Cho tam giác ABC cân tại A, các đường phân giác BD, CE( D thuộc AC, E thuộc AB)

1 K

Với giải bài 16 trang 75 Toán lớp 8 chi tiết trong Bài 3: Hình thang cân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hình thang cân

Bài 16 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường phân giác BD,CE (DAC,EAB). Chứng minh rằng BEDC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.

Phương pháp giải: - Hai tam giác bằng nhau có các cạnh tương ứng bằng nhau.

- Tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau và hai góc ở đáy bằng nhau.

- Hai đường thẳng song song khi có cặp góc đồng vị bằng nhau. 

- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề với một đáy bằng nhau.

Lời giải:

Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân (ảnh 12)

ΔABC cân tại A (giả thiết)

{AB=ACABC^=ACB^  (tính chất tam giác cân)

Vì BD,CE lần lượt là phân giác của ABC^ và ACB^ (giả thiết) 

{B1^=B2^=ABC^2C1^=C2^=ACB^2 (tính chất tia phân giác)

Mà ABC^=ACB^ (chứng minh trên)

B1^=B2^=C1^=C2^

 Xét ABD và  ACE có:

+) AB=AC (chứng minh trên)

+) A^ chung

+) B1^=C1^ (chứng minh trên)

ΔABD=ΔACE(g.c.g)

AD=AE (2 cạnh tương ứng).

Ta có AD=AE (chứng minh trên) nên  ADE cân tại A (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

AED^=ADE^ (tính chất tam giác cân)

Xét ADE có:  AED^+ADE^+A^=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)

2AED^+A^=1800AED^=1800A^2(1)

Xét ABC có: A^+ABC^+ACB^=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)

Mà ABC^=ACB^ (chứng minh trên)

2ABC^+A^=1800ABC^=1800A^2(2)

Từ (1) và (2) AED^ = ABC^, mà hai góc này là hai góc đồng vị nên suy ra DE//BC (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Do đó BEDC là hình thang (dấu hiệu nhận biết hình thang).

Lại có ABC^ = ACB^  (chứng minh trên)

Nên BEDC là hình thang cân (dấu hiệu nhận biết hình thang cân)

Ta có:

DE//BCD1^=B2^ (so le trong)

Lại có B2^ = B1^ (chứng minh trên) nên B1^ = D1^

ΔEBD cân tại E (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

EB=ED (tính chất tam giác cân).

Vậy BEDC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:

Trả lời câu hỏi 1 trang 72 sgk Toán 8 Tập 1: Hình thang ABCD (AB//CD) trên hình 23 có gì đặc biệt?...

Trả lời câu hỏi 2 trang 72 sgk Toán 8 Tập 1: Cho hình  24...

Trả lời câu hỏi 3 trang 74 sgk Toán 8 Tập 1: Cho đoạn thẳng CD và đường thẳng m song song với CD (h.29). Hãy vẽ các điểm A,B thuộc m sao cho ABCD là hình thang có hai đường chéo CA,DB bằng nhau. Sau đó hãy đo các góc C^ và D^ của hình thang ABCD đó để dự đoán về dạng của các hình thang có đường chéo bằng nhau. ...

Bài 11 trang 74 sgk Toán 8 Tập 1: Tính độ dài các cạnh của hình thang cân ABCD trên giấy kẻ ô vuông (h.30, độ dài cạnh ô vuông là 1cm)....

Bài 12 trang 74 sgk Toán 8 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD(AB//CD,AB<CD). Kẻ đường cao AE,BF của hình thang. Chứng minh rằng DE=CF....

Bài 13 trang 74 sgk Toán 8 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD(AB//CD)E là giao điểm của hai đường chéo. Chứng minh rằng EA=EB,EC=ED....

Bài 14 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Trong các tứ giác ABCD và EFGH trên giấy kẻ ô vuông (h.31), tứ giác nào là hình thang cân? Vì sao?...

Bài 15 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Cho ΔABC cân tại A. Trên các cạnh bên AB,AC lấy theo thứ tự các điểm D và E sao cho AD=AE....

Bài 17 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Hình thang ABCD(AB//CD) có ACD^=BDC^. Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân...

Bài 18 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Chứng minh định lí "Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân" qua bài toán sau: Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AC=BD....

Bài 19 trang 75 sgk Toán 8 Tập 1: Đố. Cho ba điểm A,D,K trên giấy kẻ ô vuông (h.32). Hãy tìm điểm thứ tư M là giao điểm của các dòng kẻ sao cho nó cùng với ba điểm đã cho là bốn đỉnh của một hình thang cân...

Đánh giá

0

0 đánh giá