Vận dụng 2 trang 60 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán lớp 8

779

Với giải Vận dụng 2 trang 60 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Định lí Pythagore giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 1: Định lí Pythagore

Vận dụng 2 trang 60 Toán 8 Tập 1: a) Nam dự định làm một cái êke từ ba thanh nẹp gỗ. Nam đã có hai thanh làm hai cạnh góc vuông dài 6 cm và 8 cm. Hỏi thanh nẹp còn lại Nam phải làm có độ dài bao nhiêu? (Giả sử các mối nối không đáng kể)

b) Một khung gỗ ABCD (Hình 6) được tạo thành từ 5 thanh nẹp có độ dài như sau: AB = CD = 36 cm; BC = AD = 48 cm; AC = 60 cm. Chứng minh rằng ABC^ và ADC^ là các góc vuông.

Vận dụng 2 trang 60 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Giả sử chiếc êke mà Nam dự định làm được mô tả bởi tam giác ABC vuông tại A có kích thước như hình vẽ dưới đây: 

Vận dụng 2 trang 60 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABC có BC là cạnh huyền, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 36 + 64 = 100 = 102

Suy ra BC = 10 cm.

Vậy thanh nẹp còn lại Nam phải làm có độ dài 10 cm.

b) Xét DABC có: AB2 + BC2 = 362 + 482 = 3600 và AC2 = 602 = 3600.

Do đó AB2 + BC2 = AC2.

Vậy tam giác ABC vuông tại B nên ABC^ là góc vuông.

Xét DADC có: AD2 + DC2 = 482 + 362 = 3600 và AC2 = 602 = 3600.

Do đó AD2 + DC2 = AC2.

Vậy tam giác ADC vuông tại D nên ADC^ là góc vuông.

Lý thuyết Định lí Pythagore đảo

Định lí Pythagore đảo:

Nếu một tam giác có bình phương độ dài của một cạnh bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

GT

∆ABC, BC2 = AB2 + AC2

KL

A^=90°

Ví dụ 2. Các tam giác sau có phải là tam giác vuông không?

a) Tam giác ABC có AB = 6 m, BC = 8 m, AC = 10 m.

b) Tam giác DEF có DE = 4 dm, DF = 10 dm, EF = 6 dm.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 102 = 62 + 82, suy ra AC2 = AB2 + BC2.

Vậy tam giác ABC vuông tại B.

b) Ta có DF là cạnh dài nhất và 102 ≠ 42 + 62, suy ra DF2 ≠ DE2 + EF2.

Vậy tam giác DEF không phải là tam giác vuông.

Đánh giá

0

0 đánh giá