Giải SBT Hóa 11 Bài 17 (Cánh diều): Phenol

2.2 K

Với giải sách bài tập Hóa học 11 Bài 17: Phenol sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 17: Phenol

Giải SBT Hóa học 11 trang 53

Bài 17.1 trang 53 SBT Hóa học 11: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

A. Phenol.             B. Ethanol.             C. Toluene.            D. Glycerol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phenol là chất rắn ở điều kiện thường.

Bài 17.2 trang 53 SBT Hóa học 11: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?

A. NaHCO3.          B. Na.                    C. NaOH.              D. Br2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phenol không phản ứng với NaHCO3.

Bài 17.3 trang 53 SBT Hóa học 11: Trong các chất sau, chất nào thuộc loại phenol?

Trong các chất sau, chất nào thuộc loại phenol?

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

Bài 17.4 trang 53 SBT Hóa học 11: Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1?

Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1?

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Vì chất C thuộc loại monophenol.

Giải SBT Hóa học 11 trang 54

Bài 17.5 trang 54 SBT Hóa học 11: Khi bị bỏng do tiếp xúc với phenol, cách sơ cứu đúng là rửa vết thương bằng dung dịch nào sau đây?

A. Giấm (dung dịch có acetic acid).

B. Dung dịch NaCl.

C. Nước chanh (dung dịch có citric acid).

D. Xà phòng có tính kiềm nhẹ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Vì phenol có tính acid yếu nên cần sử dụng xà phòng có tính kiềm nhẹ để trung hòa acid.

Bài 17.6 trang 54 SBT Hóa học 11: Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 − 35% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho,… Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên:

Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Công thức phân tử của catechin là C15H14O6.

B. Phân tử catechin có 5 nhóm OH phenol.

C. Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH.

D. Catechin thuộc loại hợp chất thơm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Phân tử catechin chỉ có 4 nhóm OH phenol, nhóm OH còn lại là alcohol.

Bài 17.7 trang 54 SBT Hóa học 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1 239,5 mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25oC, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của m là

A. 10,5.                 B. 7,0.                    C. 14,0.                  D. 21,0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong hỗn hợp X chỉ phenol phản ứng với NaOH.

⇒ Số mol phenol là: 0,5.0,1 = 0,05 (mol)

Hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1 239,5 mL khí H2

⇒ Số mol ethanol là: 1,2395.224,79− 0,05 = 0,05 (mol)

Vậy m = 0,05.94 + 0,05.46 = 7,0 (gam)

Bài 17.8 trang 54 SBT Hóa học 11: Picric acid có nhiều ứng dụng trong y học (định lượng creatinine để chẩn đoán và theo dõi tình trạng suy thận; khử trùng và làm khô da khi điều trị bỏng,…), trong quân sự (sản xuất đạn, thuốc nổ,…), trong phòng thí nghiệm (nhuộm mẫu, làm thuốc thử,…).

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế picric acid từ phenol.

b) Giải thích vì sao trong phòng thí nghiệm thường bảo quản picric acid trong lọ dưới một lớp nước và trong quá trình làm việc với picric acid, tránh để acid tiếp xúc với kim loại?

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

Picric acid có nhiều ứng dụng trong y học định lượng creatinine

b) Phân tử picric acid dễ gây cháy, nổ mạnh nên để an toàn, thường bảo quản picric acid trong lọ dưới một lớp nước. Mặt khác, picric acid có tính acid mạnh, phản ứng với kim loại toả nhiệt, tạo muối picrate cũng dễ gây cháy nổ.

Giải SBT Hóa học 11 trang 55

Bài 17.9 trang 55 SBT Hóa học 11: Phân tử chất A có một nguyên tử oxygen và một vòng benzene. Trong A, phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H và O lần lượt là: 77,78%; 7,41% và 14,81%.

a) Tìm công thức phân tử của A.

b) Cho một lượng chất A vào ống nghiệm đựng nước, thấy A không tan. Thêm tiếp dung dịch NaOH vào ống nghiệm, khuấy nhẹ, thấy A tan dần. Tìm công thức cấu tạo có thể có của A.

c) Chất B (phân tử có vòng benzene) là một trong số các đồng phân của A. Chất B không tác dụng với Na, không tác dụng với NaOH. Tìm công thức cấu tạo và gọi tên B.

Lời giải:

a) Đặt công thức của A là CxHyO.

Khối lượng mol của A là: 1614,81.100 = 108 (g mol–1).

x = 77,7812.100.108 = 7; y = 7,41100.108 = 8.

Vậy công thức phân tử của A là C7H8O.

b) Thí nghiệm chứng tỏ A không tan trong nước, A tác dụng với NaOH, vậy A là phenol. Công thức cấu tạo của A là một trong số ba công thức cấu tạo sau:

Phân tử chất A có một nguyên tử oxygen và một vòng benzene

c) Chất B là một trong số các đồng phân (có vòng benzene) của A. Chất B không tác dụng với Na, không tác dụng với NaOH nên B là methyl phenyl ether:

Phân tử chất A có một nguyên tử oxygen và một vòng benzene

Bài 17.10 trang 55 SBT Hóa học 11: Trong vỏ quả cây vanilla có hợp chất mùi thơm dễ chịu, tên thường là vanillin. Công thức cấu tạo của vanillin là:

Trong vỏ quả cây vanilla có hợp chất mùi thơm dễ chịu

a) Viết công thức phân tử của vanillin.

b) Dự đoán khả năng tan trong nước, trong ethanol và trong dung dịch kiềm như NaOH, KOH của vanillin.

c) Mẫu vanillin đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm cần có trên 99% về khối lượng là vanillin. Để định lượng một mẫu vanillin, người ta làm như sau: Hoà tan 0,120 gam mẫu trong 20 mL ethanol 96% và thêm 60 mL nước cất, thu được dung dịch X. Biết X phản ứng vừa đủ với 7,82 mL dung dịch NaOH nồng độ 0,1 M và tạp chất trong mẫu không phản ứng với NaOH. Mẫu vanillin trên có đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm không?

Lời giải:

a) Công thức phân tử của vanillin: C8H8O3.

b) Vanillin khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol, tan trong dung dịch kiềm.

c) Số mol NaOH là: 7,82.0,11000 = 7,82 .10–4 (mol)

HOC6H3(OCH3)(CHO) + NaOH → NaOC6H3(OCH3)(CHO) + H2O

Số mol vanillin C8H8O3 bằng số mol NaOH và bằng 7,82.10–4 mol.

Phần trăm khối lượng vanillin trong mẫu trên là: 7,82.104.1520,12.100% = 99,05%.

Mẫu vanillin trên đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm.

Bài 17.11 trang 55 SBT Hóa học 11: Cho biết ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, xảy ra phản ứng thế nguyên tử halogen (liên kết trực tiếp với vòng benzene) bằng nhóm –OH.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi đun nóng hỗn hợp chlorobenzene và dung dịch NaOH đặc, dư ở nhiệt độ 300oC, áp suất 200 bar.

b) Lập sơ đồ điều chế phenol từ benzene và các chất vô cơ.

c) Tính khối lượng benzene cần thiết để điều chế được 9,4 kg phenol theo sơ đồ ở phần b), biết hiệu suất của cả quá trình là 42%.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

Cho biết ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, xảy ra phản ứng

b) Sơ đồ điều chế phenol từ benzene và các chất vô cơ.

Cho biết ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, xảy ra phản ứng

c) Khối lượng benzene cần thiết là: 9,4.78.10094.42 = 18,57 (kg).

Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Dẫn xuất halogen

Bài 16: Alcohol

Bài 17: Phenol

Bài 18: Hợp chất carbonyl

Bài 19: Carboxylic acid

Lý thuyết Phenol

I. Khái niệm

1. Khái niệm

- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

- Phenol đơn giản nhất là C6H5-OH.

2. Phân loại

-Monophenol: những phenol trong phân tử chứa một nhóm –OH.

-Polyphenol: những phenol trong phân tử chứa nhiều nhóm –OH.

II. Tính chất vật lý

- Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn, không màu.

- Tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.

- Khi để lâu, phenol bị chuyển sang màu hồng do bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí.

- Phenol rất độc, khi tiếp xúc với da phenol gây bỏng.

III. Tính chất hóa học

1. Tính acid của phenol

- Phenol thể hiện tính acid yếu, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

a) Phản ứng với dung dịch NaOH

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

b) Phản ứng với dung dịch sodium carbonate

  (ảnh 1)

2. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene

a) Phản ứng với nước bromie

  (ảnh 2)

b) Phản ứng với dung dịch HNO3 đặc

  (ảnh 3)

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất: sản xuất nhựa epoxy, sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ,…

- Phenol còn được sử dụng trong y học: làm chất khử trùng, tẩy uế, thuốc chữa đau họng.

2. Điều chế

- Trong công nghiệp phenol được sản xuất theo sơ đồ sau:

 (ảnh 4)

- Phenol cũng được tách ra từ nhựa than đá trong quá trình luyện cốc.

Đánh giá

0

0 đánh giá