Giải Toán 10 trang 39 Tập 1 Kết nối tri thức

366
Với Giải toán lớp 10 trang 39 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:
 
Giải Toán 10 trang 39 Tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 39 Toán lớp 10: Định lí Pythagore có phải là một trường hợp đặc biệt của định lí cosin hay không?

Lời giải:

Theo định lí cosin ta có:

a2=b2+c22bc.cosAb2=a2+c22ac.cosBc2=b2+a22ab.cosC

 HĐ2 trang 38 Toán lớp 10 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mà cosA=cos90o=0;cosB=ca;cosC=ba

 {a2=b2+c22bc.0b2=a2+c22ac.cac2=b2+a22ab.ba{a2=b2+c2b2=a2+c22a2c2=b2+a22b2a2=b2+c2

Vậy định lí Pythagore là một trường hợp đặc biệt của định lí cosin.

Khám phá trang 39 Toán lớp 10: Từ định lí cosin hãy viết các công thức tính cos A, cos B, cos C theo độ dài các cạnh a, b, c của tam giác ABC.

Phương pháp giải:

Từ định lí cosin cho tam giác ABC

a2=b2+c22bc.cosAb2=a2+c22ac.cosBc2=b2+a22ab.cosC

Rút ra công thức tính cos A, cos B, cos C.

Lời giải:

Định lí cosin: Trong tam giác ABC

a2=b2+c22bc.cosA(1)b2=a2+c22ac.cosB(2)c2=b2+a22ab.cosC(3)

Ta có (1)2bccosA=b2+c2a2cosA=b2+c2a22bc.

Tương tự từ (2) và (3) ta suy ra cosB=a2+c2b22accosC=b2+a2c22ba

Luyện tập 1 trang 39 Toán lớp 10: Cho tam giác ABC có AB = 5, AC = 8 và A^=45o. Tính độ dài các cạnh và độ lớn các góc còn lại của tam giác.

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính cạnh BC (tương ứng là a) theo công thức a2=b2+c22bc.cosA

Bước 2: Tính cos B (theo công thức cosB=a2+c2b22ac) từ đó suy ra góc B.

Bước 3: Tính góc C.

Lời giải:

Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC

a2=b2+c22bc.cosA(1)b2=a2+c22ac.cosB(2)

(trong đó: AB = c, BC = a và AC = b)

Ta được:  BC2=a2=82+522.8.5.cos45o=89402BC5,7

Từ (2) suy ra cosB=a2+c2b22ac;

Mà: a = BC =5,7; b =AC = 8; c =AB =5.

cosB2171900B^97oC^38o

Vậy tam giác ABC có BC = 5,7, B^=97o,C^=38o

Trải nghiệm trang 39 Toán lớp 10: Vẽ một tam giác ABC, sau đó đo độ dài các cạnh, số đo góc A và kiểm tra tính đúng đắn của Định lí cosin tại đỉnh A đối với tam giác đó.

Lời giải chi tiết:

Xét tam giác ABC như hình dưới:

 Luyện tập 1 trang 39 Toán lớp 10 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Áp dụng định lí cosin tại đỉnh A ta có:

a2=b2+c22bc.cosA

BC2=62+4,322.6.4,3.cos67,61oBC234,835BC5,9

Như vậy kết quả thu được từ định lí xấp xỉ với kết quả đo được.

Nói các khác định lí cosin tại đỉnh A là đúng.

Vận dụng 1 trang 39 Toán lớp 10: Dùng định lí cosin, tính khoảng cách được đề cập trong HĐ 1b.

Phương pháp giải:

Trải nghiệm trang 39 Toán lớp 10 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Khoảng cách giữa tàu và cảng Vân Phong: OB2=OA2+AB22.OA.AB.cosOAB^

Lời giải:

Tàu xuất phát từ cảng Vân Phong, đi theo thướng Đông với vận tốc 20km/h. Sau khi đi 1 giờ, tàu chuyển sang hướng đông nam rồi giữ nguyên vận tốc.

Giả sử sau 1,5 giờ tàu ở vị trí điểm B.

 Trải nghiệm trang 39 Toán lớp 10 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Ta đã có: quãng đường OA = 20 (km) và quãng đường AB =10 (km)

Ngoài ra OAB^=135o (do tàu đi theo hướng đông nam)

Áp dụng định lí cosin tại đỉnh A ta được:

 OB2=OA2+AB22.OA.AB.cosOAB^

OB2=202+1022.20.10.cos135oOB2782,84OB27,98.

Vậy khoảng cách từ tàu tới cảng Vân Phong xấp xỉ 27,98 km.

2. Định lý sin

HĐ3 trang 39 Toán lớp 10: Trong mỗi hình dưới dây, hãy tính R theo a và sinA.

Luyện tập 1 trang 6 Toán lớp 10 Tập 1 | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính sin M. Từ đó tính R theo a và sinM.

Bước 2: Tìm mối liên hệ giữa sinA và sinM, suy ra công thức tính R theo sinA.

Lời giải:

 Xét tam giác MBC vuông tại C ta có:

sinM=BCBM=a2RR=a2sinM

Lại có: Hình 3.10 a:  A^=M^ (cùng chắn cung nhỏ BC )

sinA=sinMR=a2sinA

Hình 3.10b: A^+M^=180o (cùng tứ giác ABMC nội tiếp đường tròn (O,R))

sinA=sinMR=a2sinA

Vậy ở cả hai hình ta đều có: R=a2sinA.

Xem thêm lời giải Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Toán 10 trang 38 Tập 1 

Giải Toán 10 trang 39 Tập 1 

Giải Toán 10 trang 40 Tập 1 

Giải Toán 10 trang 41 Tập 1 

Giải Toán 10 trang 42 Tập 1 

Đánh giá

0

0 đánh giá