Q(0; 11).

c) Giả sử R(x0; y0) là điểm cần tìm.

Với M(–2; 1) và N(4; 5) ta có:

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Do đó 

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+) Ta xét ba điểm: P(3; 0), Q(0; 11) và R2;113

PQ=3;11và QR=2;11311=2;223

Có: 32=11223 nên hai vectơ PQ và QR cùng phương

Do đó P, Q, R thẳng hàng

Vậy ba điểm P, Q, R thẳng hàng.

Giải SBT Toán 10 trang 59, 60 Tập 1

Bài 4.25 trang 59 SBT Toán 10 Tập 1: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho hai điểm M(–3; 2) và N(2; 7).

a) Tìm toạ độ của điểm P thuộc trục tung sao cho M, N, P thẳng hàng.

b) Tìm toạ độ của điểm Q đối xứng với N qua Oy.

c) Tìm toạ độ của điểm R đối xứng với M qua trục hoành.

Lời giải:

a) Giả sử P(0; yP) là điểm thuộc trục tung.

Với M(–3; 2) và N(2; 7) ta có:

MP=3;yP2 và NP=2;yP7

Ba điểm M, N, P thẳng hàng

MP và NP cùng phương

32=yP2yP7 (với yP ≠ 7)

Û 3.(yP – 7) = –2.(yP – 2)

Û 3.yP – 21 = –2yP + 4

Û 3.yP + 2yP = 4 + 21

Û 5.yP = 25

Û yP = 5 (thỏa mãn)

Vậy P(0; 5).

b)

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vì Q đối xứng với N(2; 7) qua Oy nên:

+ Hoành độ của điểm Q là số đối của hoành độ điểm N;

+ Tung độ của điểm Q bằng với tung độ của điểm N.

Do đó Q(–2; 7).

Vậy Q(–2; 7).

c)

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vì R đối xứng với M(–3; 2) qua trục hoành nên:

+ Hoành độ của điểm R bằng hoành độ điểm M;

+ Tung độ của điểm R bằng số đối của tung độ điểm M.

Do đó R(–3; –2).

Vậy R(–3; –2).

Bài 4.26 trang 60 SBT Toán 10 Tập 1: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho hai điểm C(1; 6) và D(11; 2).

a) Tìm toạ độ của điểm E thuộc trục tung sao cho vectơ EC+ED có độ dài ngắn nhất.

b) Tìm toạ độ của điểm F thuộc trục hoành sao cho 2FC+3FD đạt giá trị nhỏ nhất.

c) Tìm tập hợp các điểm M sao cho MC+MD=CD.

Lời giải:

a) Giả sử E(0; yE) là điểm thuộc trục tung.

Với C(1; 6) và D(11; 2) ta có:

EC=1;6yE và ED=11;2yE

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vì (8 – 2yE)2 ≥ 0  yE

Nên 122 + (8 – 2yE)2 ≥ 122  yE

Hay 122+82yE212  yE

EC+ED12  yE

Do đó độ dài của vectơ EC+ED nhỏ nhất bằng 12

Dấu “=’ xảy ra Û 8 – 2yE = 0

Û yE = 4

Vậy với E(0; 4) thì vectơ EC+ED có độ dài ngắn nhất.

b) Giả sử F(a; 0) thuộc trục hoành.

Với C(1; 6) và D(11; 2) ta có:

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vì (35 – 5a)2 ≥ 0 a

Nên (35 – 5a)2 + 182 ≥ 182 a

Hay 355a2+182 a

2FC+3FD18 a

Do đó độ dài của vectơ 2FC+3FD nhỏ nhất bằng 18

Dấu “=’ xảy ra Û 35 – 5a = 0

Û a = 7

Vậy với F(7; 0) thì 2FC+3FD đạt giá trị nhỏ nhất.

c) Giả sử M(x ; y) là tọa độ điểm thỏa mãn MC+MD=CD.

Với C(1; 6) và D(11; 2) ta có:

+) CD=10;4

CD=CD=102+42=116=229

Gọi I là trung điểm của CD, khi đó ta có:

• Tọa độ của I là: xI=1+112=6yI=6+22=4 Þ I(6; 4).

• MC+MD=2MI

MC+MD=2MI=2.MI

Ta có

MC+MD=CD2MI=CD

IM=CD2=2292=29.

Do đó tập hợp điểm M là đường tròn tâm I(6; 4) và bán kính R=29.

Giải SBT Toán 10 trang 61, 62 Tập 1

Bài 4.27 trang 61 SBT Toán 10 Tập 1: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ba điểm A(1; 2), B(3; 4) và C(2; –1).

a) Chứng minh rằng A, B, C là ba đỉnh của một tam giác. Tìm toạ độ trọng tâm của tam giác đó.

b) Tìm toạ độ tâm I của đường tròn ngoại tiếp và trực tâm H của tam giác ABC.

Lời giải:

a) Với ba điểm A(1; 2), B(3; 4) và C(2; –1) ta có:

+) AB=2;2

+) AC=1;3

Do 2123 nên hai vectơ AB và AC không cùng phương

Do đó ba điểm A, B, C không thẳng hàng nên tạo thành một tam giác.

Gọi G(x; y) là tọa độ trọng tâm của tam giác ABC

x=1+3+23=2y=2+4+13=53 G2;53

Vậy G2;53

b) * Tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Gọi I(a; b) là tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Khi đó IA = IB = IC.

Với ba điểm A(1; 2), B(3; 4) và C(2; –1) ta có:

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Do đó IA = IB = IC Û IA2 = IB2 = IC2

Û (1 – a)2 + (2 – b)2 = (3 – a)2 + (4 – b)2 = (2 – a)2 + (–1 – b)2

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Tìm tọa độ trực tâm H của tam giác ABC.

Gọi H(x0; y0) là tọa độ trực tâm của tam giác ABC.

Vì H là trực tâm của tam giác ABC nên theo kết quả của Bài 4.15, phần a) trang 54 ta có AH=2IM (với M là trung điểm của BC).

Với A(1; 2), B(3; 4), C(2; –1) và I154;54 ta có:

• Trung điểm M của BC có tọa độ là:  

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ta có: 

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy I154;54 và H32;52.

Bài 4.28 trang 62 SBT Toán 10 Tập 1: Để kéo đường dây điện băng qua một hồ hình chữ nhật ABCD với độ dài AB = 200 m, AD = 180 m, người ta dự định làm 4 cột điện liên tiếp cách đều, cột thứ nhất nằm trên bờ AB và cách đỉnh A khoảng cách 20 m, cột thứ tư nằm trên bờ CD và cách đỉnh C khoảng cách 30 m. Tính các khoảng cách từ vị trí các cột thứ hai, thứ ba đến các bờ AB, AD.

Lời giải:

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho các đỉnh của hình hồ hình chữ nhật có các tọa độ là A(0; 0), B(200; 0), C(200; 180) và D(0; 180).

Gọi vị trí các cột điện được trồng là C1, C2, C3 và C4.

Vì vị trí cột điện thứ nhất C1 nằm trên bờ AB và cách A một khoảng 20 m nên trong hệ trục tọa độ đã chọn, điểm C1(20; 0).

Vị trí cột điện thứ tư nằm trên bờ CD và cách C một khoảng 30 m nên khoảng cách từ C4 đến D là 170 m. Khi đó trong hệ trục tọa độ đã chọn, điểm C4(170; 180).

Vì bốn cột điện được trồng liên tiếp nhau và cách đều trên một đường thẳng nên:

C1C2 = C2C= C3C4

Þ C1C2 = 13C1C4 và C1C3 = 23C1C4.

C1C2=13C1C4 và C1C3=23C1C4

Giả sử C2(a; b) và C3(x; y).

Với C1(20; 0), C4(170; 180) ta có:

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Sách bài tập Toán 10 Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy khoảng cách từ cột điện thứ hai đến bờ AB là 60 m và đến bờ AD là 70 m.

Khoảng cách từ cột điện thứ ba đến bờ AB là 120 m và đến bờ AD là 120 m.

Xem thêm các bài giải SBT Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Tích của một vectơ với một số

Bài 11: Tích vô hướng của hai vectơ

Bài tập cuối chương 4

Bài 12: Số gần đúng và sai số

Lý thuyết Vectơ trong mặt phẳng tọa độ

1. Tọa độ của vectơ

– Trục tọa độ (còn gọi là trục, hay trục số) là một đường thẳng mà trên đó đã xác định một điểm O và một vectơ i có độ dài bằng 1. Điểm O gọi là gốc tọa độ, vectơ i gọi là vectơ đơn vị của trục. Điểm M trên trục biểu diễn số x0 nếu OM=x0i

– Trên mặt phẳng với một đơn vị đo độ dài cho trước, xét hai trục Ox, Oy có chung gốc O và vuông góc với nhau. Kí hiệu vectơ đơn vị của trục Ox là i, vectơ đơn vị của trục Oy là j. Hệ gồm hai trục Ox, Oy như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Oxy. Điểm O gọi là gốc tọa độ, trục Ox gọi là trục hoành, trục Oy gọi là trục tung. Mặt phẳng chứa hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy hay mặt phẳng Oxy.

Lý thuyết Toán 10 Kết nối tri thức Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ

– Mỗi vectơ u trên mặt phẳng Oxy, có duy nhất cặp số (x0; y0) sao cho u=x0i+y0j.

Ta nói vectơ u có tọa độ (x0; y0) và viết u = (x0; y0) hay u(x0; y0). Các số x0, y0 tương ứng được gọi là hoành độ, tung độ của u.

– Hai vectơ bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cùng tọa độ.

u(x;y)=v(x';y')x=x'y=y'.

Ví dụ : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, u = (2; –4). Hãy biểu diễn vectơ u qua vectơ i và j.

Hướng dẫn giải

Vì u = (2; –4) nên u=2i+(4)j=2i4j

Vậy u=2i4j.

2. Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ

Cho hai vectơ u = (x; y) và v = (x’; y’). Khi đó :

u + v = (x + x’ ; y + y’) ;

u – v = (x – x’ ; y – y’) ;

u = (kx ; ky) với k .

Ví dụ : Cho u = (2; 3), = (–1; 2).

a) Tìm tọa độ của u + vu – v.

b) Tìm tọa độ của vectơ 4u.

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

u + v = (2 + (–1); 3 + 2) = (1; 5)

u – v = (2 – (–1); 3 – 2) = (3; 1).

Vậy u + v = (1; 5) ; u – v = (3; 1).

b) 4u = (4.2 ; 4.3) = (8; 12)

Vậy 4u = (8; 12).

Nhận xét:

– Vectơ v(x’; y’) cùng phương với vectơ u(x; y) ≠ 0 khi và chỉ khai tồn tại số k sao cho x’ = kx, y’ = ky (hay là x'x=y'y nếu xy ≠ 0).

– Nếu điểm M có tọa độ (x; y) thì vectơ OM có tọa độ (x; y) và độ dài |OM|=x2+y2.

– Với vectơ u = (x; y), ta lấy điểm M(x; y) thì u = OM. Do đó |u|=|OM|=x2+y2.

– Với hai điểm M(x; y) và N(x’ ; y’) thì và khoảng cách giữa hai điểm M, N là MN = |MN|=(x'x)2+(y'y)2.

Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(1; –2), B(3; 2), C(7; 4).

a) Tìm tọa độ của các vectơ AB,BC.

b) So sánh các khoảng cách từ B tới A và C.

c) Ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?

Hướng dẫn giải

a) Ta có AB=(31;2(2))=(2;4);

BC=(73;42)=(4;2).

b) Các khoảng cách từ B đến A và C lần lượt là:

AB = |AB|=22+42=20=25;

BC = |BC|=42+22=20=25.

Suy ra AB = BC = 25.

Vậy khoảng cách từ B đến A bằng khoảng cách từ B đến C.

c) Hai vectơ AB=(2;4) và BC=(4;2) không cùng phương (vì 2442).

Do đó các điểm A, B, C không cùng nằm trên cùng một đường thẳng.

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Chú ý:

- Trung điểm M của đoạn thẳng AB có tọa độ là xA+xB2;yA+yB2.

- Trọng tâm G của tam giác ABC có tọa độ là xA+xB+xC3;yA+yB+yC3.

Đánh giá

0

0 đánh giá