Giải SBT Hóa 11 Bài 16 (Cánh diều): Alcohol

2.8 K

Với giải sách bài tập Hóa học 11 Bài 16: Alcohol sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 16: Alcohol

Giải SBT Hóa học 11 trang 50

Bài 16.1 trang 50 SBT Hóa học 11: Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C3H8O và phổ hồng ngoại có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3 650 − 3 200 cm−1 

A. 2.                      B. 3.                       C.4.                        D. 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

3 650 − 3 200 cm−1 là tín hiệu đặc trưng của liên kết O−H. Vậy C3H7OH có 2 đồng phân cấu tạo.

CH3 – CH2 – CH2OH và CH3 – CHOH − CH3.

Bài 16.2 trang 50 SBT Hóa học 11: Isoamyl alcohol có trong thành phần thuốc thử Kovax (loại thuốc thử dùng để xác định vi khuẩn). Isoamyl alcohol có công thức cấu tạo là (CH3)2CHCH2CH2OH. Tên thay thế của hợp chất này là

A. 3-methylbutan-l-ol.                         B. isobutyl alcohol.

C. 3,3-dimethylpropan-l-ol.                 D. 2-methylbutan-4-ol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

(CH3)2CHCH2CH2OH: 3-methylbutan-l-ol.  

Bài 16.3 trang 50 SBT Hóa học 11: Cồn 70o là dung dịch ethyl alcohol, được dùng để sát trùng vết thương. Mô tả nào sau đây về cồn 70o là đúng?

A. 100 gam dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.

B. 100 mL dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.

C. 1 000 gam dung dịch có 70 mol ethyl alcohol nguyên chất.

D. 1 000 mL dung dịch có 70 mol ethyl alcohol nguyên chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong 100 mL dung dịch cồn 70o có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.

Bài 16.4 trang 50 SBT Hóa học 11: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong phân tử alcohol có nhóm −OH.

(b) Ethyl alcohol dễ tan trong nước vì phân tử alcohol phân cực và alcohol có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử nước.

(c) Hợp chất C6H5OH là alcohol thơm, đơn chức.

(d) Nhiệt độ sôi của CH3−CH2−CH2OH cao hơn của CH3−O−CH2CH3.

(e) Có 5 alcohol đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H10O.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                      B. 5.                       C. 4.                       D. 3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các phát biểu đúng là (a), (b), (d).

Phát biểu (c) sai vì C6H5OH không phải là alcohol do có nhóm OH gắn với C không no.

Phát biểu (e) sai vì ứng với công thức C4H10O có 4 đồng phân alcohol.

Giải SBT Hóa học 11 trang 51

Bài 16.5 trang 51 SBT Hóa học 11: Geraniol có mùi thơm của hoa hồng và thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa. Công thức của geraniol như bên:

Geraniol có mùi thơm của hoa hồng và thường được sử dụng

Chọn các phát biểu đúng về geraniol.

(a) Công thức phân tử có dạng CnH2n−3OH.

(b) Tên của geraniol là cis-3,7-dimethylocta-2,6-dien-l-ol.

(c) Geraniol là alcohol thơm, đơn chức.

(d) Oxi hoá geraniol bằng CuO, đun nóng thu được một aldehyde.

Lời giải:

Đáp án đúng là: (a), (b), (d)

Phát biểu (c) sai vì: Geraniol là alcohol không no, đơn chức.

Bài 16.6 trang 51 SBT Hóa học 11: Alcohol nào sau đây không có phản ứng tách nước tạo ra alkene?

A. CH3CH(OH)CH3.                           B. CH3OH.

C. CH3CH2CH2OH.                             D. CH3CH2OH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Alkene có phân tử nhỏ nhất là ethylene (C2H4), do đó CH3OH không có phản ứng tách nước tạo alkene.

Bài 16.7 trang 51 SBT Hóa học 11: Chất X có công thức đơn giản nhất là C2H5O, hoà tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh đậm. Số đồng phân cấu tạo thoả mãn tính chất của X 

A. 2.                      B. 5.                       C. 4.                       D. 3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chất X tác dụng được với dd Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh đậm.

Þ X là ancohol đa chức có ít nhất 2 nhóm –OH kề nhau.

CTPT X: (C2H5O)n

TH1: n = 2 ⇒ CTPT: C4H10O2 ⇒ công thức của X là C4H8(OH)2.

Công thức cấu tạo thoã mãn:

CH2OHCH2OHCH2CH3

CH3CHOHCHOHCH3;

CH3CH(OH)(CH3)CH2OH

TH2: n = 3 ⇒ CTPT: C6H15O3 ⇒ công thức của X là C6H12(OH)3 (không thỏa mãn)

Vậy có 3 CTCT thỏa mãn.

Bài 16.8 trang 51 SBT Hóa học 11: Cho các loại hợp chất hữu cơ:

(1) alkane;              (2) alcohol no, đơn chức, mạch hở;

(3) alkene;              (4) alcohol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở;

(5) alkyne;             (6) alkadiene.

Dãy nào sau đây gồm các loại chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O?

A. (l) và (3).          B. (2) và (6).          C. (3) và (4).          D. (4) và (5).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các alkene có công thức chung là CnH2n (n ≥ 2) khi tham gia phản ứng cháy đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O.

Alcohol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở có công thức tổng quát: CnH2nO (n ≥ 2) khi tham gia phản ứng cháy cho số mol CO2 bằng số mol H2O.

Bài 16.9 trang 51 SBT Hóa học 11: Hãy nối một chất ở cột A với một hoặc nhiều thông tin về phân loại alcohol ở cột B cho phù hợp.

Cột A

Cột B

a) CH3CH2OH

1. Alcohol bậc một

b) (CH3)3COH

2. Alcohol bậc hai

c) CH3CH=CHCH2OH

3. Alcohol bậc ba

d) CH3CH(OH)CH3

4. Alcohol no

 

5. Alcohol không no

Lời giải:

Đáp án đúng là:

a nối với 1, 4;

b nối với 3, 4;

c nối với 1, 5;

d nối với 2, 4.

Giải SBT Hóa học 11 trang 52

Bài 16.10 trang 52 SBT Hóa học 11: Điền các thông tin thích hợp vào ô trống để hoàn thành bảng mô tả về các đồng phân có công thức phân tử C3H8O sau:

Công thức cấu tạo

…(1)…

…(2)…

…(3)…

Tên gọi

Ethyl methyl ether

…(4)…

…(5)…

Loại nhóm chức

Ether

Alcohol bậc một

Alcohol bậc hai

Phản ứng với Na

…(6)…

…(7)…

…(8)…

Phản ứng với CuO, to

…(9)…

…(10)…

…(11)…

Lời giải:

(1) CH3–CH2–O–CH3

(2) CH3–CH2–CH2–OH

(3) CH3–CH(OH)–CH3

(4) propan-l-ol      

(5) propan-2-ol

(6) không xảy ra

(7) tạo ra H2

(8) tạo ra H2

(9) không xảy ra   

(10) tạo ra aldehyde

CH3–CH2–CHO

(11) tạo ra ketone

CH3–CO–CH3.

Bài 16.11 trang 52 SBT Hóa học 11: Tìm thông tin thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi phát biểu sau.

a) Propane-1,2,3-triol có tên thông thường là ……

b) Cho ethane-1,2-diol vào ống nghiệm có Cu(OH)2 và dung dịch NaOH, lắc nhẹ, hiện tượng quan sát được là ……    

c) Đun nóng hỗn hợp gồm ethanol, methanol và H2SO4 thu được tối đa …(1)… ether có công thức cấu tạo là …(2)…

d) Cho a mol alcohol R(OH)n phản ứng với Na (dư), thu được tối đa a mol khí H2. Giá trị của n là ……

Lời giải:

a) glycerol.

b) dung dịch có màu xanh đậm.

c) (1) 3; (2) CH3–O–CH3, C2H5–O–C2H5, CH3–O–C2H5.

d) 2.

Bài 16.12 trang 52 SBT Hóa học 11: Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho thấy phần trăm khối lượng ba nguyên tố C, H và O lần lượt là 64,86%; 13,51% và 21,63%. Phổ MS của X được cho trên Hình 16.

Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho thấy phần trăm

a) Tìm công thức phân tử của X.

b) Phổ hồng ngoại của X có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3 650 − 3 200 cm−1. Viết công thức cấu tạo có thể có của X.

c) Oxi hoá X bằng CuO, đun nóng, thu được một aldehyde có mạch carbon phân nhánh. Tìm công thức cấu tạo đúng và gọi tên X.

Lời giải:

a) Từ phần trăm nguyên tố của X, xác định được công thức đơn giản nhất của X  C4H10O. Từ phổ MS của X cho thấy X có phân tử khối bằng 74.

 74n = 74  n = 1. Vậy công thức phân tử của X là C4H10O.

b) Do trên phổ IR của X có tín hiệu ở vùng 3 650 - 3 200 cm-1 nên X là một alcohol.

Công thức cấu tạo có thể có của X là:

CH3-CH2-CH2-CH2-OH,

CH3-CH(OH)-CH2-CH3,

(CH3)2CH-CH2-OH,

(CH3)3C-OH.

c) Do oxi hoá X bằng CuO, đun nóng, thu được một aldehyde có mạch carbon phân nhánh nên X có công thức cấu tạo là (CH3)2CH-CH2-OH và tên gọi là 2-methylpropan-l-ol.

Bài 16.13 trang 52 SBT Hóa học 11: Xylitol là chất tạo ngọt thiên nhiên; được dùng tạo vị ngọt cho kẹo cao su, là thực phẩm thân thiện với những người bị bệnh tiểu đường và các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Thực nghiệm cho biết, công thức phân tử của xylitol là C5H12O5, phân tử có mạch carbon không phân nhánh và 1,52 gam xylitol tác dụng với Na dư, tạo ra xấp xỉ 619,7 mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25oC, 1 bar). Hãy xác định công thức cấu tạo của xylitol.

Lời giải:

Số mol H2 là: 0,6197 : 24,790 ≈ 0,025 (mol).
Số mol xylitol là: 1,52 : 152 = 0,01 (mol).

Xylitol có công thức phân tử dạng CnH2n+2O5, giữa các nguyên tử không có liên kết ℼ, nên chỉ có nhóm OH tác dụng với Na tạo H2.

Đặt số nhóm OH trong phân tử xylitol là x, xylitol có dạng R(OH)x

2R(OH)x + 2xNa → 2R(ONa)x + xH2

0,01                                                0,025 (mol)

 x = 5

Một nguyên tử C chỉ liên kết tối đa với một nhóm -OH, do đó, công thức cấu tạo của xylitol là CH2OH[CHOH]3CH2OH.

Giải SBT Hóa học 11 trang 53

Bài 16.14 trang 53 SBT Hóa học 11: Củ sắn khô chứa 38% khối lượng là tinh bột, còn lại là các chất không có khả năng lên men thành ethyl alcohol.

a) Tính khối lượng ethyl alcohol thu được khi lên men 1 tấn sắn khô với hiệu suất của cả quá trình là 81%.

b) Xăng E5 có 5% thể tích là ethyl alcohol. Dùng toàn bộ lượng ethyl alcohol thu được ở trên để pha chế xăng E5. Tính thể tích xăng E5 thu được sau khi pha trộn, biết khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 kg L−1.

Lời giải:

a) Quá trình lên men:

(C6H10O5)n H2OenzymeC6H12O6 CO2enzymeC2H5OH

Từ quá trình trên, tính được khối lượng ethyl alcohol là:

                                           1000.38100.262.2.46.81100=174,8(kg).

b) Thể tích của ethyl alcohol là: 174,8 : 0,8 = 218,5 (L).

Thể tích xăng E5 sau khi pha trộn là: 218,5.100 : 5 = 4 370 (L).

Bài 16.15 trang 53 SBT Hóa học 11: Methyl tert-butyl ether (MTBE) có công thức cấu tạo CH3−O−C(CH3)3, là phụ gia pha vào xăng nhằm làm tăng chỉ số octane (chỉ số chống cháy, nổ) của xăng dầu.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo ra MTBE từ hai alcohol tương ứng. Vì sao phương pháp điều chế MTBE từ hai alcohol tương ứng không phù hợp để tổng hợp MTBE trong công nghiệp?

b) Trong công nghiệp, MTBE được sản xuất bằng phản ứng cộng methanol vào 2-methylpropene. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Lời giải:

a)

Methyl tert-butyl ether (MTBE) có công thức cấu tạo

Phương pháp điều chế MTBE từ hai alcohol tương ứng không phù hợp để tổng hợp MTBE trong công nghiệp vì sẽ thu được hỗn hợp ether.

b)

Methyl tert-butyl ether (MTBE) có công thức cấu tạo

Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Dẫn xuất halogen

Bài 16: Alcohol

Bài 17: Phenol

Bài 18: Hợp chất carbonyl

Bài 19: Carboxylic acid

Lý thuyết Alcohol

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxy (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.

- Bậc của alcohol chính là bậc của nguyên tử carbon no liên kết với nhóm hydroxy.

- Alcohol được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

+ Alcohol no, alcohol không no, acohol thơm.

+ Alcohol bậc 1, alcohol bậc 2, alcohol bậc 3.

2. Danh pháp

-Tên monoalcohol: tên hydrocarbon (bỏ e)-vị trí nhóm (-OH)-ol

-Tên polyalcohol: tên hydrocarbon-vị trí nhóm (-OH)-từ chỉ số lượng nhóm (-OH) (di, tri,…)+ol

II. Tính chất vật lý

-Nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon hoặc dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đương do tạo liên kết hydrogen liên phân tử.

-Do tạo liên kết hydrogen với nước nên các alcohol chứa từ 1 đến 3 nguyên tử carbon tan vô hạn trong nước.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong nhóm –OH

 

2. Phản ứng thế nhóm –OH tạo ether

 

3. Phản ứng tách H2O tạo alkene

- Phản ứng tách nước từ alkanol tạo alkene

 

- Có thể dự đoán sản phẩm chính, phụ của phản ứng dựa vào quy tắc Zaitsev.

4. Phản ứng oxi hóa

a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

- Các alcohol cháy, tỏa ra nhiều nhiệt:

Alcohol + oxygen → carbon dioxide + nước

b) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- Alcohol bậc 1 bị oxi hóa bằng CuO sinh ra aldehyde.

  (ảnh 1)

- Alcohol bậc 2 bị oxi hóa sinh ra ketone

  (ảnh 2)

- Alcohol bậc 3 không bị oxi hóa ở điều kiện này.

5. Phản ứng riêng của glycerol

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Được dùng làm nhiên liệu.

- Dùng làm dung môi trong pha nước nước hoa, sơn và vecni,…

- Là nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác.

2. Điều chế

a) Điều chế ethanol

- Quá trình lên men:

 (ảnh 3)

- Ở các nước có nền công nghiệp hóa chất phát triển:

 (ảnh 4)

b) Điều chế glycerol

  (ảnh 5)

Đánh giá

0

0 đánh giá