Giáo án Toán học 7 bài 7: Luyện tập định lý Py - ta - go (tt) hay nhất

Tải xuống 5 2.6 K 20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 7: Định lý Py - ta - go (tt) hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

LUYỆN TẬP ĐỊNH LÍ PY-TA-GO (TT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố định lí Py-ta-go. Vận dụng định lí Py-ta-go để giải bài tập và một số tình huống thực tế.
  2. Kĩ năng: Có kỹ năng vẽ hình và tính số đo cạnh của tam giác vuông khi biết hai cạnh.
  3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, óc tư duy sáng tạo.
  4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Củng cố định lý Py-ta-go và định lý đảo “Bộ ba số py-ta-go”.
  5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: Sgk, SBT, giáo án, bảng phụ, đồ dùng giảng dạy.
  2. Học sinh: Sgk, chuẩn bị bài ở nhà, dụng cụ học tập.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

(MĐ1)

Thông hiểu

(MĐ2)

Vận dụng thấp

(MĐ3)

Vận dụng cao

(MĐ4)

1. Định lí Py-ta-go.

Biết phát biểu định lí Py-ta-go.

 

Biết vận dụng  định lí Py-ta-go vào giải bài toán tính cạnh của tam giác vuông.

 

2. Định lí Py-ta-go đảo.

Biết bộ ba số tạo thành một tam giác vuông.

 

Vận dụng chứng minh hai tam giác bằng nhau để giải các bài toán liên quan.

 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

* Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong luyện tập

A. KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở / Kỹ thuật động não

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn.

(5) Sản phẩm: Không

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tiết trước chúng ta đã luyện tập củng cố định lí Py-ta-go về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vuông và định lí Py-ta-go đảo để nhận biết tam giác vuông. Hôm nay, ta sẽ tiếp tục vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông và vận dụng định lí Py-ta-go đảo để nhận biết một tam giác vuông.

 

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2. Vận dụng   (27’)

(1) Mục tiêu: HS biết tính độ dài các cạnh của tam giác vuông.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.

(5) Sản phẩm: Bài làm của HS.

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của  HS

NL hình

thành

1) Bài tập 59/133 sgk:  

                                                                  

ADC vuông tại D. Theo định lí Pitago, ta có:

AC2 = DA2 + DC2 = 482 + 362 = 3600  AC = 60                                                                              

2) Bài tập 60/133 sgk

AHC vuông tại H. Theo định lí Pitago, ta có:

AC2 = HA2 + HC2 = 122 + 162 = 400  AC = 20 (cm)

AHB vuông tại H. Theo định lí pytago, ta có:                            

BH2 = BA2 – HA2 = 132 – 122 = 25  BH = 5 (cm)

Do đó BC = BH + HC

                  = 5 + 16 = 21 (cm)

3) Bài tập 61/133 sgk:

Áp dụng định lí Pytago, với:

+ ADC vuông tại D, ta có AC2 = DC2 + DA2 = 42 + 32

= 25   AC = 5

+AEB vuông tại E, ta có:                                                              

AB2 = AE2 + BE2 = 22 + 12

= 5  AB =

+ BFC vuông tại F, ta có:

BC2 = CF2 + FB2 = 52 + 32

= 34  BC =

Vậy ABC có độ dài các cạch: AC = 5; BC =  ; AB =

4) Bài tập 62/133 sgk:

Ta có: OA2 = 42 + 32 = 25

 OA = 5 < 9

OB2 = 62 + 42 = 52 

 O= 10 > 9

OD2 = 82 + 32 = 73

 OD =  < 9

Vậy con cún đến được vị trí A, B, D nhưng không đến được vị trí C.

Chuyển giao: chia lớp thành 4 nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ

GV: Sử dụng đề bài trên bảng phụ, gọi HS đọc đề bài tập 59/133 sgk

Btoán cho biết gì và y/c gì?

GV: Nếu không có nẹp chéo ACthì khung ABCD sẽ ntn?

GV: Nhận xét xử lý kq.

 

GV: Gọi HS đọc đề bài tập 60/133 sgk.

- Độ dài đoạn AC được tính như thế nào?

- Độ dài đoạn BC = ?

- Để tính độ dài đoạn BC ta phải tính độ dài đoạn nào ?

Một HS đọc đề bài tập 61/133 sgk .

GV treo hình 135 lên bảng

- Làm thế nào để tính độ dài các cạch của ABC ?

Một HS đọc đề bài tập 62/133 sgk.

GV vẽ hình 136 lên bảng.

- Để biết con cún có thể đến các vị trí A, B, C, D để canh giữ mảnh vườn  hay không , ta phải làm thế nào ?

HS hoạt động nhóm làm bài.

Thực hiện: các nhóm thảo luận, trao đổi dưới sự giúp đỡ của Gv.

HS: Đại diện nhóm báo cáo thảo luận

 HS: Các nhóm đánh giá, nhận xét, tổng hợp

 

HS: Lên bảng vẽ hình.

HS: Trả lời theo gợi ý

 

Một HS lên bảng làm, HS còn lại làm nhóm và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

HS: Đọc bài, quan sát hình vẽ trên bảng phụ

 

 

 

 

HS1: Lên bảng tính độ dài cạch AB.

HS2: Lên bảng tính độ dài cạnh BC. HS3: Lên bảng tính độ dài cạnh AC. HS còn lại làm và nhận xét

HS: Trả lời.

HS: Lên bảng làm, HS còn lại làm và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học và sử dụng các công thức tổng quát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học và sử dụng các công thức tổng quát.

 

C. LUYỆN TẬP: Đã thực hiện ở trên

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG: Kiểm tra 15’

Bài 1: (3,0 điểm) Cho tam giác ABC có độ AB = 6cm, AC = 8cm, BC = 10cm. Tam giác ABC có phải là tam giác vuông không? Giải thích tại sao?

Bài 2: (3,0 điểm)

Tính độ dài x trên hình vẽ bên?

Bài 3: (4,0 điểm)

 Cho ∆ABC cân tại A, trên hai cạnh AB và AC

lần lượt lấy hai điểm M và N sao cho AM = AN,

kẻ AH  BC (H  BC).

  1. a) Chứng minh ∆ABH = ∆ACH
  2. b) Chứng minh BN = CM
  3. c) Gọi AH cắt MN tại I. Chứng minh IM = IN.

 

Bài

Câu

Đáp án

Điểm

Bài 1

(3,0 điểm)

  

 

Ta có: 102 = 100;  63 + 82 = 100

DABC, có BC2 = AB2 + AC2  

Do đó DABC vuông tại A (định lí py- ta- go đảo)

1,0

1,0

1,0

 

Bài 2

(3,0 điểm)

 

∆ABC vuông tại A. Theo định lí py-ta-go, ta có:

   BC2 = AB2 + AC2

Hay x2 = 32 + 42

       x2 = 25 x = 5 vì x > 0

0,5

1,0

1,0

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 4

(4,0 điểm)

 

 

 

Vẽ hình

 

 

 

 

 

0,5

 

 

a

Xét ∆ABH và  ∆ACH,  có:

AB = AC(gt)

AH: cạnh chung

Do đó ∆ABH = ∆ACH (cạnh huyền-cgv)

 

 

1,0

 

 

b

Xét ∆ABN và  ∆ACM, có:

AN = AM (gt)

: góc chung

AB = AC (gt)

Do đó ∆ABN = ∆ACM (c.g.c)

BN = CM (cạnh tương ứng)

 

 

 

 

1,0

0,5

 

 

 

c

Vì ∆ABH = ∆ACH Nên

Xét ∆AIN và  ∆AIM, có:

AN = AM (gt); (cmt); AI: cạnh chung

Do đó ∆AIN = ∆AIM (c.g.c)

Nên IN = IM (cạnh tương ứng)

 

 

 

0,5

0,5

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)

- Ôn lại định lí Pytago, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

- Làm bài tập: 83; 84; 85; 87; 88; 89; 91/108 – 109 sbt.

- Xem trước bài mới “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Hãy phát biểu định lí Py-ta-go thuận, định lí Py-ta-go đảo. (MĐ1)

Câu 2: Làm bài tập kiểm tra (MĐ3)

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 7: Luyện tập định lý Py - ta - go (tt) hay nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 7: Luyện tập định lý Py - ta - go (tt) hay nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 7: Luyện tập định lý Py - ta - go (tt) hay nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 7: Luyện tập định lý Py - ta - go (tt) hay nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 7: Luyện tập định lý Py - ta - go (tt) hay nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống