Sách bài tập Toán 8 (Cánh diều) Bài tập cuối chương 6 trang 30

1.2 K

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài tập cuối chương 6 trang 30 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài tập cuối chương 6 trang 30

Giải SBT Toán 8 trang 30

Bài 25 trang 30 SBT Toán 8 Tập 2: Bảng 3 thống kê số lượng học sinh tham gia phong trào thể dục thể thao của từng lớp ở khối lớp 8 của một trường trung học cơ sở. Biết sĩ số của mỗi lớp đều là 40 học sinh. Số liệu nào trong Bảng 3 là không hợp lí?

Lớp

Sĩ số

Số học sinh tham gia

8A

40

39

8B

40

40

8C

40

38

8D

40

41

Bảng 3

A. 41.

B. 38.

C. 40.

D. 39.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số học sinh tham gia phong trào thể dục thể thao của lớp 8D là không hợp lí, vì số học sinh tham gia là 41 vượt quá sĩ số học sinh của lớp đó là vô lý.

Bài 26 trang 30 SBT Toán 8 Tập 2: Trong hộp có 11 viên bi gồm 2 viên bi màu xanh, 4 viên bi màu đỏ, 5 viên bi màu vàng; các viên bi có hình dạng và kích thước giống hệt nhau. Chọn ngẫu nhiên một viên bi. Xác suất của biến cố “Viên bi được chọn có màu vàng” bằng:

A. 211.

B. 411.

C. 511.

D. 611.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Viên bi được chọn có màu vàng”

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 511.

Bài 27 trang 30 SBT Toán 8 Tập 2: Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp, có 12 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” bằng bao nhiêu?

A. 1225.

B. 1325.

C. 1213.

D. 2513.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi tung một đồng xu 25 lần liên tiếp, có 12 lần xuất hiện mặt S nên mặt N xuất hiện 25 – 12 = 13 lần.

Xác xuất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” là: 1325

Bài 28 trang 30 SBT Toán 8 Tập 2: Sau khi tìm hiểu các tài liệu về các động vật quý hiếm ở tỉnh Thừa Thiên Huế có tên trong Sách đỏ Việt Nam 1996 và Nghị quyết 48-2002/NQ-CP, bạn Toàn lựa chọn danh mục 11 động vật với mức độ quý hiếm như sau: Báo gấm (E), Chồn dơi (R), Cóc gai mắt (T), Cu li lớn (V), Cu li nhỏ (V), Dơi chó tai ngắn (R), Dơi lá quạt (R), Ếch xanh (T), Ếch vạch (T), Rắn hổ mang chúa (E), Sơn dương (E).

Hãy nêu tên những động vật trên theo phân loại mức độ quý hiếm như mẫu sau:

Mức độ quý hiếm

Tên động vật

E

?

R

?

T

?

V

?

‒ Endangered (E): Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng);

‒ Rare (R): Hiếm (có thể sẽ nguy cấp);

‒ Threatened (T): Bị đe doạ;

‒ Vulnerable (V): Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng).

Lời giải:

Mức độ quý hiếm

Tên động vật

E

Báo gấm, Rắn hổ mang chúa, Sơn dương

R

Chồn dơi, Dơi chó tai ngắn, Dơi lá quạt

T

Cóc gai mắt, Ếch xanh, Ếch vạch

V

Cu li lớn, Cu li nhỏ

Giải SBT Toán 8 trang 31

Bài 29 trang 31 SBT Toán 8 Tập 2: Biểu đồ cột kép trong Hình 34 biểu diễn số công nhân xếp loại Tốt trong Quý III, Quý IV của bốn đội sản xuất ở công ty Phú Bình.

Biểu đồ cột kép trong Hình 34 biểu diễn số công nhân xếp loại Tốt trong Quý III

Hình 34

a) So sánh tổng số công nhân xếp loại Tốt trong Quý III và tổng số công nhân xếp loại Tốt trong Quý IV của công ty đó.

b) Công ty đã thưởng cho mỗi công nhân xếp loại Tốt trong Quý III là 800 000 đồng và mỗi công nhân xếp loại Tốt trong Quý IV là 1 000 000 đồng. Tính tỉ số phần trăm số tiền của Quý III và số tiền của Quý IV mà công ty Phú Bình đã thưởng cho công nhân.

Lời giải:

a) Tổng số công nhân xếp loại Tốt trong Quý III là:

50 + 48 + 12 + 18 = 128 (người).

Tổng số công nhân xếp loại Tốt trong Quý IV là:

30 + 18 + 25 + 52 = 125 (người).

Vậy tổng số công nhân xếp loại Tốt trong Quý III nhiều hơn tổng số công nhân xếp loại Tốt trong Quý IV.

b) Công ty đã thưởng cho mỗi công nhân trong Quý III, Quý IV với số tiền lần lượt là:

128 . 800 000 = 102 400 000 (đồng);

125 . 1 000 000 = 125 000 000 (đồng).

Tỉ số phần trăm của 102 400 000 và 125 000 000 là: 102  400  000125  000  000100% = 81,92%.

Vậy tỉ số phần trăm số tiền của Quý III và số tiền của Quý IV mà công ty đã thưởng cho công nhân là 81,92%.

Bài 30 trang 31 SBT Toán 8 Tập 2: Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 35 biểu diễn cơ cấu thị trường xuất khẩu máy móc và phụ tùng năm 2020 của Việt Nam (tính theo tỉ số phần trăm).

a) Tính giá trị của x.

b) Xuất khẩu máy móc và phụ tùng năm 2020 của Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ gấp bao nhiêu lần đến thị trường Nhật Bản (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 35 biểu diễn cơ cấu thị trường xuất khẩu máy móc

Hình 35

Lời giải:

a) Thị trường xuất khẩu máy móc và phụ tùng năm 2020 của Việt Nam đến thị trường Trung Quốc là:

100% ‒ 7,5% ‒ 6,8% ‒ 7,5% ‒ 12,1% ‒ 44,9% ‒ 11,5% = 9,7%.

Vậy x = 9,7.

b) Ta có tỉ số của 44,9 và 7,5 là: 44,97,55,987.

Vậy xuất khẩu máy móc và phụ tùng năm 2020 của Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ gấp 6 lần đến thị trường Nhật Bản (làm tròn đến hàng đơn vị).

Giải SBT Toán 8 trang 32

Bài 31 trang 32 SBT Toán 8 Tập 2: Nhân dịp Tết cổ truyền, lớp 8B tổ chức trò chơi “Vòng quay may mắn”, trong đó chiếc đĩa hình tròn được chia thành 11 phần bằng nhau và ghi các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100, 200; chiếc kim được gắn cố định vào trục quay ở tâm của đĩa (Hình 36).

Nhân dịp Tết cổ truyền, lớp 8B tổ chức trò chơi Vòng quay may mắn

Quay đĩa tròn một lần:

a) Viết tập hợp B gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại.

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

‒ “Chiếc kim chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho cả 5 và 14”;

‒ “Chiếc kim chỉ vào hình quạt ghi số có thể phân tích thành tổng của hai số khác nhau đã được ghi vào hình quạt, đồng thời có một số lớn hơn 75”.

Lời giải:

a) Tập hợp B gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại là:

B = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100; 200}.

Tập B có 11 phần tử.

b)

‒ Có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Chiếc kim chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho cả 5 và 14” là: 70. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 111.

‒ Ta có 90 = 80 + 10 với 80 > 75 và 100 = 80 + 20 = 90 + 10 với 80, 90 > 75.

Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố “Chiếc kim chỉ vào hình quạt ghi số có thể phân tích thành tổng của hai số khác nhau đã được ghi vào hình quạt, đồng thời có một số lớn hơn 75” là: 90 và 100. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 211.

Bài 32 trang 32 SBT Toán 8 Tập 2: Gieo một con xúc xắc 6 mặt 100 lần được kết quả như sau:

Mặt

1 chấm

2 chấm

3 chấm

4 chấm

5 chấm

6 chấm

Số lần xuất hiện

16

14

19

15

17

19

Hãy tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

a) “Gieo được mặt có 3 chấm”;

b) “Gieo được mặt có số chẵn chấm”.

Lời giải:

a) Có 19 kết quả thuận lợi cho biến cố “Gieo được mặt có 3 chấm”.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 19100.

b) Số chấm chẵn là 2 chấm; 4 chấm; 6 chấm.

Do đó có 14 + 15 + 19 = 48 kết quả thuận lợi cho biến cố “Gieo được mặt có số chã̃n chấm”.

Vì vậy, xác suất của biến cố đó là 48100=1225.

Bài 33 trang 32 SBT Toán 8 Tập 2: Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số tự nhiên nhỏ hơn 12, hai thẻ khác nhau được ghi hai số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ được lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp.

a) Sau 25 lần lấy thẻ liên tiếp, tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

‒ “Thẻ lấy ra ghi số 8”;

‒ “Thẻ lấy ra ghi số lớn hơn 9, nhỏ hơn 12 và không phải là số nguyên tố”;

‒ “Thẻ lấy ra ghi số là lập phương của một số tự nhiên”.

b) Nêu mối liên hệ giữa xác xuất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số chia hết cho 9” với xác xuất của biến cố đó khi số lần lấy thẻ càng lớn.

Lời giải:

Các số tự nhiên nhỏ hơn 12 là: 0; 1; 2; …; 11.

a) Ta có số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 12 và ghi số 8 là 8.

Số lớn hơn 9, nhỏ hơn 12 và không phải là số nguyên tố là 10.

Số nhỏ hơn 12 và là lập phương của một số tự nhiên là 8.

Giả sử sau 25 lần lấy thẻ liên tiếp, có k lần lấy ra được thẻ ghi số 8; m lần lấy ra được thẻ ghi số lớn hơn 9, nhỏ hơn 1, không phải là số nguyên tố và n lần lấy ra được thẻ ghi số là lập phương của một số tự nhiên thì:

‒ Xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số 8” là k25;

‒ Xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số lớn hơn 9, nhỏ hơn 12 và không phải là số nguyên tố” là m25

‒ Xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số là lập phương của một số tự nhiên” là n25

b) Xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số chia hết cho 9” ngày càng gần với xác suất của biến cố đó khi số lần lấy thẻ ngày càng lớn.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Đánh giá

0

0 đánh giá