Với giải Bài 9 trang 120 Toán lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài tập cuối chương 7 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 7
Bài 9 trang 120 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Các điểm A, G, H, I, O phân biệt. Chứng minh rằng:
a) Nếu tam giác ABC cân tại A thì các điểm A, G, H, I, O cùng nằm trên một đường thẳng.
b) Nếu các điểm A, H, I cùng nằm trên một đường thẳng thì tam giác ABC cân tại A.
Lời giải:
a)
GT |
ABC cân tại A, G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Các điểm A, G, H, I, O phân biệt |
KL |
Các điểm A, G, H, I, O cùng nằm trên một đường thẳng. |
Chứng minh (Hình vẽ dưới đây):
+) Gọi M là trung điểm của BC.
Khi đó AM là đường trung tuyến của ABC.
Lại có G là trọng tâm của tam giác ABC (giả thiết) nên đường trung tuyến AM đi qua trọng tâm G của tam giác.
Do đó A, G, M thẳng hàng (1).
+) Vì M là trung điểm của BC nên MB = MC.
Do tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên AB = AC và .
Xét AMB và AMC có:
AK là cạnh chung,
MB = MC (chứng minh trên),
AB = AC (chứng minh trên),
Do đó AMB = AMC (c.c.c).
Suy ra (hai góc tương ứng)
Mà (hai góc kề bù) nên .
Do đó AM BC hay AM là đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC.
Mặt khác H là trực tâm của tam giác ABC (giả thiết) nên đường cao AM đi qua trực tâm H của tam giác.
Do đó A, H, M thẳng hàng (2).
+) Vì O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC nên OA = OB = OC.
Xét OBM và OCM có:
OK là cạnh chung,
OB = OC (chứng minh trên),
MB = MC (chứng minh trên),
Do đó OBM = OCM (c.c.c).
Suy ra (hai góc tương ứng)
Mà (hai góc kề bù) nên .
Do đó OK BC.
Lại có AM BC (chứng minh trên)
Suy ra A, O, M thẳng hàng (3).
+) Do BI là tia phân giác của nên .
Do CI là tia phân giác của nên .
Mà (chứng minh trên) nên
Tam giác IBC có nên tam giác IBC cân tại I, do đó IB = IC.
Xét IBM và ICM có:
IB = IC (chứng minh trên),
(do ),
MB = MC (chứng minh trên),
Do đó IBM = ICM (c.g.c).
Suy ra (hai góc tương ứng)
Mà (hai góc tương ứng) nên .
Do đó IM BC.
Lại có AM BC (chứng minh trên)
Suy ra A, I, K thẳng hàng (4).
Từ (1), (2), (3) và (4) ta có A, G, H, I, O thẳng hàng.
Vậy các điểm A, G, H, I, O thẳng hàng khi tam giác ABC cân tại A.
b)
GT |
ABC, G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Các điểm A, G, H, I, O phân biệt, A, H, I cùng nằm trên một đường thẳng. |
KL |
Tam giác ABC cân tại A. |
Chứng minh (Hình vẽ dưới đây):
Gọi M là chân đường cao kẻ từ A tới BC.
Do đó AM là đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC.
Mà H là trực tâm của tam giác ABC (giả thiết) nên đường cao AM đi qua điểm H.
Khi đó ba điểm A, H, M thẳng hàng.
Mà A, H, I thẳng hàng (giả thiết) nên A, H, I, K thẳng hàng.
Mà AI là tia phân giác của nên AM là đường phân giác của .
Do đó .
Xét ABM (vuông tại M) và ACM (vuông tại M) có:
(chứng minh trên),
AM là cạnh chung,
Do đó ABM = ACM (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).
Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng).
Tam giác ABC có AB = AC nên tam giác ABC cân tại A.
Vậy nếu các điểm A, H, I cùng nằm trên một đường thẳng thì tam giác ABC cân tại A.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 119 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có: ...
Bài 2 trang 119 Toán 7 Tập 2: Tìm các số đo x, y trong Hình 140...
Bài 6 trang 119 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A có...
Bài 11 trang 120 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác MNP có Khi đó bằng:...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Giải SGK Toán 7 Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Giải SGK Toán 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Giải SGK Toán 7 Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác