Thực hành 1 trang 59 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán lớp 8

523

Với giải Thực hành 1 trang 59 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Định lí Pythagore giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 1: Định lí Pythagore

Thực hành 1 trang 59 Toán 8 Tập 1: Tính độ dài cạnh EF, MN của các tam giác vuông trong Hình 3.

Thực hành 1 trang 59 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Hình 3a: Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông DEF có cạnh huyền EF, ta có:

EF2 = DE2 + DF2

Suy ra EF2 = 52 + 122 = 25 + 144 = 169 = 132.

Vậy EF = 13 cm.

Hình 3b: Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông MNP có cạnh huyền NP, ta có:

NP2 = MN2 + MP2

Suy ra MN2 = NP2 – MP2

           MN2 = 42 – 32 = 16 – 9 = 7.

Vậy EF = 7 cm.

Lý thuyết Định lí Pythagore

Định lí Pythagore:

Trong một tam giác vuông, bình phương độ dài của cạnh huyền bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh góc vuông.

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

GT

∆ABC, A^=90°

KL

BC2 = AB2 + AC2


Ví dụ 1.

a) Cho một hình tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là a = 5 cm, b = 6 cm. Tính độ dài cạnh huyền của tam giác vuông đó.

b) Cho tam giác vuông DEF có cạnh huyền EF = 5 cm và cạnh DE = 4 cm. Tính độ dài cạnh DF.

Hướng dẫn giải

a) Gọi c là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông đã cho. Áp dụng định lí Pythagore, ta có:

c2 = a2 + b2 = 52 + 62 = 25 + 36 = 61.

Vậy độ dài cạnh huyền của tam giác đó là c = 61 cm.

b)

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông DEF có cạnh huyền EF, ta có:

EF2 = DE2 + DF2

Suy ra DF2 = EF2 – DE2 = 52 – 42 = 25 – 16 = 9 = 32.

Vậy cạnh DF dài 3 cm.

Đánh giá

0

0 đánh giá