20 câu Trắc nghiệm Toán 10 Chương 6 (Cánh diều): Một số yếu tố thống kê và xác suất

3.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 10 Chương 6: Một số yếu tố thống kê và xác suất sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 10.

Trắc nghiệm Toán 10 Chương 6: Một số yếu tố thống kê và xác suất

Câu 1. Nếu đơn vị đo của số liệu là kg thì đơn vị của độ lệch chuẩn là

A. kg2;

B. Không có đơn vị;

C. kg2;

D. kg.

Đáp án đúng là: D

Độ lệch chuẩn của số liệu thống kê có cùng đơn vị với đơn vị của các số liệu trong mẫu thống kê.

Câu 2. Theo kết quả thống kê điểm thi giữa kì 2 môn toán khối 10 của một trường THPT , người ta tính được phương sai của mẫu số liệu đó là s2 = 0,64. Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đó bằng:

A. 0,4096;

B. 0,77;

C. 0,8;

D. 0,64.

Đáp án đúng là: C

Ta có s s2=0,64= 0,8

Câu 3. Biểu đồ sau thể hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triẻn trong giai đoạn 1990 đến 2004. Hãy tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu đó.

15 Bài tập trắc nghiệm Toán 10 Chương 6 Cánh diều có lời giải

A. 2724;

B. 1414;

C. 1310;

D. 4034.

Đáp án đúng là: B

Ta có: x max = 2724 và x min = 1310 ⇒ R = x max - x min = 2724 – 1310 = 1414.

Câu 4. Gieo 1 con xúc xắc . Số phần tử của không gian mẫu là:

A. 5;

B. 6;

C. 8;

D. 0.

Đáp án đúng là: B

Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6} ⇒ n(Ω) = 6

Câu 5. Cho A và A¯ là hai biến cố đối nhau. Chọn câu đúng.

A. P(A) = 1 + P(A¯);

B. P(A) = P(A¯);

C. P(A) = 1 − P(A¯);

D. P(A) + P(A¯) = 0.

Đáp án đúng là: C

Câu 6.Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh:

a = 13cm ± 0,2cm; b = 11, 2cm ± 0,2cm; c = 7cm ± 0,1cm. Tính chu vi P của tam giác đã cho.

A. P = 31, 2cm ± 0, 2cm;

B. P = 31, 2cm ± 1cm;

C. P = 31, 2cm ± 0, 5cm;

D. P = 31, 2cm ± 2cm.

Đáp án đúng là: C

Chu vi tam giác là:

P = a + b + c = (13 + 11, 2 + 7) ± (0,2 + 0,2 + 0,1) = 31, 2 ± 0,5.

Câu 7. Số áo bán được trong một quý ở cửa hàng bán áo sơ mi được thống kê như sau:

Cỡ áo

36

37

38

39

40

41

42

Tần số

(số áo bán được)

13

45

126

125

110

40

12

Giá trị mốt của bảng phân bố tần số trên bằng

A. 38;

B. 126;

C. 39;

D. 12.

Đáp án đúng là: A

Theo bảng tần số trên thì cỡ áo 38 bán được với số lượng nhiều nhất trong một quý . Nên mốt của mẫu số liệu là 38

Câu 8. Tiền lương hàng tháng của 7 nhân viên trong một công ty du lịch lần lượt là 6,5; 8,4; 6,9; 7,2; 2,5; 6,7; 3,0 (đơn vị: triệu đồng). Trung vị của mẫu số liệu trên là

A. 6,8 triệu đồng;

B. 7,2 triệu đồng;

C. 6,7 triệu đồng;

D. 6,9 triệu đồng.

Đáp án đúng là: C

Sắp xếp các số liệu theo thứ tự tăng dần ta được: 2,5; 3,0; 6,5; 6,7; 6,9; 7,2; 8,4

Ta thấy bảng số liệu trên có 7 giá trị nên trung vị là số liệu đứng ở vị trí 4

Vậy trung vị Me = 6,7.

Câu 9. Kết quả kiểm tra 15 phút môn toán của 100 học sinh được trình bày ở bảng sau:

Điểm

3

4

5

6

7

8

9

10

Số học sinh

3

5

11

17

30

19

10

5

Điểm trung bình môn Toán của các học sinh nói trên là:

A. 6,88;

B. 7,12;

C. 6,5;

D. 7,22.

Đáp án đúng là: A

x¯=3.3+4.5+5.11+6.17+7.30+8.19+9.10+10.5100= 6,88

Câu 10. Cho dãy số liệu thống kê:1; 2; 3; 4; 5; 6; 7. Phương sai của mẫu số liệu trên là

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Ta có: x¯=1+2+3+4+5+6+77=4

s2 = (14)2+(24)2+(34)2+(44)2+(54)2+(64)2+(74)27= 4

Câu 11. Một hộp có 5 viên bi đỏ và 9 viên bi xanh. Chọn ngẫu nhiên 2 viên bị.Xác suất để chọn được hai viên bi khác màu là:

A. 1445;

B. 4591;

C. 4691;

D. 1522.

Đáp án đúng là: B

Ta có : Mỗi lần chọn 2 viên bi ngẫu nhiên từ 14 viên bi cho ta một tổ hợp chập 2 của 14 nên n(Ω) =C142 = 91

Gọi A là biến cố: “ Hai viên bi được chọn khác màu”

Việc chọn 2 viên bi từ hộp sao cho hai viên bi được chọn khác màu có thể xem là 1 công việc gồm 2 công đoạn:

+ Công đoạn 1: Chọn 1 viên bi màu đỏ có 5 cách

+ Công đoạn 2: Chọn 1 viên bi màu xanh có 9 cách

⇒n(A) = 5.9 = 45

P(A) = n(A)n(Ω) = 4591

Câu 12. Trong một kì thi vấn đáp thí sinh đứng trước ban giám khảo chọn 3 phiếu câu hỏi từ một thùng phiếu gồm 50 câu hỏi, trong đó có 4 cặp phiếu câu hỏi mà mỗi cặp phiếu có nội dung khác nhau từng đôi một và trong mỗi một cặp phiếu có nội dung giống nhau. Tính xác suất để thí sinh chọn được 3 phiếu câu hỏi có nội dung khác nhau.

A. 34;

B. 121225;

C. 47;

D. 12131225.

Đáp án đúng là: D

Ta có : Mỗi lần chọn 3 câu hỏi ngẫu nhiên từ 50 câu hỏi cho ta một tổ hợp chập 3 của 50 nên n(Ω) =C503

Gọi F là biến cố:” thí sinh chọn được 3 phiếu câu hỏi có nội dung khác nhau”

⇒ F¯ là biến cố” thí sinh chọn được 3 phiếu câu hỏi trong đó có 1 cặp câu hỏi có nội dung giống nhau”

Việc thí sinh chọn được 3 phiếu câu hỏi trong đó có 1 cặp câu hỏi có nội dung giống nhau có thể xem là một công việc có 2 công đoạn:

- Công đoạn 1: Chọn 1 cặp trong 4 cặp câu hỏi giống nhau có C41= 4 cách

- Công đoạn 2: Chọn 1 phiếu câu hỏi trong 48 phiếu còn lại: có 48 cách chọn

Do đó, n(F¯) = 4.48 = 192 cách chọn

⇒P(F¯) = n(F¯)n(Ω) = 19219600 = 121225

⇒ P(F) = 1 - P(F¯) = 1 - 12122512131225

Câu 13. Một hộp có 5 viên bi đỏ, 3 viên bi vàng và 4 viên bi xanh. Chọn ngẫu nhiên từ hộp 4 viên bi, tính xác suất để 4 viên bi được chọn có số bi đỏ lớn hơn số bi vàng và nhất thiết phải có mặt bi xanh.

A. 112;

B. 13;

C. 1633;

D. 12.

Đáp án đúng là: C

Ta có : Mỗi lần chọn 4 viên bi ngẫu nhiên từ 12 viên bi cho ta một tổ hợp chập 4 của 12 nên n(Ω) =C124 = 495

Gọi D là biến cố :” 4 viên bi được chọn có số bi đỏ lớn hơn số bi vàng và nhất thiết phải có mặt bi xanh”

- Trường hợp 1: Chọn 1 bi đỏ và 3 bi xanh có C51.C43= 20 cách

- Trường hợp 2: Chọn 2 bi đỏ và 2 bi xanh có C52.C42= 60 cách

- Trường hợp 3: Chọn 3 bi đỏ và 1 bi xanh có C53.C41= 40 cách

- Trường hợp 4: Chọn 2 bi đỏ, 1 bi vàng và 1 bi xanh có C52.C31.C41= 120 cách

⇒n(D) = 20 + 60 + 40 + 120 = 240

Vậy P(D) = n(D)n(Ω) = 240495 = 1633

Câu 14. Cho tập hợp A = {2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau được lập thành từ cách chữ số của tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ S, tính xác suất để số được chọn mà trong mỗi số luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ.

A. 15;

B. 335;

C. 1735;

D. 1835.

Đáp án đúng là: D

Ta có : n(Ω) =A74 = 840

Gọi E là biến cố: “ Số được chọn luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ”

Việc số được chọn luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ là một công việc gồm 3 công đoạn:

+ Công đoạn 1: Chọn 2 chữ số chẵn từ các chữ số 2; 4; 6; 8 có C42= 6 cách

+ Công đoạn 2: Chọn 2 chữ số lẻ từ các chữ số 3; 5; 7 có C32= 3 cách

+ Công đoạn 3: Từ 4 chữ số được chọn ta lập số có 4 chữ số khác nhau, số cách lập tương ứng với một hoán vị của 4 , do đó ta có 4! = 24 cách

⇒ n(E) = 24.6.3 = 432

⇒P(E) = n(E)n(Ω) = 432840 = 1835

Câu 15. Một Chi Đoàn có 3 Đoàn viên nữ và một số Đoàn viên nam.Cần lập một đội thanh niên tình nguyện (TNTN) gồm 4 người. Gọi A là biến cố :” 4 người được chọn có 3 nữ” và B là biến cố :” 4 người được chọn toàn nam” . Biết rằng P(A) = 25P(B). Hỏi Chi Đoàn có bao nhiêu Đoàn viên?

A. 9;

B. 10;

C. 11;

D. 12.

Đáp án đúng là: A

Gọi số Đoàn viên trong Chi đoàn là n (n ∈ℕ*, n ≥ 7)

⇒Số Đoàn viên nam trong Chi Đoàn là n – 3

Ta có : Mỗi lần chọn 4 Đoàn viên ngẫu nhiên từ n Đoàn viên cho ta một tổ hợp chập 4 của n nên n(Ω) =Cn4

* Để lập đội TNTN trong đó có 3 nữ có thể xem là một công việc gồm 2 công đoạn:

+ Công đoạn 1: Chọn 3 nữ có 1 cách chọn

+ Công đoạn 2: Chọn 1 nam có n - 3 cách chọn

⇒n(A) = 1.(n - 3) = n - 3

⇒P(A) = n(A)n(Ω) = n3Cn4

* Để lập đội TNTN có 4 Đoàn viên là nam có n(B) = Cn34

⇒P(B) = n(B)n(Ω) = Cn34Cn4

Theo giả thiết ta có: P(A) = 25P(B)

hay n3Cn425.Cn34Cn4

⇒ n – 3 = 25.Cn34

Mà Cn34=(n3)!4!(n7)!(n7)!(n6)(n5)(n4)(n3)24(n7)!

(n6)(n5)(n4)(n3)24

⇒ n – 3 = 25.(n6)(n5)(n4)(n3)24

⇒(n – 6)(n – 5)(n – 4) = 60

⇒ n3 – 15n2 + 74n – 180 = 0

⇒ n = 9

Vậy Chi Đoàn có 9 Đoàn viên

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 5: Xác suất của biến cố

Trắc nghiệm Ôn tập chương 6

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Tọa độ của vectơ

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Phương trình đường thẳng

Đánh giá

0

0 đánh giá