Vở thực hành Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác

2.3 K

Với giải vở thực hành Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Toán lớp 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác

Câu 1 trang 38 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

A. Hình lăng trụ đứng tam giác có năm mặt bên;

B. Hình lăng trụ đứng tam giác có các mặt bên là hình tam giác;

C. Đường cao của hình lăng trụ đứng tam giác là đường cao của tam giác đáy;

D. Độ dài cạnh bên là chiều cao của hình lăng trụ đứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A sai do hình lăng trụ đứng tam giác có 3 mặt bên;

B sai vì các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là các hình chữ nhật;

C sai vì đường cao của hình lăng trụ đứng tam giác là độ dài cạnh bên.

D đúng vì độ dài cạnh bên là chiều cao của hình lăng trụ đứng.

Câu 2 trang 38 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

A. Hình lăng trụ đứng tứ giác có bốn mặt;

B. Hình lăng trụ đứng tứ giác là hình hộp chữ nhật;

C. Hình hộp chữ nhật cũng là hình lăng trụ đứng tứ giác;

D. Hình lăng trụ đứng tứ giác là hình lăng trụ có hai đáy là hình vuông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A sai vì hình lăng trụ đứng tứ giác có 6 mặt gồm 2 mặt đáy và 4 mặt bên;

B sai vì hình lăng trụ đứng tứ giác chưa chắc đã là hình hộp chữ nhật vì đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác là một tứ giác.

C đúng vì đáy của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật (cũng là tứ giác) và có 4 mặt bên là hình chữ nhật.

D sai hình lăng trụ đứng tứ giác có 2 đáy là 2 hình tứ giác.

Bài 1 trang 38 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'. Hãy cho biết các mặt bên, mặt đáy và cạnh bên của nó.

Lời giải:

Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C'. Hãy cho biết các mặt bên, mặt đáy và cạnh bên của nó

Các mặt bên: ABB'A'; ACC'A'; BCC'B'.

Các mặt đáy: ABC và A'B'C'.

Các cạnh bên: AA'; BB'; CC'.

Bài 2 trang 39 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ có AM = 3 cm. Hãy cho biết các mặt bên và chiều cao của lăng trụ.

Lời giải:

Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ có AM = 3 cm. Hãy cho biết các mặt bên và chiều cao của lăng trụ

Các mặt bên: ABNM; BCPN; CDQP; ADQM.

Cách cạnh bên: AM; BN; CP; DQ.

Chiều cao của hình lăng trụ bằng độ dài cạnh bên nên chiều cao của lăng trụ là AM = 3 cm.

Bài 3 trang 39 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Quan sát hai hình lăng trụ đứng dưới đây

a) Tìm độ dài các cạnh TP và RM và RT.

b) Tìm độ dài các cạnh DC và AE.

Quan sát hai hình lăng trụ đứng dưới đây: Tìm độ dài các cạnh TP và RM và RT

Lời giải:

a) Vì MNP.RST là hình lăng trụ đứng tam giác với MNP và RST là hai mặt đáy, các mặt bên là các hình chữ nhật.

Do đó, TP = RM = SN = 77 cm; RT = MP = 60 cm.

b) Vì ABCD.EFGH là hình lăng trụ đứng tứ giác với đáy là ABCD và EFGH, các mặt bên là các hình chữ nhật.

Do đó, DC = HG = 60 cm; AE = CG = 42 cm.

Bài 4 trang 39 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Quan sát hai hình lăng trụ đứng dưới đây.

a) Chỉ ra các mặt đáy của mỗi hình.

b) Trong hình ABC.MNP, cạnh AM bằng cạnh nào? Trong hình ABCD.EFGH, cạnh EF bằng cạnh nào?

Quan sát hai hình lăng trụ đứng dưới đây: Chỉ ra các mặt đáy của mỗi hình

Lời giải:

a) Mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP là ABC và MNP.

Mặt đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH là AEHD và BCGF.

b) Trong hình ABC.MNP, cạnh AM bằng cạnh CP và BN (do đây là các cạnh bên của lăng trụ).

Trong hình lăng trụ đứng ABCD.EFGH cạnh EF bằng cạnh HG; DC; AB (do đây là các cạnh bên của lăng trụ).

Bài 5 trang 40 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Tìm chiều cao và độ dài cạnh đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác được tạo lập bởi tấm bìa dưới đây.

Tìm chiều cao và độ dài cạnh đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác được tạo lập bởi tấm bìa dưới đây

Lời giải:

Tìm chiều cao và độ dài cạnh đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác được tạo lập bởi tấm bìa dưới đây

Tấm bìa sau khi gập lại được hình lăng trụ đứng ABCD.EFGH như hình vẽ.

Bài 6 trang 40 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 m.

Lời giải:

Vẽ tam giác đều ABC với độ dài cạnh bằng 3 cm. Tại điểm A dựng thước thẳng đứng vẽ đoạn AA' sao cho AA’ = 4 m. Thực hiện tương tự với BB' và CC' (vẽ cùng một chiều).

Nối A', B', C' lại với nhau ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' với đáy ABC và A'B'C' là các tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao AA' = 4 m.

Bài 7 trang 40 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cột mốc biên giới của ba nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc có dạng hình gì? Cột mốc này nằm ở tỉnh nào của nước ta?

Cột mốc biên giới của ba nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc có dạng hình gì

Lời giải:

Cột mốc biên giới của ba nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc có dạng hình lăng trụ đứng tam giác.

Cột mốc này nằm ở tỉnh Điện Biên.

Đánh giá

0

0 đánh giá