Vở thực hành Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Biểu đồ đoạn thẳng

2 K

Với giải vở thực hành Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Toán lớp 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

Câu 1 trang 75 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Biểu đồ trên cho biết chuẩn cân nặng của mấy độ tuổi?

A. 3;

B. 4;

C. 5;

D. 6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Biểu đồ trên cho biết chuẩn cân nặng của 5 độ tuổi: tuổi 12, tuổi 13, tuổi 14, tuổi 15, tuổi 16.

Câu 2 trang 75 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Chuẩn cân nặng của nam 13 tuổi là:

A. 41,5 kg;

B. 45,8 kg;

C. 47,6 kg;

D. 52,1 kg.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dựa vào biểu đồ ta thấy chuẩn cân nặng của nam 13 tuổi là: 45,8 kg.

Câu 3 trang 75 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Theo chuẩn, từ 13 tuổi đến 15 tuổi cần tăng bao nhiêu ki-lô-gam?

A. 6,3 kg;

B. 5,9 kg;

C. 6,1 kg;

D. 5,2 kg.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Dựa vào biểu đồ ta thấy chuẩn cân nặng của nam 13 tuổi là 45,8 kg, chuẩn cân nặng của nam 15 tuổi là 52,1 kg. Như vậy theo chuẩn, từ 13 tuổi đến 15 tuổi cần tăng: 52,1 – 45,8 = 6,3 (kg).

Câu 4 trang 75 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Theo chuẩn, trong độ tuổi nào cân nặng sẽ tăng nhanh nhất?

A. 12 – 13;

B. 13 – 14;

C. 14 – 15;

D. 15 – 16.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dựa vào biểu đồ ta thấy chuẩn cân nặng của nam 12 tuổi là 41,5 kg; 13 tuổi là 45,8 kg; 14 tuổi là 47,6 kg; 15 tuổi là 52,1 kg; 16 tuổi là 53,5 kg .

Theo chuẩn, từ 12 tuổi đến 13 tuổi cần tăng số cân nặng là:

45,8 – 41,5 = 4,3 (kg)

Theo chuẩn, từ 13 tuổi đến 14 tuổi cần tăng số cân nặng là:

47,6 – 45,8 = 1,8 (kg)

Theo chuẩn, từ 14 tuổi đến 15 tuổi cần tăng số cân nặng là:

52,1 – 47,6 = 4,5 (kg)

Theo chuẩn, từ 15 tuổi đến 16 tuổi cần tăng số cân nặng là:

53,5 – 52,1 = 1,4 (kg)

Vậy theo chuẩn, trong độ tuổi 14 – 15 cân nặng sẽ tăng nhanh nhất.

Câu 5 trang 75 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Theo chuẩn, từ 12 tuổi đến 16 tuổi, cân nặng cần tăng bao nhiêu phần trăm ?

A. 15,6%;

B. 18,2%;

C. 25,4%;

D. 28,9%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dựa vào biểu đồ ta thấy chuẩn cân nặng của nam 12 tuổi là 41,5 kg; 16 tuổi là 53,5 kg

Theo chuẩn từ 12 tuổi đến 16 tuổi, cân nặng cần tăng: 53,5 – 41,5 = 12 (kg)

Như vậy theo chuẩn từ 12 tuổi đến 16 tuổi, cân nặng cần tăng: 1241,5.100%28,9%

Bài 1 trang 76 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cho biểu đồ sau:

Cho biểu đồ sau: Kì SEA Games nào đoàn Việt Nam giành được ít huy chương vàng nhất

a) Kì SEA Games nào đoàn Việt Nam giành được ít huy chương vàng nhất ?

b) Lập bảng thống kê số huy chương vàng đoàn Việt Nam giành được.

c) Nhận xét xu hướng (tăng, giảm, …) về số huy chương. Tại kì SEA Games nào, số huy chương vàng của đoàn Việt Nam tăng nhiều nhất so với kì SEA Games trước đó ?

Lời giải:

a) Đoàn Việt Nam giành được ít huy chương vàng nhất năm 2017 (58 huy chương).

b) Bảng thống kê số huy chương vàng:

Năm

2009

2011

2013

2015

2017

2019

Số huy chương

83

96

73

73

58

98

c) Số huy chương vàng tăng giảm không đều qua các năm, từ 2009 đến 2011 số huy chương vàng tăng, từ 2011 đến 2017 số huy chương vàng giảm, từ 2017 đến 2019 số huy chương vàng tăng trở lại. Tại kì SEA Games 2019, số huy chương vàng của đoàn Việt Nam tăng nhiều nhất so với kì SEA Games trước (tăng 40 huy chương).

Bài 2 trang 76 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Biểu đồ sau cho biết nhiệt độ tại Đà Lạt ngày 30/4 ở một số thời điểm trong ngày.

Biểu đồ sau cho biết nhiệt độ tại Đà Lạt ngày 30/4 ở một số thời điểm trong ngày

a) Giải thích những thông tin có trong biểu đồ trên.

b) Từ 4 giờ đến 12 giờ, nhiệt độ đã tăng lên bao nhiêu phần trăm ?

c) Tính nhiệt độ trung bình từ 4 giờ đến 12 giờ tại Đà Lạt trong ngày 30/4 này.

Lời giải:

a) Biểu đồ cho ta thông tin về nhiệt độ tại Đà Lạt ngày 30/4 ở một số thời điểm trong ngày.

Trục ngang biểu thị thời điểm trong ngày. Trục đứng biểu thị nhiệt độ.

Mỗi điểm biểu thị nhiệt độ tương ứng với thời điểm đó trong ngày.

b) Từ 4 giờ đến 12 giờ, nhiệt độ đã tăng lên: 23 – 17,5 = 5,5 (°C)

c) Nhiệt độ trung bình từ 4 giờ đến 12 giờ là: (17,5 + 19 + 20,5 + 22 + 23) : 5 = 20,4 (°C).

Bài 3 trang 77 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Biểu đồ sau cho biết số lượng gói bim bim đã bán tại căng tin của trường học trong tuần:

Biểu đồ sau cho biết số lượng gói bim bim đã bán tại căng tin của trường học trong tuần

a) Tính trung bình cả tuần, căng tin đã bán được bao nhiêu gói bim bim ?

b) Ngày thứ 4, lượng bim bim bán được giảm bao nhiêu phần trăm so với thứ 3 ?

c) Nhận xét lượng bim bim đã bán được ngày thứ 7 và Chủ nhật.

Lời giải:

a) Trung bình cả tuần, căng tin đã được: (64 + 85 + 60 + 72 + 87 + 12 + 0) : 7 ≈ 54 (gói)

b) Ngày thứ 4, lượng bim bim bán được giảm: 856085.100%29,4%.

c) Lượng bim bim đã bán được ngày thứ 7 rất ít so với thứ 2, 3, 4, 5, 6 còn ngày Chủ nhật không bán được bim bim do cuối tuần học sinh thường ít đến trường hơn.

Bài 4 trang 77 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Biểu đồ sau cho biết số giờ tự học của Hải và Lan trong tuần.

Biểu đồ sau cho biết số giờ tự học của Hải và Lan trong tuần

a) Trung bình trong cả tuần, Lan tự học bao nhiêu giờ ?

b) Tính cả tuần, bạn nào có thời gian tự học nhiểu hơn và nhiều hơn bao nhiêu ?

c) Theo em, bạn nào phân phối thời gian tự học “phù hợp” hơn ? Tại sao ?

Lời giải:

a) Thời gian tự học trong tuần của Lan: 2 + 3 + 3,5 + 2,5 + 1,5 + 3 + 5 = 20,5 (giờ).

Vậy thời gian trung bình Lan tự học trong tuần là: 20,572,9 (giờ)

b) Thời gian tự học trong tuần của Hải: 1,5 + 0,5 + 3,5 + 4,5 + 0 + 4 + 1,5 = 15,5 (giờ).

Vậy Lan có thời gian tự học nhiều hơn và nhiều hơn: 20,5 – 15,5 = 5 (giờ).

c) Theo em, bạn Lan phân phối thời gian tự học “phù hợp” hơn vì độ chênh lệch thời gian tự học giữa các ngày trong tuần của Lan ít hơn Hải.

Bài 5 trang 78 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Bạn Hà mở vòi cho nước chảy vào một bình chứa nước được 10 lít nước. Khi đầy, Hà ngâm nước trong bình 1 phút rồi sau đó mở khóa ở đáy bình để nước chảy ra ngoài. Biểu đồ dưới dây cho ta biết lượng nước có trong bình ở mỗi thời điểm.

Bạn Hà mở vòi cho nước chảy vào một bình chứa nước được 10 lít nước

a) Phần nào của biểu đồ cho biết nước đang chảy vào bình ?

b) Thời gian nào dài hơn, nước chảy đầy bình hay nước chảy ra hết khỏi bình, và dài hơn bao lâu ?

Lời giải:

a) Nước chảy vào bình từ thời điểm 0 phút đến 5 phút.

b) Thời gian nước chảy đầy bình là 5 phút, thời gian nước chảy ra hết khỏi bình là 2 phút (từ phút thứ 6 đến phút thứ 8), vậy thời gian nước chảy đầy bình dài hơn thời gian nước chảy ra hết khỏi bình và dài hơn: 5 – 2 = 3 (phút).

Bài 6 trang 78 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Bảng dưới đây thống kê số điểm 10 bạn Mai đã đạt được trong học kì 1:

Bảng dưới đây thống kê số điểm 10 bạn Mai đã đạt được trong học kì 1

Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu trên.

Lời giải:

Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng, ta thực hiện các bước:

Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn tháng, chia mốc cách đều 1 đơn vị. Trục đứng biểu diễn số điểm 10, chia mốc cách đều 1 đơn vị.

Bước 2: Dóng thẳng đứng từ mỗi mốc thời gian trên trục ngang  mốc số điểm tương ứng trên trục đứng để tìm các điểm biểu diễn.

Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp.

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Ghi tên cho biểu đồ; Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng; Ghi đơn vị trên hai trục.

Bảng dưới đây thống kê số điểm 10 bạn Mai đã đạt được trong học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá