Giải SBT Hóa 11 Bài 15 (Cánh diều): Dẫn xuất halogen

2.7 K

Với giải sách bài tập Hóa học 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen

Giải SBT Hóa học 11 trang 48

Bài 15.1 trang 48 SBT Hóa học 11: Số đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C4H9Cl là

A. 3.                      B. 5.                       C. 4.                       D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các đồng phân cấu tạo của C4H9Cl là:

Số đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C4H9Cl là

Bài 15.2 trang 48 SBT Hóa học 11: Cho vài giọt bromobenzene vào ống nghiệm đã chứa sẵn nước, lắc nhẹ rồi để yên trong vài phút. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chất lỏng trong ống nghiệm phân thành hai lớp.

B. Xảy ra phản ứng thế halide, tạo ra hợp chất có công thức là C6H5OH.

C. Bromobenzene tan vào nước tạo ra chất lỏng màu vàng nâu.

D. Xảy ra phản ứng tách halide, tạo ra hợp chất có công thức là C6H4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Do bromobenzene không tan trong nước nên chất lỏng trong ống nghiệm phân thành hai lớp.

Bài 15.3 trang 48 SBT Hóa học 11: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Do phân tử phân cực nên dẫn xuất halogen không tan trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether.

(b) Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.

(c) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tuỳ thuộc vào khối lượng phân tử, bản chất và số lượng nguyên tử halogen.

(d) Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng trong tổng hợp các chất hữu cơ.

(e) Do liên kết C−X (X là F, Cl, Br, I) không phân cực nên dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiều phản ứng hoá học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: (b), (c), (d).

Phát biểu (a) và (e) sai vì:

Dẫn xuất halogen tan tốt trong các dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether và liên kết C–X phân cực.

Bài 15.4 trang 48 SBT Hóa học 11: Những thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng tạo sản phẩm chính là alcohol?

(a) Đun nóng C6H5CH2Cl trong dung dịch NaOH.

(b) Đun nóng hỗn hợp CH3CH2CH2Cl, KOH và C2H5OH.

(c) Đun nóng CH3CH2CH2Cl trong dung dịch NaOH.

(d) Đun nóng hỗn hợp CH3CHClCH=CH2, KOH và C2H5OH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: (a), (c).

Hai thí nghiệm (b) và (d) tạo ra sản phẩm là alkene.

Giải SBT Hóa học 11 trang 49

Bài 15.5 trang 49 SBT Hóa học 11: Thực hiện phản ứng tách HCl từ dẫn xuất CH3CH2CH2Cl thu được alkene X. Đem alkene X cộng hợp bromine thu được sản phẩm chính nào sau đây?

A. CH3CH2CH2Br.                    B. CH3CHBrCH3.

C. CH3CH2CHBr2.                     D. CH3CHBrCH2Br.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phương trình hóa học xảy ra là:

CH3CH2CH2Cl HClKOH/C2H5OH, to CH3CH=CH2

CH3CH=CH2 + Br2 → CH3CHBrCH2Br

Bài 15.6 trang 49 SBT Hóa học 11: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:

Freon-22 có công thức CHF2Cl, tên thay thế là …(1)… được dùng rất phổ biến trong máy điều hoà nhiệt độ và các máy lạnh năng suất trung bình. Freon-22 có phân tử khối nhỏ nên ở thể …(2)… trong điều kiện thường, năng suất làm lạnh cao nên được dùng rộng rãi. Loại chất này cũng …(3)… cho tầng ozone (mức độ không lớn) và gây hiệu ứng …(4)… làm Trái Đất nóng lên, vì vậy chất này đã bị hạn chế sử dụng theo công ước bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Lời giải:

(1) chlorodifluoromethane;

(2) khí;

(3) gây hại;

(4) nhà kính.

Bài 15.7 trang 49 SBT Hóa học 11: Hợp chất 2-bromo-2-chloro-1,1,1-trifluoroethane được sử dụng làm thuốc gây mê có tên gọi là halothane. Em hãy đề xuất phương pháp điều chế halothane từ 2-chloro-1,1,1-trifluoroethane bằng phản ứng thế. Viết phương trình hoá học của phản ứng.

Lời giải:

Điều chế halothane từ 2-chloro-1,1,1-trifluoroethane bằng phản ứng thế bromine.

CF3CH2Cl + Br2 → CF3CHBrCl + HBr

Bài 15.8 trang 49 SBT Hóa học 11: Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B). Phân tử khối của A bằng 126,5.

a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của A.

b) Chất A có phản ứng thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch NaOH, tạo ra chất E có mùi thơm, có khả năng hoà tan nhiều chất hữu cơ, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn nên được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất mĩ phẩm. Tìm công thức cấu tạo đúng của A. Viết phương trình hoá học của phản ứng.

c) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế trực tiếp A từ B, ghi rõ điều kiện của phản ứng.

Lời giải:

a) A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene nên công thức phân tử của A có dạng CnH2n−7Cl.

12n + 2n − 7 + 35,5 = 126,5 ⇒ n = 7 ⇒ Công thức phân tử của A là C7H7Cl.

Các công thức cấu tạo có thể có của A:

Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B)

b) A có phản ứng thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch NaOH nên công thức cấu tạo phù hợp của A  (4).

Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B)

c) Phương trình hóa học của phản ứng điều chế trực tiếp A từ B:

Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B)

Bài 15.9 trang 49 SBT Hóa học 11: Cho các chất sau:

Cho các chất sau trang 49 SBT Hóa học 11

a) Viết phương trình hoá học các phản ứng xảy ra khi cho hai chất trên vào dung dịch NaOH loãng, đun nóng.

b) So sánh khả năng tham gia phản ứng thế của dẫn xuất có dạng R−CH2Cl, R−CH=CH−CH2Cl, R−C6H4Cl với R là gốc hydrocarbon no.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

Cho các chất sau trang 49 SBT Hóa học 11

b) Khả năng tham gia phản ứng thế:

R−CH=CH−CH2Cl, R−CH2Cl > R−C6H4Cl.

Giải SBT Hóa học 11 trang 50

Bài 15.10 trang 50 SBT Hóa học 11: 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) được sử dụng làm chất diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng thực vật. Khi pha chế một dung dịch 2,4-D để phun kích thích sinh trưởng của cây trồng người ta làm như sau: Cân 0,1 g 2,4-D hoà tan trong 50 mL cồn 50o. Sau đó thêm nước cho đủ 100 mL.

a) Vì sao để pha dung dịch 2,4-D người ta pha trong cồn 50o?

b) Tính nồng độ dung dịch 2,4-D thu được theo đơn vị mg mL−1.

Lời giải:

a) Do 2,4-D kém tan trong nước, tan tốt trong ethanol nên đầu tiên người ta hoà tan trong cồn 50o, sau đó thêm nước cho đủ 100 mL.

b) Nồng độ dung dịch 2,4-D là: 100 : 100 = 1 (mg mL−1).

Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Dẫn xuất halogen

Bài 16: Alcohol

Bài 17: Phenol

Bài 18: Hợp chất carbonyl

Bài 19: Carboxylic acid

Lý thuyết Dẫn xuất halogen

I. Khái niệm, đồng phân và danh pháp

1. Khái niệm

- Khi thay thế nguyên tử hydrogen của phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

2. Đồng phân

- Đồng phân mạch carbon và đồng phân vị trí nhóm chức.

3. Danh pháp

- Tên thay thế của dẫn xuất halogen được gọi như sau:

Số chỉ vị trí nhóm thế-tên nhóm thế+tên mạch chính

- Một số dẫn xuất halogen được gọi theo tên thông thường.

II. Tính chất vật lý

- Chất có phân tử khối nhỏ (CH3F, CH3Cl, CH3Br) ở thể khí, các chất có phân tử khối lớn hơn thường ở thể lỏng.

- Hầu như không tan trong nước.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH

  (ảnh 1)

- Phản ứng này còn được gọi là phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen.

2. Phản ứng tách hydrogen halide

  (ảnh 2)

- Quy tắc Zaitsev: trong phản ứng tách HX ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử X ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử H ở nguyên C bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm chính.

IV. Ứng dụng của dẫn xuất halogen

Dẫn xuất halogen có nhiều ứng dụng trong đời sống, công nghiệp hóa chất và y học.

- Có thể được sử dụng làm dung môi.

- Một số dẫn xuất halogen được sử dụng để tổng hợp polymer.

- Được sử dụng để tổng hợp alcohol, ether,…

Đánh giá

0

0 đánh giá