Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân

3.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 8 Bài 3: Hình thang cân, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hình thang cân lớp 8.

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hình thang cân

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 72 sgk Toán 8 Tập 1: Hình thang ABCD (AB//CD) trên hình 23 có gì đặc biệt?

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 1)

Lời giải:

Hình thang ABCD trên hình 23 có hai góc kề cạnh đáy lớn bằng nhau.

Trả lời câu hỏi 2 trang 72 sgk Toán 8 Tập 1: Cho hình  24

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 2)

a) Tìm các hình thang cân.

Phương pháp giải: Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Lời giải:

+) Xét tứ giác ABCD có A^+C^=800+1000=1800 mà hai góc này ở vị trí trong cùng phía nên AB//CD. Do đó ABCD là hình thang.

Lại có A^=B^=800 nên hình thang ABCD là hình thang cân.

+) Xét tứ giác EFGH không có cặp cạnh nào song song nên không là hình thang

+) Xét tứ giác KINM có K^+M^=1100+700=1800 mà hai góc này ở vị trí trong cùng phía nên KI//MN. Do đó KINM là hình thang.

Lại có I^+700=1800 (hai góc kề bù) nên I^=1800700=1100

Suy ra I^=K^ nên KINM là hình thang cân.

+) Xét tứ giác PQST có PQPT,STPT nên QP//ST. Do đó PQST là hình thang.

Lại có: P^=Q^=900 nên PQST là hình thang cân.

Vậy có các hình thang cân là: ABDC,IKMN,PQST

b) Tính các góc còn lại của mỗi hình thang cân đó.

Phương pháp giải: Áp dụng: Định lí tổng các góc của một tứ giác.

Lời giải:

+) Hình thang cân ABCD

Áp dụng định lí tổng các góc của một tứ giác vào tứ giác ABCD ta có:

D^=360o(A^+B^+C^)=360o(80o+80o+100o)=360o260o=100o

+) Hình thang cân IKMN

I^=110o (theo câu a)

N^=70o (hai góc so le trong)

+) Hình thang cân PQST

Áp dụng định lí tổng các góc của một tứ giác vào tứ giác PQST ta có:

S^=360o(P^+Q^+T^)=360o(90o+90o+90o)=360o270o=90o

c) Có nhận xét gì về hai góc đối của hình thang cân?

Phương pháp giải: Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180o.

Lời giải:

Hai góc đối của hình thang cân bù nhau.

Trả lời câu hỏi 3 trang 74 sgk Toán 8 Tập 1: Cho đoạn thẳng CD và đường thẳng m song song với CD (h.29). Hãy vẽ các điểm A,B thuộc m sao cho ABCD là hình thang có hai đường chéo CA,DB bằng nhau. Sau đó hãy đo các góc C^ và D^ của hình thang ABCD đó để dự đoán về dạng của các hình thang có đường chéo bằng nhau. 

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 3)

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 4)

Kết quả đo góc: C^=D^.

ABCD là hình thang cân

Dự đoán: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Câu hỏi và bài tập (trang 74, 75 sgk Toán 8 Tập 1)

Bài 11 trang 74 sgk Toán 8 Tập 1: Tính độ dài các cạnh của hình thang cân ABCD trên giấy kẻ ô vuông (h.30, độ dài cạnh ô vuông là 1cm).

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 5)

Phương pháp giải: - Áp dụng định lý Pi-ta-go.

- Áp dụng tính chất hình thang cân: Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau.

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 6)

Áp dụng định lý Pitago vào tam giác AED vuông tại E ta được: 

AD2=AE2+ED2=32+12=10.

Suy ra  AD=10cm

ABCD là hình thang cân nên AD=BC=10cm (tính chất hình thang cân).

Vậy AB=2cm,CD=4cm, AD=BC=10cm.    

Bài 12 trang 74 sgk Toán 8 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD(AB//CD,AB<CD). Kẻ đường cao AE,BF của hình thang. Chứng minh rằng DE=CF.

Phương pháp giải: +) Tính chất hình thang cân: hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau, hai góc kề 1 đáy bằng nhau.

+) Dấu hiệu nhận biết hai tam giác vuông bằng nhau: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

+) Tính chất hai tam giác bằng nhau: hai cạnh tương ứng bằng nhau.

Lời giải: 

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 7)

Vì ABCD là hình thang cân (giả thiết)

{AD=BCD^=C^ (tính chất hình thang cân)

Xét hai tam giác vuông AED và BFC có:

+) AD=BC (chứng minh trên)

+) D^=C^ (chứng minh trên)

Suy ra AED=BFC (cạnh huyền - góc nhọn)

Suy ra: DE=CF (2 cạnh tương ứng).

Bài 13 trang 74 sgk Toán 8 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD(AB//CD)E là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng EA=EB,EC=ED.

Phương pháp giải: - Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau, hai đường chéo bằng nhau.

- Hai tam giác bằng nhau có các góc tương ứng bằng nhau

- Tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau, hai góc đáy bằng nhau.

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 8)

Do ABCD là hình thang cân (giả thiết) nên AD=BC,AC=BD (tính chất hình thang cân) 

Xét ΔADC và ΔBCD

+) AD=BC (chứng minh trên)

+) AC=BD (chứng minh trên)

+) DC chung

Suy ra ADC=BCD (c.c.c)

Suy ra C2^=D1^ (2 góc tương ứng)

Do đó ΔEDC cân tại E (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

EC=ED (tính chất tam giác cân)

Lại có:
AC=BD(chứng minh trên)
EC=ED(chứng minh trên)
Trừ vế với vế, ta được ACCE=BDDE
Hay EA=EB.

Vậy EA=EB,EC=ED.

Bài 14 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Trong các tứ giác ABCD và EFGH trên giấy kẻ ô vuông (h.31), tứ giác nào là hình thang cân? Vì sao?

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 9)

Phương pháp giải:+ Để chứng minh một hình thang là hình thang cân, ta sử dụng một trong các cách sau:

   - Chứng minh hai góc kề một đáy bằng nhau 

   - Chứng minh hai đường chéo bằng nhau

+ Định lý Pytago: ΔABC vuông tại A ta có: AB2+AC2=BC2.

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 10)

(Coi mỗi cạnh của 1 ô vuông nhỏ là 1cm) 

+ Xét tứ giác ABCD

Nhận thấy AB//CD

 Tứ giác ABCD là hình thang.

Lấy thêm điểm K như hình vẽ, ta có AK=4cm,CK=1cm

Xét ΔACK vuông tại K, theo định lý Pytago ta có:

AC2=AK2+KC2=42+12=17

Tương tự, từ hình vẽ ta có BD là cạnh huyền của tam giác vuông có độ dài 2 cạnh góc vuông là 4cm và 1cm.

Theo định lý Pytago ta có: BD2=42+12=17

AC2=BD2

AC=BD

Vậy hình thang ABCD có hai đường chéo AC=BD nên là hình thang cân.

+ Xét tứ giác EFGH

FG//EH Tứ giác EFGH là hình thang.

Lại có: EG=4cm (hình vẽ)

Vì FH là cạnh huyền của tam giác vuông có độ dài 2 cạnh góc vuông là 2cm và 3cm (hình vẽ) nên theo định lý Pytago ta có:

FH2=22+32=13

FH=13EG

Vậy hình thang EFGH có hai đường chéo không bằng nhau nên không phải hình thang cân.

Bài 15 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Cho ΔABC cân tại A. Trên các cạnh bên AB,AC lấy theo thứ tự các điểm D và E sao cho AD=AE.

a) Chứng minh rằng BDEC là hình thang cân.

b) Tính các góc của hình thang cân đó, biết rằng A^=50o.

Phương pháp giải: - Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề với một đáy bằng nhau.

- Định lí tổng ba góc của một tam giác bằng 180o.

- Tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau, hai góc đáy bằng nhau.

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 11)

a) Ta có AD=AE (giả thiết) nên  ADE cân (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

 D1^ = E1^ (tính chất tam giác cân)

Xét ADE có:  D1^+E1^+A^=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)

2D1^+A^=1800D1^=1800A^2(1)

Vì ABC cân tại A (gt) B^=C^ (tính chất tam giác cân)

Mà: A^+B^+C^=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)

2B^+A^=1800B^=1800A^2(2)

Từ (1) và (2) D1^ = B^, mà hai góc này là hai góc đồng vị nên suy ra DE//BC (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Do đó BDEC là hình thang (dấu hiệu nhận biết hình thang).

Lại có B^=C^ ( chứng minh trên )

Nên BDEC là hình thang cân (dấu hiệu nhận biết hình thang cân).

b) Với A^=50o

Ta được B^=C^=1800A^2=18005002=65o

D2^+B^=1800 (2 góc trong cùng phía bù nhau)

D2^=1800B^=1800650=1150

Mà BDEC là hình thang cân (chứng minh trên)

D2^=E2^=1150 (tính chất hình thang cân)

Bài 16 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường phân giác BD,CE (DAC,EAB). Chứng minh rằng BEDC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.

Phương pháp giải: - Hai tam giác bằng nhau có các cạnh tương ứng bằng nhau.

- Tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau và hai góc ở đáy bằng nhau.

- Hai đường thẳng song song khi có cặp góc đồng vị bằng nhau. 

- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề với một đáy bằng nhau.

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 12)

ΔABC cân tại A (giả thiết)

{AB=ACABC^=ACB^  (tính chất tam giác cân)

Vì BD,CE lần lượt là phân giác của ABC^ và ACB^ (giả thiết) 

{B1^=B2^=ABC^2C1^=C2^=ACB^2 (tính chất tia phân giác)

Mà ABC^=ACB^ (chứng minh trên)

B1^=B2^=C1^=C2^

 Xét ABD và  ACE có:

+) AB=AC (chứng minh trên)

+) A^ chung

+) B1^=C1^ (chứng minh trên)

ΔABD=ΔACE(g.c.g)

AD=AE (2 cạnh tương ứng).

Ta có AD=AE (chứng minh trên) nên  ADE cân tại A (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

AED^=ADE^ (tính chất tam giác cân)

Xét ADE có:  AED^+ADE^+A^=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)

2AED^+A^=1800AED^=1800A^2(1)

Xét ABC có: A^+ABC^+ACB^=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)

Mà ABC^=ACB^ (chứng minh trên)

2ABC^+A^=1800ABC^=1800A^2(2)

Từ (1) và (2) AED^ = ABC^, mà hai góc này là hai góc đồng vị nên suy ra DE//BC (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Do đó BEDC là hình thang (dấu hiệu nhận biết hình thang).

Lại có ABC^ = ACB^  (chứng minh trên)

Nên BEDC là hình thang cân (dấu hiệu nhận biết hình thang cân)

Ta có:

DE//BCD1^=B2^ (so le trong)

Lại có B2^ = B1^ (chứng minh trên) nên B1^ = D1^

ΔEBD cân tại E (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

EB=ED (tính chất tam giác cân).

Vậy BEDC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.

Bài 17 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Hình thang ABCD(AB//CD) có ACD^=BDC^. Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân.

Phương pháp giải: - Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bên bằng nhau, hai góc đáy bằng nhau.

- Dấu hiệu nhận biết hình thang cân: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 13)

Gọi E là giao điểm của AC và BD.

Xét ECD có: C1^=D1^ (giả thiết)

ΔECD cân tại E (dấu hiệu nhận biết tam giác cân).

EC=ED (tính chất tam giác cân)   (1)

Ta có:

AB//DC(giả thiết){BAE^=C1^ABE^=D1^(so le trong)

Mà: C1^=D1^(giả thiết)BAE^=ABE^ ΔABE cân tại E (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

AE=BE (tính chất tam giác cân)   (2)

Lại có: 

{AC=AE+ECBD=BE+DE(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AC=BD.

Suy ra hình thang ABCD là hình thang cân (dấu hiệu nhận biết hình thang).

Bài 18 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Chứng minh định lí "Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân" qua bài toán sau: Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AC=BD.

Qua B kẻ đường thẳng song song với AC, cắt đường thẳng DC tại E. Chứng mình rằng:

a) BDE là tam giác cân.

b) ACD=BDC.

c) Hình thang ABCD là hình thang cân.

Phương pháp giải: Áp dụng:

- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề với một đáy bằng nhau.

- Tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau, hai góc đáy bằng nhau.

- Nhận xét: Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 14)

a) E thuộc đường thẳng DC nên CE//AB.

Hình thang ABEC(AB//CE) có hai cạnh bên AC,BE song song (giả thiết) AC=BE  (1)  (nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau )

Lại có: AC=BD (giả thiết)   (2)

Từ (1) và (2) suy ra BE=BD ΔBED cân tại B (dấu hiệu nhận biết tam giác cân).

b) Ta có AC//BEC1^=E^ (2 góc đồng vị) (3)

BDE cân tại B (chứng minh trên) D1^=E^ (4)

Từ (3) và (4) D1^=C1^

Xét ACD và BDC có:

+) AC=BD (giả thiết)

+) C1^=D1^ (chứng minh trên)

+) CD chung

Suy ra ACD=BDC (c.g.c)

c) Ta có: ACD=BDC (chứng minh trên)

ADC^=BCD^ (2 góc tương ứng)

Hình thang ABCD có hai góc kề một đáy bằng nhau nên là hình thang cân.

Bài 19 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Đố. Cho ba điểm A,D,K trên giấy kẻ ô vuông (h.32). Hãy tìm điểm thứ tư M là giao điểm của các dòng kẻ sao cho nó cùng với ba điểm đã cho là bốn đỉnh của một hình thang cân

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 15)

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 16)

Có thể tìm được hai điểm M là giao điểm của các dòng kẻ sao cho nó cùng với ba điểm đã cho A,D,K là bốn đỉnh của một hình thang cân. Đó là hình thang AKDM1 (với AK;M1D là hai đáy) và hình thang ADKM2 (với DK;AM2 là hai đáy).

Lý thuyết hình thang cân

1. Định nghĩa: Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Ví dụ: ABCD là hình thang cân (đáy AB;CD)

AB//CD và C^=D^
Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 17)

2. Tính chất:

Định lí 1: Trong một hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.

Ví dụ: ABCD là hình thang cân (đáy AB,CDAD=BC

Định lí 2: Trong một hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau.

Ví dụ: ABCD là hình thang cân (đáy AB,CD)  AC=BD 

Định lí 3: Trong hình thang cân, hai góc kề 1 đáy bằng nhau

Ví dụ: Hình thang ABCD (đáy AB,CD)  C^=D^ và A^=B^

3. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân:

- Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 18)

Đánh giá

0

0 đánh giá