Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 1, Tập 2 giúp học sinh ôn luyện Tiếng Việt lớp 2
Tailieumoi giới thiệu đến quý Thầy/Cô, phụ huynh và các em học sinh lớp 2 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 Cánh diều như là Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2 cuối Tuần 26. Tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 gồm 4 trang với nhiều bài tập đa dạng giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu tham khảo.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
[TẠM NGỪNG BÁN] trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều - Tuần 26
Bài 1: Đọc bài sau:
THỦY CUNG
Ở giữa biển khơi có tòa lâu đài của vua Thủy Tề đứng sừng sững nơi đáy biển sâu nhất. Lâu đài này hết sức tráng lệ. Tường bằng san hô đủ màu sắc, cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc miệng mở ra khép lại theo dòng nước chuyển động. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ tựa than hồng.
Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm đến nỗi neo đã phải nối thêm dây mà vẫn không chạm đáy. Có người tưởng rằng đáy biển chỉ toàn cát, thực ra ở đấy cây vẫn mọc. Những loại cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo sự chuyển động của nước. Cá lớn, cá bé bơi lướt qua giữa đám cành lá chẳng khác gì chim bay qua các bụi cây ở trên mặt đất. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan toả khắp nơi. Khi lặng gió, mặt biển phẳng lì, sinh vật dưới đáy biển có thể nhìn thấy mặt trời lóng lánh như bông hoa đỏ thắm đang gắng rọi ánh sáng xuống tận đáy biển …
(Theo Nàng tiên cá - Truyện cổ An-đéc-xen)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Những hình ảnh nào được dùng để miêu tả vẻ đẹp tòa lâu đài vua Thủy Tề?
a. Tường bằng san hô đủ màu sắc.
b. Mái hình vòng cung có chạm bạc, dát vàng óng ánh.
c. Cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suôt, mái lợp toàn bằng trai ngọc.
d. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng.
2. Để miêu tả vẻ đẹp của thủy cung, trong ba câu đầu của đoạn 2 tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào?
a. Đáy biển phủ một lớp cát trắng mịn óng ánh tuyệt đẹp.
b. Nước xanh biếc, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm.
c. Những loài cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo dòng nước.
3. Những câu nào tả cá và mặt trời có sử dụng phép so sánh?
a. Cá bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây.
b. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực.
c. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan tỏa khắp nơi.
d. Mặt trời lóng lánh như một bông hoa đỏ thắm.
3. Bài văn nói về điều gì?
a. Lâu đài tráng lệ của vua Thủy Tề.
b. Cảnh đẹp dưới thủy cung.
c. Các sinh vật sống dưới thủy cung.
4. Bài văn có nhiều hình ảnh đẹp : toà lâu đài của vua Thủy Tề, nước biển, ánh sáng và mặt trời rọi xuống đáy biển, các sinh vật ở biển. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. “Thủy” có nghĩa là nước. Gạch chân những tiếng nào dưới đây có thể đứng sau tiếng “thủy” để tạo từ:cung, sản, mộc, điện, tề, thủ
6. Nối từng từ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải:
a. Cửa biển |
|
1. là giữa biển, trong biển. |
b. Đáy biển |
|
2. là phần bằng phẳng ở phía trên biển. |
c. Lòng biển |
|
3. là nơi sông chảy ra biển, tàu thuyền thường ra vào. |
d. Mặt biển |
|
4. là phần sâu nhất dưới biển cả. |
7. Nhóm từ nào chỉ tên các con vật chỉ sống ở dưới nước?
a. Tôm, trai, hến, ngao, sứa, ba ba, cá trắm, cá thu
b. Cá sấu, rắn, cua, chạch, hải cẩu, sư tử biển
c. Chim sâu, gà, lợn, chim công, mèo, ngan
Bài 2: Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
a. Em …úp mẹ nhặt …au.
b. …òng sông như một …ải lụa mềm mại.
c. Những …ặng phi lao …ì rào như hát …u, vỗ về biển cả.
Bài 3: Đặt câu câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau:
a. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.
..........................................................................................................................
b. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.
..........................................................................................................................
c. Vì có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.
.....................................................................................................................
d. Nhờ có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.
.....................................................................................................................
Bài 4: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong từng câu sau:
a. Cá heo thích nô đùa rất giống tính trẻ em.
b. Cả đàn cá ngoảnh đầu về phía boong tàu nhảy vung lên như để cảm ơn.
c. Đàn cá heo bơi trước mũi tàu quyến luyến không muốn chia tay.
Bài 5: Tìm hai lời đáp phù hợp trong mỗi tình huống sau:
a. Em mời bạn Hà đến nhà mình chơi, Hà nói: “Ừ, đợi tớ xin phép mẹ đã.”
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
b. Em đến phòng thư viện để mượn sách, cô quản lí thư viện bảo : “Em vào chọn sách đi.”
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bài 6:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả biển:
Cảnh biển lúc bình minh hiện ra trước mắt em như một bức tranh ………. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt biển thật ………. Những cơn sóng kiều diễm khoác trên mình chiếc áo như được dát bạc lấp lánh, ………. xô nhau vào bờ. Trên mặt biển, những chiếc thuyền đánh cá ………., trông xa như những ……….
(cánh bướm, ào ạt, tuyệt đẹp, lung linh, ra khơi)
Bài 7: Dựa vào bài Thủy cung em hãy viết tiếp từ 3 đến 5 câu để có đoạn văn tả cảnh đẹp của đáy biển.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN – TUẦN 26
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
a,c,d |
b, c |
a,b,d |
b |
Cung, sản, điện, tề, thủ |
a-3, b-4, c-1, d-2 |
a |
Bài 2:
a. Em giúp mẹ nhặt rau.
b. Dòng sông như một dải lụa mềm mại.
c. Những rặng phi lao rì rào như hát ru, vỗ về biển cả.
Bài 3:
a. Lúc nào lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao?
b. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh ở đâu?
c. Vì sao không khí của thành phố Huế trở nên trong lành?
d. Nhờ có sông Hương, không khí của thành phố Huế thế nào?
Bài 4:
a. Cá heo thích nô đùa, rất giống tính trẻ em.
b. Cả đàn cá ngoảnh đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên như để cảm ơn.
c. Đàn cá heo bơi trước mũi tàu, quyến luyến không muốn chia tay .
Bài 5: Gợi ý
a. Thế nhé, tớ chờ cậu đấy!
b. Vâng, cháu cám ơn cô!
Bài 6:
Cảnh biển lúc bình minh hiện ra trước mắt em như một bức tranh tuyệt đẹp. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt biển thật lung linh. Những cơn sóng kiều diễm khoác trên mình chiếc áo như được dát bạc lấp lánh, ào ạt xô nhau vào bờ. Trên mặt biển, những chiếc thuyền đánh cá ra khơi, trông xa như những cánh bướm.
Bài 7: Gợi ý
1. Các bạn hãy cùng tôi đi du lịch dưới đáy đại dương. Bơi trong làn nước xanh mát, bạn sẽ được làm bạn với biết bao loài cá. Chúng vô cùng thân thiện với con người. Bạn sẽ được gặp những lâu đài san hô đủ sắc màu. Đó là ngôi nhà của các loài ốc, sò biển,... Tô điểm cho những tòa lâu đài đó là những khóm rêu biển mềm mại như những nàng tiên ...
2. Cảnh đáy biển mới tuyệt diệu làm sao! Nước biển trong vắt. Những chùm san hô trắng tinh khiết như những bông hóa đá mọc rải rác khắp nơi. Chúng tạo thành một “vườn hoa” khổng lồ để cho các loài cá biển đủ loại, đủ màu sắc sặc sỡ dạo chơi nhìn ngắm. Các loài rong biển thì mềm mại thướt tha, lúc quay bên này, lúc uốn bên kia nũng nịu, làm duyên cùng với đàn cá.
Xem thêm các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 25
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 27
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 29