Giải SGK Toán 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Biểu thức số và biểu thức đại số

7.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Biểu thức số và biểu thức đại số chi tiết sách Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Biểu thức số và biểu thức đại số

1. Biểu thức số

Giải Toán 7 trang 25 Tập 2

Khởi động 1 trang 25 Toán lớp 7: Hai biểu thức 3.52+6:2 và 2.x+3.x2.y có gì khác nhau?

Phương pháp giải:

Phân biệt biểu thức số và biểu thức đại số.

Lời giải:

Biểu thức 3.52+6:2 là một biểu thức số trong đó các số được nối với nhau bởi các phép tính cộng, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

Biểu thức 2.x+3.x2.y là biểu thức đại số với hai biến x, y trong đó gồm các số và các chữ x, y được nối với nhau bởi các kí hiệu phép toán cộng, nhân, nâng lên lũy thừa. 

Khám phá 1 trang 25 Toán lớp 7: Hãy viết các biểu thức biểu thị chu vi và diện tích của một hình vuông có cạnh bằng 3 cm.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính chu vi và diện tích hình vuông

Lời giải:

Chu vi hình vuông là: C = 4.3 = 12 (cm)

Diện tích hình vuông là: S = 3.3 = 9 (cm2)

Thực hành 1 trang 25 Toán lớp 7: Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích của một hình thoi có các đường chéo bằng 6 cm và 8 cm.

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức diện tích hình thoi = 12 . tích 2 đường chéo

Lời giải:

Diện tích hình thoi là: S=12.6.8=6.82=24(cm2)

2. Biểu thức đại số

Khám phá 2 trang 25 Toán lớp 7: Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của một hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng 3 cm và x cm. (Hình 1)

Toán 7 Bài 1: Biểu thức số và biểu thức đại số | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Diện tích hình chữ nhật = chiều dài . chiều rộng

Lời giải:

Diện tích hình chữ nhật là: S = 3.x (cm2)

Giải Toán 7 trang 27 Tập 2

Thực hành 2 trang 27 Toán lớp 7: a) Hãy viết biểu thức biểu thị thể tích khối lập phương có cạnh bằng a.

b) Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn bằng a cm, đáy nhỏ bằng b cm, đường cao bằng h cm.

Phương pháp giải:

• Dựa vào công thức tính thể tích hình lập phương
• Dựa bào công thức tính diện tích hình thang

Lời giải:

a) Thể tích hình lập phương là: V = a3

b) Diện tích hình thoi = (đáy lớn + đáy nhỏ). chiều cao : 2

Diện tích hình thang là: S =a.b2.hcm2

Vận dụng 1 trang 27 Toán lớp 7: Một khung ảnh hình chữ nhật với hai cạnh liên tiếp bằng 3a cm và 4a cm với bề rộng bằng 2 cm (xem Hình 3). Viết biểu thức biểu thị diện tích của tấm ảnh trong Hình 3.

Vận dụng 1 trang 27 Toán lớp 7 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Ta tìm các kích thước của tấm ảnh bằng những chỉ số đã cho

Lời giải:

Chiều dài bức ảnh là : 4a22=4a4(cm)

Chiều rộng bức ảnh là : 3a22=3a4(cm)

Diện tích bức ảnh là: S=(4a4).(3a4)=12a228a+16 (cm2)

3. Giá trị của biểu thức đại số

Khám phá 3 trang 27 Toán lớp 7: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 10m, chiều rộng là 6m. Người ta làm lối đi riêng như trong Hình 4 (phần tô màu vàng)

a) Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của khu vườn.

b) Tính diện tích phần còn lại của khu vườn khi x = 1m và y = 0,8m

Khám phá 3 trang 27 Toán lớp 7 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

  • Tính diện tích mảnh vườn
  • Tính diên tích lối đi
  • Tính diện tích vườn còn lại

Lời giải:

a) Diện tích mảnh vườn còn lại = diện tích mảnh bên trái + diện tích mảnh bên phải :

Diện tích mảnh vườn còn lại bên trái là : 5 . ( 6 – y ) m2

Diện tích mảnh vườn còn lại bên phải là : 6 . ( 10 – 5 – x ) m2

Diện tích mảnh vườn còn lại là : 30 -5y + 30 – 6x = 60 – 6x – 5y (m2)

b) Thay x = 1 và y = 0,8 vào biểu thức vừa tìm được ở câu a ta có :

60 – 6.1 – 5.0,8 = 50 (m2)

Thực hành 3 trang 27 Toán lớp 7: Hãy tính giá trị của biểu thức 3x24x+2 khi x = 2

Phương pháp giải:

Thay x = 2 vào biểu thức đã cho

Lời giải:

Thay x = 2 vào biểu thức đã cho, ta có :

3x24x+2=3.224.2+2=128+2=6

Giải Toán 7 trang 28 Tập 2

Vận dụng 2 trang 28 Toán lớp 7: Cho biết giá bán của một đôi giày bằng C + Cr, trong đó C là giá trị gốc, r là thuế giá trị gia tăng.

Tính giá bán của đôi giày khi C = 600 nghìn đồng và r = 10%

Phương pháp giải:

  • Ta tính số tiền thuế giá trị gia tăng
  • Tính được số tiền khi bán đôi giày

Lời giải:

Vì thuế giá trị gia tăng là 10% nên số tiền thuế sẽ là : 10%.600 = 60 (nghìn đồng)

Vậy giá trị của đôi giày khi bán là : 600 + 60 = 660 (nghìn đồng)

Bài tập (trang 28)

Bài 1 trang 28 Toán lớp 7: Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích xung quanh của một hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 7 cm, chiều rộng bằng 4 cm và chiều cao bằng 2 cm.

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật:

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật  = 2 . chiều cao . ( chiều dài + chiều rộng)

Lời giải:

Biểu thức số biểu thị diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: S = 2.2.(7+4)

Bài 2 trang 28 Toán lớp 7: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị chu vi của một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 7 cm.

Phương pháp giải:

Chu vi hình chữ nhật = 2.(Chiều dài + chiều rộng)

Lời giải:

Gọi chiều dài của hình chữ nhật là x ( cm)

 Chiều rộng hình chữ nhật là x – 7 (cm) (vì chiều dài hơn chiều rộng 7 cm)

Vậy chu vi hình chữ nhật là:C=2.(x+x7)=2.(2x7)=4x14(cm)

Bài 3 trang 28 Toán lớp 7: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị thể tích của một hình hộp chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 4 cm và hơn chiều cao 2 cm.

Phương pháp giải:

Thể tích của hình hộp chữ nhật = chiều dài . chiều rộng . chiều cao

Lời giải:

Gọi chiều dài hình hộp chữ nhật là x (cm)

 Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là: x – 4 (cm) (do chiều dài hơn chiều rộng 4 cm)

Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: x - 2 (cm) (do chiều dài hơn chiều cao 2 cm)

Thể tích hình hộp chữ nhật là: V=x.(x4).(x2)(cm3)

Bài 4 trang 28 Toán lớp 7: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị:

a) Tổng của x2 và 3y

b) Tổng các bình phương của a và b

Phương pháp giải:

Mô tả các phép tính

Lời giải:

a) Tổng của x2 và 3y là: A=x2+3y

b) Tổng các bình phương của a và b là: B=a2+b2

Bài 5 trang 28 Toán lớp 7: Lân có x nghìn đồng và đã chi tiêu hết y nghìn đồng, sau đó Lân được chị Mai cho z nghìn đồng. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số tiền mà Lân có sau khi chị Mai cho thêm z nghìn đồng. Tính số tiền Lân có khi x =  100, y = 60, z = 50.

Phương pháp giải:

Lập biểu thức và thay số

Lời giải:

Số tiền sau khi Lân tiêu y nghìn đồng là  : x – y (nghìn đồng)

Sau khi chị Mai cho thêm z nghìn đồng số tiền Lân có là : x – y + z ( nghìn đồng)

Số tiền Lân có là: 100 – 60 + 50 = 90 (nghìn đồng)

Bài 6 trang 28 Toán lớp 7: Rút gọn các biểu thức đại số sau:

a) 6(yx)2(xy)

b) 3x2+x4x5x2

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

Lời giải:

a) Cách 1:

6(yx)2(xy)

=6y6x2x+2y

=8y8x

Cách 2:

6(yx)2(xy)=6(yx)+2(yx)=(6+2).(yx)=8.(yx)=8y8x

b)  3x2+x4x5x2

=(3x25x2)+(x4x)

=2x23x

Bài 7 trang 28 Toán lớp 7: Một mảnh vườn hình vuông (Hình 5) có cạnh bằng a (m) với lối đi xung quanh vườn rộng 1,2m. Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của mảnh vườn. Tính diện tích còn lại của mảnh vườn khi a = 20.

Bài 7 trang 28 Toán lớp 7 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

  • Tính 1 cạnh của mảnh vườn còn lại
  • Từ đó tính diện tích mảnh vườn còn lại

Lời giải:

1 cạnh của mảnh vườn còn lại là : a – 1,2 – 1,2 = a – 2,4 (m)

Diện tích mảnh vườn còn lại có biểu thức tính là : (a2,4)2 (m2)

Thay a = 20 vào biểu thức ta vừa tính được :

(202,4)2=309,76(m2)

Bài 8 trang 28 Toán lớp 7: Lương trung bình tháng của công nhân ở một xí nghiệp vào năm thứ n tính từ năm 2015 được tính bởi biểu thức C(1+0,04)n, trong đó C = 5 triệu đồng. Hãy tính lương trung bình tháng của công nhân xí nghiệp đó vào năm 2020 (ứng với n = 5)

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức và những số liệu đề bài đã cho để tìm kết quả

Lời giải:

Ta có công thức tính lương là : C(1+0,04)n

Ta thay C = 5 và n = 5 vào công thức, ta có : 5.(1+0,04)5=5.1,0456,08 (triệu đồng)

Vậy lương trung bình của công nhân năm 2020 là 6,08 triệu đồng.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài tập cuối chương 6

Bài 2: Đa thức một biến

Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến

Lý thuyết Biểu thức số, biểu thức đại số

1. Biểu thức số

- Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa tạo thành một biểu thức.

Chẳng hạn: 3 + 7 – 2; 4. 5: 2; 2. (5 + 8) là những biểu thức.

Những biểu thức như trên còn được gọi là biểu thức số.

Ví dụ: Viết biểu thức số biểu thị:

a) Chu vi của hình chữ nhật có chiều dài bằng 6 cm và chiều rộng bằng 4 cm;

b) Diện tích của hình tròn có bán kính bằng 5 cm.

Hướng dẫn giải:

a) Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật: 2.(6 + 4);

b) Biểu thức số biểu thị diện tích hình tròn: π.52.

2Biểu thức đại số

Biểu thức bao gồm các số và các chữ (đại diện cho số) được nối với nhau bởi các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa được gọi là biểu thức đại số.

Trong biểu thức đại số:

- Những chữ đại diện cho một số tùy ý gọi là biến số;

- Những chữ đại diện cho một số xác định gọi là hằng số;

Ví dụ: xy – 2. x2y là biểu thức đại số với 2 biến là x và y; 2 là hằng số;

ab + b36+ c là biểu thức đại số với ba biến là a, b và c; hằng số là 16.

Chú ý:

- Trong biểu thức đại số, vì biến đại diện cho số nên khi thực hiện các phép tính trên các biến, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn:

x + y = y + z;

(x + y) + z = x + (y + z);

(xy)z = x(yz);

xy = yx;

xxx = x3;

x(y + z) = xy + xz

Ví dụ: Rút gọn các biểu thức sau:

a)6x + 4x;

b)4(x + 2x) – (x2 – 2x)

c)6(y – x) – 2(x – y).

Hướng dẫn giải:

a)6x + 4x = (6 + 4). x = 10x;

b)4(x + 2x) – (x2 – 2x)

=4x + 8x – x2 + 2x

=4x + 8x + 2x – x2

=14x – x2.

c)6(y – x) – 2(x – y)

=6y – 6x – 2x + 2y

=6y + 2y – 6x – 2x

=8y – 8x.

3. Giá trị của biểu thức đại số

Để tính giá trị của một biểu thức đại số ta thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Thay chữ bởi giá trị số đã cho (chú ý các trường hợp phải đặt số trong dấu ngoặc);

- Bước 2: Thực hiện các phép tính (chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính: thực hiện phép lũy thừa, rồi đến phép nhân chia, sau đó là phép cộng trừ).

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức a2 – 5b + 1 khi a = 4 và b = 2.

Hướng dẫn giải:

Thay a = 4 và b = 2 vào biểu thức trên, ta được:

a2 – 5b + 1 = 42 – 5. 2 + 1 = 16 – 10 + 1 = 7.

Vậy khi a = 4 và b = 2 thì giá trị của biểu thức a2 – 5b + 1 là 7.

Đánh giá

0

0 đánh giá