Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Lấy điểm M thuộc cạnh huyền BC

2.3 K

Với giải Bài 25 trang 97 SBT Toán lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Hình chữ nhật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 5: Hình chữ nhật

Bài 25 trang 97 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Lấy điểm M thuộc cạnh huyền BC. Gọi D,E lần lượt là hình chiếu của điểm M trên đường thẳng AB,AC.

a) Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?

b) Gọi I là trung điểm của DE. Chứng minh ba điểm A,I,M thẳng hàng

c) Chứng minh khi điểm M thay đổi vị trí trên cạnh BC thì chu vi của tứ giác ADME không đổi.

Lời giải:

Sách bài tập Toán 8 Bài 5 (Cánh diều): Hình chữ nhật (ảnh 5)

a) Tứ giác ADME có DAE^=AEM^=MDA^=90 nên ADME là hình chữ nhật.

b) Do ADME là hình chữ nhật nên hai đường chéo DE và AM cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Mà I là trung điểm của DE, suy ra I là trung điểm của AM. Vậy ba điểm A<I,M thẳng hàng.

c) Do ADME là hình chữ nhật nên DM//AC. Suy ra BMD^=ACB^ (hai góc so le trong). Mà ABC^=ACB^=45 (vì tam giác ABC vuông cân tại A, suy ra BMD^=ABC^=45. Do đó, tam giác BDM cân tại D. Suy ra BD=DM.

Chu vi hình chữ nhật ADME là: 2(AD+DM)=2(AD+BD)=DM

Mà AB không đổi nên chu vi của tứ giác ADME không đổi.

d)     

Sách bài tập Toán 8 Bài 5 (Cánh diều): Hình chữ nhật (ảnh 6)

Do ADME là hình chữ nhật nên AM=DE

Suy ra DE có độ dài nhỏ nhất khi AM có độ dài nhỏ nhất. vậy M là hình chiếu của A trên đường thẳng BC.

Trong tam giác ABC vuông cân tại A ta có

AC=AB=2cm và BC2=AB2+AC2=8

Suy ra BC=8cm

ΔABM=ΔACM (cạnh góc vuông – góc nhọn). Suy ra BM=CM=BC2=2cm

Tam giác ABM vuông tại M có ABM^=45 nên BAM^=ABM^=45. Suy ra tam giác ABM vuông cân tại M. Do đó AM=BM=2cm. Vậy DE=2cm.

Đánh giá

0

0 đánh giá