Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go hay nhất

Tải xuống 6 3.5 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

§7. ĐỊNH LÍ PY-TA-GO

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học sinh nắm được định lí Py-ta-go về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vuông và định lí py-ta-go đảo.
  2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí Py-ta-go đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.
  3. Thái độ: Biết vận dụng kiến thức học trong bài vào thực tế.
  4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm vững định lí Py-ta-go về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vuông và định lí py-tago đảo để nhận biết tam giác vuông. Bước đầu biết vận dụng giải bài tập.
  5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, hợp tác, tự học.

- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: Bảng phụ ghi đề bài tập, định lí Py-ta-go (thuận, đảo), bài giải một số bài tập. Hai tấm bìa màu hình vuông có cạnh bằng a + b và tám tờ giấy trắng hình tam giác vuông bằng nhau, có độ dài hai cạnh góc vuông là a và b.
  2. Học sinh: Đọc bài đọc thêm giới thiệu định lí thuận, đảo. Thước thẳng, êke, compa, máy tính bỏ túi.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

(MĐ1)

Thông hiểu

(MĐ2)

Vận dụng thấp

(MĐ3)

Vận dụng cao

(MĐ4)

1. Định lí Py-ta-go.

Biết phát biểu định lí Py-ta-go.

 

Biết vận dụng  định lí Py-ta-go vào giải bài toán tính cạnh của tam giác vuông.

 

2. Định lí Py-ta-go đảo.

Biết phát biểu định lí Py-ta-go đảo.

Biết kiểm tra bộ ba số tạo thành một tam giác vuông hay không.

 

 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Kiểm tra bài cũ: Không

A. KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (2’)

(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/ Kỹ thuật động não

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn.

(5) Sản phẩm: Không

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giới thiệu về nhà toán học Py-ta-go: Py-ta-go sinh trưởng trong một gia đình quí tộc ở đảo Xa-mốt, một đảo giàu có ở ven biển Ê-giê thuộc Địa trung Hải. Ông sống trong khoảng năm 570 đến  năm 500 trước công nguyên. Từ nhỏ, Py-ta-go đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường. Ông đã đi nhiều nơi trên  thế giới và trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lí, âm nhạc, yhọc, triết học.

Một trong những công trình nổi tiếng của ông là hệ thức giữa độ dài các cạnh của tam giác vuông, đó chính là định lí Py-ta-go mà hôm nay chúng ta học.

 

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2. Định lí Py-ta-go. (20’)

(1) Mục tiêu: Học sinh nắm được định lý py-ta-go

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, thước, êke.

(5) Sản phẩm: Học sinh biết cách biểu diễn định lý py-ta-go dưới dạng hình vẽ và tóm tắt dưới dạng GT, KL. Có kĩ năng sử dụng định lý py-ta-go để tính cạnh góc vuông chưa biết

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của  HS

NL hình

thành

1. Định lí Pytago:

?1 Vẽ tam giác vuông có các cạnh góc vuông là 3cm và 4 cm. Đo độ dài      B

Cạnh huyền.

a) Diện tích phần hình vuông bị gạch chéo là c2

b) Diện tích hai hình vuông bị gạch chéo là a2 + b2

c) c2 = a2 +b2

 

 

*Định lý: (Sgk/130)

ABC, Â = 90

=> BC2 = AB2 + AC2

?3  a) DABC vuông tại B nên 

AB2 + BC2 = AC2

hay AB2 + 82 = 102

Þ AB2 = 102 – 82 = 36 = 62

Þ x = AB = 6 

b) DDEF vuông tại D nên ta có: DE2 + DF2 = EF2

hay 12 + 1= EF2

Þ EF2 = 1 + 1 = 2

Þ x =  EF = .

Cho học sinh làm  

GV gọi 1 HS lên bảng vẽ (sử dụng quy ước 1cm trên bảng)

H: Hãy cho biết độ dài cạnh huyền của tam giác vuông?

- Các độ dài 3, 4, 5 có mối quan hệ gì?

-Thực hiện  

GV: Đưa bảng phụ có dán sẵn hai tầm bìa màu hình vuông có cạnh (a + b)

- Yêu cầu HS xem Sgk/129, H.121và H.122 sau đó mời 4 HS lên bảng ghép hình.

- Ở hình 121, phần bìa không bị che lấp  là một hình vuông có cạnh bằng c, hãy tính diện  tích phần bìa đó theo c?

- Ở hình 122,  phần bìa không bị che lấp gồm hai hình vuông có cạnh là a và b, hãy tính diện tích phần bìa đó theo a và b?

H: Có nhận xét gì về diện tích phần bìa không bị che lấp ở hai hình? Giải thích?

 

- Từ đó rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa c2

a2 + b2?

H: Hệ thức c2 = a2 +b2 nói lên điều gì về quan hệ 3 cạnh của tam giác vuông?

GV: Đó chính là nội dung định lí Pytago.

Gọi Hs lên bảng ghi định lí  dưới  dạng ký hiệu?

H: ABC vuông tại A ta có đẳng thức nào?

Từ đó AB2 = ?; AC2 = ?

- Đọc phần lưu ý Sgk/130

- Yêu cầu HS làm  

H: Kết quả tìm được bằng bao nhiêu?

 

 

 

 

 

 

HS làm  

HS: Cả lớp vẽ hình vào vở

Một HS lên bảng vẽ HS:  độ dài cạnh huyền của tam giác vuông là 5cm.

 

- Thực hiện  

 

- HS xem Sgk/129, hình 121 và hình 122,

 

 

HS lên bảng.

 

HS:  diện  tích phần bìa đó bằng c2.

 

 

 

HS:  diện  tích phần bìa đó bằng a+b2

 

 

 

HS: Diện tích phần bìakhông bị che lấp ở hai hình bằng nhau vì đều bằng diện tích hình vuông trừ đi diện tích 4 tam giác vuông

HS: Vậy c2 = a2 + b2

HS: Hệ thức này cho biết trong tam giác vuông, bình phương  độ dài cạnh huyền bằng tổng các bình phương độ dài hai cạnh góc vuông.

- Vài HS đọc to định lí Pytago

 

HS: Trả lời.

 

- Đọc phần lưu ý Sgk

 

HS: Vận dụng  làm ?3

 

HS: trình bày miệng

Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân,  tự học.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân,  tự học.

 

    

 

HOẠT ĐỘNG 3. Định lí Py-ta-go đảo. (11’)

(1) Mục tiêu: HS nắm được định lý py-ta-go đảo. Nhận biết tam giác là tam  giác vuông. 

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng,  phấn, sgk, ê ke.

(5) Sản phẩm: Học sinh hiểu được định lý py-ta-go đảo

2. Định lí Py-ta-go đảo:

?4. Vẽ tam giác ABC có AB = 3cm, AC = 4cm, BC = 5cm.

 

 

 

 

 

Định lí đảo: (Sgk/130)

 

 

 

 

GT

ABC:

KL

 

- Cho HSHS làm  

- Hãy dùng thước đo góc xác định số đo góc của góc BAC.

H: Có nhận xét gì về tam giác nếu bình phương độ dài một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh kia?

GV: Người ta đã chứng minh  được định lí Pytago đảo.

- HS làm  

- Cả lớp vẽ hình vào vở

- Một HS thực hiện trên bảng

- ABC có

(vì 32 +42 = 52 = 25), bằng đo đạc ta thấy ABC là tam giác vuông.

HS: Đọc định lí đảo Sgk/130

 

 

 

Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, tự học.

 

 C. LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG 3. Vận dụng     (7’)

(1) Mục tiêu: HS biết vận dụng định lý py-ta-go để giải bài tập đơn giản.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk.

(5) Sản phẩm: Bài giải của Hs.

 

Bài tập 53.Sgk/131

a)

   

b) Kết quả

c) Kết quả x = 20

d) Kết quả x =13

Bài tập

a) Có 62 +82 = 100 = 102

Vậy tam giác có ba cạnh là 6cm, 8cm, 10cm là tam giác vuông.

b)

 tam giác có ba cạnh là 4cm, 5cm, 6cm không phải là tam giác vuông.

- Cho HS làm bài tập 53 Sgk theo nhóm

Đưa bảng phụ ghi đề bài

Yêu cầu đại diện hai nhóm trình bày bài

Gv kiểm tra bài của vài nhóm

- Nêu bài tập: Cho tam giác có độ dài ba cạnh là

a) 6cm, 8cm, 10cm.

b) 4cm, 5cm, 6cm.

tam giác nào là tam giác vuông? Vì sao?

 

HS làm bài tập 53 Sgk theo nhóm

Đưa bảng phụ ghi đề bài

- HS hoạt động nhóm:

Đại diện hai nhóm trình bày bài

HS cả lớp nhận xét

- HS nghe GV nêu bài tập, theo dõi trả lời.

 

 

 

Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, hợp tác, tự học.

 

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:

HOẠT ĐỘNG 4. Tìm tòi và mở rộng    (3’)

(1) Mục tiêu: HS biết vận dụng định nghĩa, tính chất tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân để giải quyết các tình huống thực tiễn.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp gợi mở, KT động não.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Sgk, mạng Internet, ...

(5) Sản phẩm: Hiểu biết của HS về ứng dụng của tam giác vuông trong đời sống.

- Đọc mục có thể em chưa biết” Sgk/132

- Tìm hiều cách kiểm tra góc vuông của người thợ xây dựng (thợ nề, thợ mộc)

HS thảo luận theo nhóm sau đó nộp lại sản phẩm bằng phiếu học tập.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)

- Học thuộc định lí Py-ta-go (thuận và đảo)

- BTVN: 55, 56, 57, 68/ 131, 132 Sgk; 82, 82, 86/ 108 SBT.

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Phát biểu định lí Pytago thuận, đảo. So sánh hai định lí này.  (MĐ1)

Câu 2: Cho HS làm bài tập và bài 53 Sgk. (MĐ2, 3)

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go hay nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go hay nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go hay nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go hay nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go hay nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go hay nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống