1. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: Cạnh - Góc - Cạnh (c.g.c)
HĐ 1 trang 70 Toán lớp 7: Vẽ = 60°. Lấy điểm B trên tia Ax và điểm C trên tia Ay sao cho: AB = 4 cm, AC = 3 cm. Nối điểm B với điểm C ta được tam giác ABC (H.4.27)
Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC của tam giác ABC.
Phương pháp giải:
Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC của tam giác ABC.
Lời giải:
Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC ta được: BC=3,6cm.
HĐ 2 trang 70 Toán lớp 7: Vẽ thêm tam giác A’B’C’ với = 60°, A’B’ = 4 cm và A'C'= 3 cm (H.4.28).
Dùng thước thẳng có vạch chia hoặc compa để so sánh độ dài các cạnh tương ứng của hai tam giác ABC và A'B'C'
- Hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau không?
- Độ dài các cạnh BC và B'C' của hai tam giác em vừa vẽ có bằng các cạnh BC và B'C' của hai tam giác các bạn khác vẽ không?
- Hai tam giác em vừa vẽ có bằng hai tam giác mà các bạn khác vẽ không?
Phương pháp giải:
Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC của tam giác ABC.
Lời giải:
Thực hiện tương tự trong Hoạt động 1, ta vẽ hình như sau:
Bước 1. Vẽ góc x'A'y' =
Bước 2. Lấy điểm B' trên A'y' sao cho A'B' = 4cm và lấy điểm C' trên A'x' sao cho A'C' = 3cm
Bước 3. Nối điểm B' và C' ta được tam giác A'B'C'
Dùng thước thẳng có vạch chia ta đo được:
AB = A'B' = 4cm, AC = A'C' = 3cm, BC = B'C'3,6cm
- Xét hai tam giác ABC và A'B'C' có:
AB = A'B' (chứng minh trên).
BC = B'C' (chứng minh trên).
AC = A'C' (chứng minh trên).
Do đó .
- Độ dài các cạnh BC và B'C' của hai tam giác em vừa vẽ bằng các cạnh BC và B'C' của hai tam giác các bạn khác vẽ.
- Hai tam giác em vừa vẽ bằng hai tam giác mà các bạn khác vẽ.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: