Sách bài tập Toán 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Hình hộp chữ nhật – hình lập phương

3.8 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương

Giải SBT Toán 7 trang 53 Tập 1

Bài 1 trang 53 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH, biết cạnh AB = 5 cm, BC = 4 cm, AE = 3 cm.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Hãy cho biết độ dài các cạnh còn lại.

b) Nêu tên và vẽ các đường chéo.

c) Nêu các góc đỉnh F, C, D.

Lời giải

a) Do ABCD.EFGH là hình hộp chữ nhật nên ABCD, AEHD, BCGF, ABFE, ACGH, EFGH là các hình chữ nhật.

Do đó ta có: CD = HG = EF = AB = 5 cm; AD = HE = GF = BC = 4 cm;

DH = CG = BF = AE = 3 cm.

b) Các đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH là AG, DF, EC, BH, ta vẽ như hình dưới đây:

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

c) Các góc đỉnh F là: Góc BFE, góc BFG, góc EFG.

Các góc đỉnh C là: Góc BCD, góc DCG, góc BCG.

Các góc đỉnh D là: Góc ADC, góc ADH, góc CDH.

Bài 2 trang 53 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình lập phương ABCD.MNPQ.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Cho biết BC = 4 cm, tính các cạnh còn lại.

b) Hãy nêu các mặt của hình lập phương.

c) Hãy vẽ các đường chéo xuất phát từ đỉnh P, Q.

d) Hãy nêu các góc đỉnh B, P của hình lập phương.

Lời giải

a) Vì ABCD.MNPQ là hình lập phương nên nó có 12 cạnh bằng nhau.

Mà BC = 4 cm.

Vậy AB = AD = CD = BN = AM = DQ = PC = QM = MN = NP = PQ = 4 cm.

b) Các mặt của hình lập phương trên là: mặt ABCD, mặt ABNM, mặt BCPN, mặt CDQP, mặt DAQM, mặt MNPQ.

c) Đường chéo xuất phát từ đỉnh P là PA, đường chéo xuất phát từ đỉnh Q là QB. Ta vẽ hình như sau:

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

d) Các góc đỉnh B là: Góc ABC, góc ABN, góc NBC.

Các góc đỉnh P là: Góc QPN, góc QPC, góc CPN.

Bài 3 trang 53 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm những vật dụng, cấu trúc trong đời sống có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Lời giải

+) Một số vật dụng, cấu trúc có dạng hình hộp chữ nhật trong đời sống:

- Thùng bìa carton đựng đồ dùng

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Hộp quà

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Hộp thuốc

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

...

+) Một số vật dụng, cấu trúc có dạng hình lập phương trong đời sống:

- Khối rubik

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Con xúc xắc

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Hộp quà

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

....

Bài 4 trang 53 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ thêm cạnh để được hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Ta vẽ thêm các cạnh như sau:

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 5 trang 53 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trong hai tấm bìa sau, tấm bìa nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật?

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Trong hai tấm bìa đã cho ở trên, tấm bìa Hình 11b) gấp được thành hình hộp chữ nhật.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giải SBT Toán 7 trang 54 Tập 1

Bài 6 trang 54 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy cho biết cặp cạnh nào gấp lại với nhau để trở thành hình lập phương.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Mỗi cặp số sau đây là kí hiệu cạnh ghép với nhau để được hình lập phương:

3 và 4; 5 và 2; 6 và 1; 7 và 14; 8 và 13; 9 và 12; 10 và 11.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 2

Bài 1: Hình hộp chữ nhật – hình lập phương

Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

1. Hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật (Hình a) có 6 mặt là hình chữ nhật gồm hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2), và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6).

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ví dụ:

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH (hình vẽ trên) có:

– Tám đỉnh: A, B, C, D, E, F, G, H.

– Mười hai cạnh: AB, BC, CD, DA, EF, FG, GH, HE, AE, BF, CG, DH.

– Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, 3 góc vuông ở đỉnh A: góc EAD, góc EAB, góc BAD.

– Bốn đường chéo: AG, BH, CE, DF.

2. Hình lập phương

Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ví dụ:

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình lập phương ABCD. MNPQ có:

– Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.

– Mười hai cạnh bằng nhau: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ.

– Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, 3 góc vuông ở đỉnh A: góc MAD, góc MAB, góc BAD.

– Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.

Đánh giá

0

0 đánh giá