Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Pitago chuẩn nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LUYỆN TẬP ĐỊNH LÝ PITAGO
I. MỤC TIÊU
- Rèn luyện kĩ năng tính độ dài cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh kia nhờ vào định lí Pytago .
- Năng lực chuyên biệt: tính độ dài cạnh trong tam giác vuông, kiểm tra tam giác vuông
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs về định lý pitago và pitago-đảo
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện: SGK, thước thẳng
- Sản phẩm: Hs nêu được định lý pitago và pitago-đảo
Nội dung |
Sản phẩm |
a) Phát biểu định lí Pytago thuận. b) Phát biểu định lí Pytago đảo |
Hs nêu như Sgk |
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a) Tính độ dài cạnh trong tam giác vuông
- Mục tiêu: HS áp dụng định lí Pitago vào thực tế
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện: SGK, thước thẳng
- Sản phẩm: Lời giải bài 58 sgk/131
Nội dung |
Sản phẩm |
* Yêu cầu: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Nêu định lí Pytago thuận. - So sánh d và chiều cao của trần nhà. - Trong lúc anh Nam dựng tủ , tủ có bị vướng vào trần nhà không? - HS trả lời. * GV đánh giá nhận xét câu trả lời của HS * GV chốt kiến thức |
Bài 58 SGK/132: Gọi đường chéo của tủ là d Ta có: d2 = 42 + 202 = 16 + 400 = 416 => d = 20,4 dm Vậy Anh Nam dựng tủ không bị vướng vào trần nhà. |
b) Bài tập tính độ dài cạnh của tam giác
- Mục tiêu: Áp dụng định lí Pitago tính độ dài cạnh của tam giác.
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện: SGK, thước thẳng
- Sản phẩm: Lời giải bài 59; 60; 61 sgk/133
Nội dung |
Sản phẩm |
* Yêu cầu: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - DABC, DADClà các tam giác gì? - AC là cạnh gì của tam giác ADC? - Nêu định lí Pytago? - Tính AC? * HS trả lời, GV đánh giá câu trả lời * GV chốt lời giải |
Bài 59 SGK/133 : Ap dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ADC: Ta có: AC2 = AD2 + DC2 = 482 + 362 = 3600 => AC = 60cm |
* Yêu cầu : GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Tam giác nhọn là tam giác như thế nào? - Tính AC dựa vào tam giác nào? Tính BC dựa vào đâu? * HS trả lời, GV đánh giá câu trả lời * GV chốt lời giải |
Bài 60 SGK/133 : - Áp dụng đlí Pytago cho tam giác AHC ta có: AC2 = AH2 + HC2 = 122 + 162 = 144 + 256 = 400 => AC = 20 (cm) - Ap dụng đlí Pytago cho tam giác AHB ta có AB2 = AH2 + HB2 => HB2 = AB2–AH2 = 132 - 122 = 169 - 144= 25 => AB = 5 (cm) Vậy BC = BH + HC = 5 + 16 = 21( cm) |
- GV: Vẽ hình 135 SGK - GV: Gợi ý HS lấy thêm các điểm H, K, I trên hình. * Yêu cầu : GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Xét các tam giác vuông nào chứa các cạnh của tam giác ABC? - Tính AB, AC, BC?
|
Bài 61 SGK/133: Tam giác ABI vuông: AB2 = AI2 + BI2 = 22 + 12 = 4 + 1 = 5 Tam giác BHC vuông: BC2 = BH2 + CH2 = 32 + 52 = 9 + 25 = 34 Tam giác AKC vuông: AC2 = AK2 + KC2 = 32 +42 = 9 + 16 = 25 |
Mục tiêu: Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học trong bài. Áp dụng vào bài tập cụ thể
Nội dung: Làm các bài tập
Sản phẩm: Bài làm của hs trình bày trên vở
Phương thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân. Tự học, tìm tòi, sáng tạo
Nội dung |
Sản phẩm |
- Học kỹ các định lí đã học. Xem phần có thể em chưa biết . - Xem trước bài ‘’Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông’’ (ôn lại ba trường hợp bằng nhau đã biết về tam giác vuông) |
Bài làm của hs có sự kiểm tra của các tổ trưởng |