Luyện tập vận dụng 2 trang 41 Toán 7 Tập 1 | Cánh diều Giải toán lớp 7

1.4 K

Với giải Luyện tập vận dụng 2 trang 41 Toán lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Tập hợp R các số thực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 2: Tập hợp R các số thực

Luyện tập vận dụng 2 trang 41 Toán lớp 7: So sánh 2 số thực sau:

a) 1,(375) và 138

b) – 1,(27) và -1,272

Phương pháp giải:

Viết các số thực dưới dạng số thập phân. Đối với các số thập phân vô hạn tuần hoàn, ta đổi dạng viết có chu kì về dạng không viết chu kì

Lời giải:

a) Ta có: 1,(375) = 1,375375375…

138 = 1,375

Vì 1,375375375 > 1,375 nên 1,(375) > 138

b) Ta có: -1,(27) = -1,272727…

Vì 1,272727… > 1,272 nên - 1,272727 < -1,272 hay – 1,(27) <  -1,272

Lý thuyết So sánh các số thực

4.1 So sánh hai số thực

Cũng như số hữu tỉ, trong hai số thực khác nhau luôn có một số nhỏ hơn số kia.

- Nếu số thực a nhỏ hơn số thực b thì ta biết a < b hay b > a.

- Số thực lớn hơn 0 gọi là số thực dương.

- Số thực nhỏ hơn 0 gọi là số thực âm.

- Số 0 không phải là số thực dương cũng không phải số thực âm.

- Nếu a < b và b < c thì a < c.

4.2 Cách so sánh hai số thực

- Ta có thể so sánh hai số thực bằng cách biểu diễn thập phân mỗi số thực đó rồi so sánh hai số thập phân đó.

- Việc biểu diễn một số thực dưới dạng số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn) thường là phức tạp. Trong một số trường hợp ta dùng quy tắc: Với a, b là hai số thực dương, nếu a > b thì a>b.

Ví dụ: So sánh các số thực sau:

a) –1,(27) và –1,272;

b) 7 và 8.

Hướng dẫn giải

a) Ta viết –1,(27) = –1,27272727….. sau đó ta so sánh với –1,272.

Hai số –1,27272727… và –1,2720 có phần nguyên và đến hàng phần nghìn giống nhau, cặp chữ số khác nhau đầu tiên bắt đầu từ hàng phần chục nghìn.

Do 7 > 0 nên 1,27272727…..> 1,2720, suy ra  –1,27272727…..< –1,2720.

Vậy –1,(27) < –1,272.

b) Ta có: 0 < 7 < 8 nên 7 < 8.

4.3 Minh họa trên trục số

Giả sử hai điểm x, y lần lượt biểu diễn hai số thực x, y trên trục số nằm ngang. Ta có nhận xét sau :

- Nếu x < y hay y > x thì điểm x nằm bên trái điểm y;

- Ngược lại nếu điểm x nằm bên trái điểm y thì x < y hay y > x.

Đối với hai điểm x, y lần lượt biểu diễn hai số thực x, y trên trục số thẳng đứng, ta cũng có nhận xét sau :

- Nếu x < y hay y > x thì điểm x nằm phía dưới điểm y;

- Ngược lại, nếu điểm x nằm phía dưới điểm y thì x < y hay y > x.

Ví dụ:

Tập hợp R các số thực (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

+ Vì 32 < –1 nên trên trục số nằm ngang, điểm 32 nằm bên trái điểm –1.

+ Điểm 2 nằm bên trái điểm 5, vì vậy 2 < 5.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Hoạt động 1 trang 38 Toán lớp 7: a) Nêu hai ví dụ về số hữu tỉ...

Hoạt động 2 trang 38 Toán lớp 7: a) Nêu biểu diễn thập phân của số hữu tỉ...

Hoạt động 3 trang 39 Toán lớp 7: Biểu diễn các số hữu tỉ sau trên trục số: 12;1;1,25;74...

Luyện tập vận dụng 1 trang 40 Toán lớp 7: Tìm số đối của mỗi số sau:...

Hoạt động 5 trang 40 Toán lớp 7: a) So sánh hai số thập phân sau: -0,617 và -0,614...

Bài 1 trang 42 Toán lớp 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?...

Bài 2 trang 42 Toán lớp 7: Tìm số đối của mỗi số sau:...

Bài 3 trang 42 Toán lớp 7: So sánh:...

Bài 4 trang 42 Toán lớp 7: Tìm chữ số thích hợp cho ...

Bài 5 trang 42 Toán lớp 7:a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần:...

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Bài 2: Tập hợp R các số thực

Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực

Bài 4: Làm tròn và ước lượng

Bài 5: Tỉ lệ thức

Đánh giá

0

0 đánh giá