20 câu Trắc nghiệm Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (Kết nối tri thức) có đáp án 2024 – Toán lớp 7

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương

Câu 1. Các kích thước của hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' là DC = 6 cm, CB = 3 cm. Hỏi độ dài của A'B' và AD lần lượt là bao nhiêu ?

A. 3 cm và 6 cm;

B. 6 cm và 9 cm;

C. 6 cm và 3 cm;

D. 9 cm và 6 cm.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Vì ABCD.A'B'C'D' là hình hộp chữ nhật nên ABCD, ABB'A' là hình chữ nhật.

Xét hình chữ nhật ABCD có: AD = BC = 3 cm, AB = DC = 6 cm.

Xét hình chữ nhật ABB'A' có: A'B' = AB = 6 cm.

Vậy A'B' và AD lần lượt dài 6 cm và 3 cm.

Câu 2. Một hình hộp chữ nhật có đường chiều cao bằng 10 cm, các kích thước của đáy bằng 9 cm và 12 cm. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó.

A. 846 cm3;

B. 1 080 cm3;

C. 816 cm3;

D. 1 810 cm3.

Đáp án đúng là: B

Ta có: c = 10 cm, a = 9 cm, b = 12 cm.

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = a.b.c = 9.12.10 = 1080 (cm3).

Câu 3. Hình hộp chữ nhật có ba kích thước lần lượt là: a, a, a; thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:

A. a3;

B. 4a3;

C. 2a3;

D. 3a3.

Đáp án đúng là: A

Thể tích của hình hộp chữ nhật là V = a.a.a= a3 (đvtt).

Câu 4. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình thoi;

B. Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông;

C. Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình tam giác;

D. Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình tròn.

Đáp án đúng là: B

Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông.

Câu 5. Hình nào dưới đây là hình lập phương ?

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Đáp án đúng là: C

Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông.

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Ta có: a = b = c = 2 cm nên hình ở đáp án C là hình lập phương.

Câu 6. Hình nào dưới đây là hình hộp chữ nhật ?

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Đáp án đúng là: C

Hình hộp chữ nhật là hình C.

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Câu 7. Trong hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Đường chéo là:

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

A. AC;

B. AA’;

C. AB;

D. AC’.

Đáp án đúng là: D

Trong hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Đường chéo là: AC’, DB’, BD’, CA’.

Câu 8. Trong hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ. Mặt bên là:

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

A. Hình ADCN;

B. Hình ADQM;

C. Hình MQCB;

D. Hình ADPN.

Đáp án đúng là: B

Trong hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ, các mặt bên là: Hình ADQM, hình ABNM, hình CBNP, hình DCPQ.

Câu 9. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, các cạnh bên song song và bằng nhau;

B. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ thoi, 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, các cạnh bên song song và bằng nhau;

C. Hình hộp chữ nhật có 4 mặt là các hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, các cạnh bên song song và bằng nhau;

D. Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật, 6 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, các cạnh bên song song và bằng nhau.

Đáp án đúng là: A

Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, các cạnh bên song song và bằng nhau.

Câu 10. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có kích thước như hình vẽ. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

A. 21 cm2;

B. 41 cm2;

C. 42 cm2;

D. 14 cm2.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Hình hộp chữ nhật và hình lập phương (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Xét hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có: A’B’ = AB = a = 5 cm, A’D’ = AD = b = 2 cm, CC’ = c = 3 cm.

Diện tích xung quanh là: Sxq = 2.(a + b).c = 2.(5 + 2).3 = 42 (cm2).

Câu 11. Hình lập phương có độ dài một cạnh là a = 5 cm. Thể tích của hình lập phương đó là:

A. 0,125 mm3;

B. 0,125 cm3;

C. 0,125 m3;

D. 0,125 dm3.

Đáp án đúng là: D

Thể tích hình lập phương là: V = a3 = 53 = 125 cm3 = 0,125 dm3.

Câu 12. Hình lập phương có độ dài một cạnh là 10 cm có diện tích xung quanh là:

A. 400 cm2;

B. 40 cm2;

C. 4 cm2;

D. 100 cm2.

Đáp án đúng là: A

Có: a = 10 cm

Diện tích xung quanh của hình lập phương là: Sxq = 4a2 = 4.102 = 400 (cm2).

Câu 13. Một chiếc hộp hình lập phương không có nắp được sơn cả mặt trong và mặt ngoài. Diện tích phải sơn tổng cộng là 5760 cm2. Tính thể tích của hình lập phương đó.

A. 1 782 cm3;

B. 1 728 cm3;

C. 576 cm3;

D. 13 824 cm3.

Đáp án đúng là: D

Chiếc hộp hình lập phương không có nắp gồm 5 mặt hình vuông, mỗi hình vuông được sơn cả hai mặt nên diện tích mỗi hình vuông là: 5760 : 5 : 2 = 576 (cm2).

Ta có: 576 = 242.

Do đó, cạnh của hình lập phương bằng 24 cm

Vậy thể tích của hình lập phương bằng: 243 = 13 824 (cm3).

Câu 14. Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước các số đo trong lòng bể là: dài 4 m, rộng 3 m, cao 2,5 m. Biết 34bể đang chứa nước. Hỏi thể tích phần bể không chứa nước là bao nhiêu?

A. 30 m3;

B. 22,5 m3;

C. 7,5 m3;

D. 5,7 m3.

Đáp án đúng là: C

Vì bể nước có dạng hình hộp chữ nhật nên ta tính được thể tích bể nước là:

V = 4 . 3 . 2,5 = 30 (m3)

 34 bể đang chứa nước nên thể tích phần bể chứa nước là:

Vchứa nước = 34V = 34.30 = 22,5 (m3)

Vậy thể tích phần bể không chứa nước là:

Vkhông chứa nước = V – Vchứa nước = 30 – 22,5 = 7,5 (m3).

Câu 15. Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật bằng kính (không nắp) có chiều dài 80 cm, chiều rộng 50 cm. Mực nước trong bể cao 35 cm. Người ra cho vào bể một hòn đá thì thể tích tăng 20 000 cm3. Hỏi mực nước trong bể lúc này cao bao nhiêu.

A. 40 cm;

B. 30 cm;

C. 60 cm;

D. 50 cm.

Đáp án đúng là: A

Thể tích phần bể chứa nước ban đầu là:

V = 80 . 50 . 35 = 140 000 (cm3).

Sau khi cho vào một hòn đá thể tích tăng 20 000 cm3.

Vậy thể tích phần bể chứa nước lúc sau là:

V1 = V + 20 000 = 140 000 + 20 000 = 160 000 (cm3)

Vì chiều dài và chiều rộng bể nước không thay đổi nên sự thay đổi là do chiều cao mực nước thay đổi. Gọi chiều cao mực nước lúc sau là h cm. Ta có:

V1 = 80 . 50 . h = 160 000 h=V180.50=16000080.50=40 (cm).

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá