Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 1, Tập 2 giúp học sinh ôn luyện Tiếng Việt lớp 2
Tailieumoi giới thiệu đến quý Thầy/Cô, phụ huynh và các em học sinh lớp 2 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31 Cánh diều như là Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2 cuối Tuần 31. Tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 3
1 gồm 4 trang với nhiều bài tập đa dạng giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu tham khảo.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

[TẠM NGỪNG BÁN] trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều - Tuần 31

Bài 1: Đọc bài sau:

DÀNH CHO CÁC CHÁU

Khi chuẩn bị thiết kế ngôi nhà sàn của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch ( tầng trên có hai phòng, một phòng để Bác làm việc, một phòng để nghỉ; tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách), Bác có ý kiến:  

 

- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác mặt hàng ghế xi măng bao quanh. 

- Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo. Một hôm, Bác nói với đồng chí giúp việc :

- Chú xem, “ khách tí hon ” của Bác khá nhiều, để các cháu bé vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chủ gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh. Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đặt một bể nuôi cá tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp. Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá màu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước. 

                                          (Theo ballang . gov . vn )

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. Khi thiết kế ngôi nhà sàn , Bác Hồ đã có ý kiến về điều gì ?

A . Về chiếc bàn làm việc của Bác ở phòng tầng trên 

B . Về chiếc bể cá ở phòng họp và tiếp khách tầng dưới 

C . Về hàng ghế xi măng để tiếp các cháu thiếu nhi

2. Tìm các chi tiết trong bài cho thấy Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi– những “ vị khách tí hon ” của Bác.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

3.  Theo   em, vì sao câu chuyện có tên là “Dành cho các cháu”?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Kể tên những bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện về Bác Hồ mà em biết. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Câu chuyện này giúp em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

     Bài 2: Điền r, d hay gi vào chỗ trống?

 a) ....ọng trầm ấm “Hỡi đồng bào cả nước”

 Nge ……õ không lời độc lập tự ….o

Nay tổ quốc ……ang sơn liền một ……ải

Đồng bào mình có áo ấm, cơm no.

 

b) Ánh mắt Bác …ịu hiền và ấm áp

Trên đôi môi luôn tỏa …ạng nụ cười

Áo ka-ki cũ bạc sờn …ản …ị

Nắng Ba Đình …ực …ỡ sắc vàng tươi.

Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

a. Bác Hồ là vị lãnh tụ…………………………….của nhân dân Việt Nam.

b. Bác Hồ rất…………………………….thiếu nhi.

c. Thiếu nhi Việt Nam vô cùng…………………Bác Hồ

  Bài 4: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

     a) Hồi ấy ở Sài Gòn Bác Hồ có một người bạn là bác Lê Một hôm Bác Hồ hỏi bác Lê:

     - Anh Lê có yêu nước không:

Bác Lê ngạc nhiên lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

     - Có chứ

      - Anh có thể giữa bí mật không

     - Có

Bài 5: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

       Bác Hồ sống rất……………..Hồi còn lãnh đạo cách mạng và kháng chiến ở………….Việt Bắc, Bác sống và làm việc trong một căn ………….mái tranh vách nứa. Kháng chiến thắng lợi, Bác về Thủ đô cũng chỉ sống và làm việc ở một ngôi nhà sàn…………..Xung quanh nhà có ………….do chính tay Bác trông nom, vun trồng.

                    (đơn sơ, chiến khu, vườn cây, nhà sàn, giản dị)

    Bài 6:  Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:

a) Em giúp bạn học tốt, được cô giáo khen.

Chú ý: Để đáp lời khen ngợi, ta có thể sử dụng các từ ngữ như “cảm ơn”, “vâng”, “dạ” với thái độ chân thành, vui vẻ đón nhận và khiêm tốn.

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

     b) Em đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, được bạn bè khen.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Bài 7: Quan sát ảnh Bác Hồ rồi viết đoạn văn ( khoảng 5 – 6 câu) tả ngắn về Bác Hồ theo các gợi ý sau:

-    Ảnh Bác Hồ luôn được tre trang trọng ở đâu?

-    Trong ảnh, trông Bác như thế nào? (đôi mắt, vầng trán, chòm râu, mái tóc,…)

-    Em có tình cảm như thế nào đối với Bác? Em muốn hứa điều gì với Bác?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN – TUẦN 31

Bài 1: Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. C

2. Tìm các chi tiết trong bài cho thấy Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi– những “ vị khách tí hon ” của Bác.

- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác mặt hàng ghế xi măng bao quanh.

- Chú xem, “ khách tí hon ” của Bác khá nhiều, để các cháu bé vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chủ gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh.

3.  Theo   em, vì sao câu chuyện có tên là “Dành cho các cháu”?

- Vì câu chuyện nói đến tình yêu thương, sự quan tâm của bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng.

4. Kể tên những bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện về Bác Hồ mà em biết. 

- Ai Yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn Thiếu Niên Nhi Đồng.

- Đêm Qua Em Mơ Gặp Bác Hồ

- Từ Rừng Xanh Cháu Về Thăm Lăng Bác.

- Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng.

5. Câu chuyện này giúp em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?

- Câu chuyện giúp em hiểu rằng bác hồ rất yêu quý các bạn nhỏ.

     Bài 2: Điền r, d hay gi vào chỗ trống?

 a) giọng trầm ấm “Hỡi đồng bào cả nước”

 Nge rõ không lời độc lập tự do

Nay tổ quốc giang sơn liền một dải

Đồng bào mình có áo ấm, cơm no.

 

b) Ánh mắt Bác dịu hiền và ấm áp

Trên đôi môi luôn tỏa rạng nụ cười

Áo ka-ki cũ bạc sờn giản d

Nắng Ba Đình rực rỡ sắc vàng tươi.

Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

a. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

b. Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi.

c. Thiếu nhi Việt Nam vô cùng kính trọng Bác Hồ

  Bài 4: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

     a) Hồi ấy ở Sài Gòn Bác Hồ có một người bạn là bác Lê Một hôm Bác Hồ hỏi bác Lê:

- Anh Lê có yêu nước không:

    Bác Lê ngạc nhiên lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

- Có chứ

- Anh có thể giữa bí mật không

- Có

Bài 5: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

       Bác Hồ sống rất giản dị Hồi còn lãnh đạo cách mạng và kháng chiến ở chiến khu.Việt Bắc, Bác sống và làm việc trong một căn nhà sàn mái tranh vách nứa. Kháng chiến thắng lợi, Bác về Thủ đô cũng chỉ sống và làm việc ở một ngôi nhà sàn đơn sơ. Xung quanh nhà có vườn cây do chính tay Bác trông nom, vun trồng.

    Bài 6:  Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:

a) Em giúp bạn học tốt, được cô giáo khen.

Em cảm ơn cô ạ!

     b) Em đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, được bạn bè khen.

Tớ cảm ơn các bạn nhiều lắm.

Bài 7: 

Ảnh Bác Hồ được treo trên tấm rèm sân khấu trong ngày khai giảng năm học mới của trường em, đặt trang trọng cạnh lá quốc kỳ. Trong ảnh, Bác như một ông Bụt hiền hậu, trầm tư. Bác có làn da hồng hào với đôi mắt sáng chứa chan tình yêu thương. Vầng trán cao rộng lộ rõ sự thông minh, hiểu biết rộng của Người. Bác có chòm râu và mái tóc bạc trắng như cước. Nụ cười dịu dàng và hiền từ đến lạ. Nhìn vào ảnh Bác, em thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt trong năm học mới, để xứng đáng với sự yêu thương của Bác dành cho chúng em.

Xem thêm các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 34

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống