Sách bài tập Toán 8 Bài 1 (Cánh diều): Hàm số

2.7 K

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 1: Hàm số sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 1: Hàm số

Giải SBT Toán 8 trang 51

Bài 1 trang 51 SBT Toán 8 Tập 1: Thống kê nhiệt độ T(C) tại một địa điểm thuộc vùng ôn đới ở một số thời điểm t(h) trong một ngày được cho bởi bảng sau:

 Sách bài tập Toán 8 Bài 1 (Cánh diều): Hàm số (ảnh 1)

a) Trong các thời điểm trong bảng trên, thời điểm nào có nhiệt độ cao nhất? Thấp nhất?

b) Nhiệt độ T có phải hàm số của thời điểm t hay không? Vì sao?

c) Thời điểm t có phải hàm số của nhiệt độ T hay không? Vì sao?

Lời giải:

a) Thời điểm 12h có nhiệt độ cao nhất (26C).

Thời điểm 0h có nhiệt độ thấp nhất (18C).

b) Nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t vì mỗi giá trị của t chỉ xác định đúng một giá trị của T.

c) Thời điểm t là hàm số của nhiệt độ T vì mỗi giá trị của T chỉ xác định đúng một giá trị của t.

Bài 2 trang 51 SBT Toán 8 Tập 1: Một hòn đá rơi xuống hang với quãng đường rơi xuống h(m) trong thời gian t (giây) được tính bởi công thức h=4,9t2. Hỏi h có phải hàm số của t hay không? Vì sao?

Lời giải:

h là hàm số của t vì mỗi giá trị của t chỉ xác định đúng một giá trị của h.

Bài 3 trang 51 SBT Toán 8 Tập 1: Giá của chiếc máy tính bảng lúc mới mua là 9800000 đồng. Giá trị của chiếc máy tính bảng đó sau khi sử dụng x (năm) được tính bởi công thức:

V(x)=9800000800000x.

a) Hỏi V(x) có phải là hàm số của x hay không? Vì sao?

b) Tính V(3) và cho biết V(3) có nghĩa là gì.

c) Sau bao nhiêu năm thì giá trị của chiếc máy tính bảng đó là 5000000 đồng?

Lời giải:

a) V(x) là hàm số của x vì mỗi giá trị của x chỉ xác định đúng một giá trị của V(x).

b) V(3)=9800000800000.3=7400000.V(3) có nghĩa là giá trị của chiếc máy tính bảng sau 3 năm sử dụng.

c) Ta có: 9800000800000x=5000000.

Suy ra x=6.

Vậy sau 6 năm sử dụng thì giá trị của chiếc máy tính bảng đó là 5000000 đồng.

Bài 4 trang 51 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hàm số f(x)=x32. Tìm số thích hợp cho ? trong bảng sau:

Sách bài tập Toán 8 Bài 1 (Cánh diều): Hàm số (ảnh 2)

Lời giải:

Ta có:

Sách bài tập Toán 8 Bài 1 (Cánh diều): Hàm số (ảnh 3)

Bài 5 trang 51 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hàm số f(x)=23x. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

a) f(1)=5.

b) f(0)=3.

c) f(13)=1.

d) f(13)=3.

Lời giải

a) f(1)=23.(1)=5. Suy ra phát biểu a đúng.

b) f(0)=23.0=2 khác 3. Suy ra phát biểu b sai.

c) f(13)=23.13=1 khác 1. Suy ra phát biểu c sai.

d) f(13)=23.(13)=3. Suy ra phát biểu d đúng.

Giải SBT Toán 8 trang 52

Bài 6 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hàm số g(x)=5x2+7. Bạn Bình nhận định: Luôn tìm được hai số a và b sao cho a<b mà g(a)>g(b). Nhận định của bạn Bình đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Nhận định của bạn Bình là đúng do với a=1 và b=0, ta có:

a<b và g(a)=12>g(b)=7.

Bài 7 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1: Những trận động đất ngầm có tâm chấn nằm sâu trong lòng đại dương là một trong những nguyên nhân gây ra sóng thần. Tốc độ sóng thần và chiều sâu đại dương (nơi bắt đầu của sóng thần) liên hệ với nhau bởi hàm số v=gd, trong đó v(m/s) là tốc độ sóng thần, g=9,8m/s2,d(m) là chiều sâu đại dương. Biết độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là 4280m. Tính tốc độ sóng thần xuất phất từ độ sâu trung bình của Thái Bình Dương (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Lời giải:

Thay g=9,8;d=4280 vào hàm số v=gd ta được:

v=9,8.4280=204,8.

Tốc độ sóng thần xuất phất từ độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là 204,8m/s.

Bài 8 trang 52 SBT Toán 8 Tập 1: Một xưởng may sản xuất một lô khẩu trang với tiền vốn dùng cho máy móc thiết bị và vật tư là 40000000 đồng và giá bán mỗi thùng khẩu trang là 1000000 đồng.

a) Viết công thức tính lợi nhuận y (đồng) của xưởng may đó khi bán x thùng khẩu trang. Hỏi y có phải là hàm số của x hay không? Vì sao?

b) Xưởng may cần phải sản xuất bao nhiêu thùng khẩu trang thì thu được số tiền vốn ban đầu?

Lời giải:

a) Công thức tính lợi nhuận y (đồng) của xưởng may đó khi bán x thùng khẩu trang là: y=1000000x40000000. Vậy y là hàm số của x vì với mỗi giá trị của x chỉ xác định đúng một giá trị của y.

b) Để thu được số vốn ban đầu, lợi nhuận của công ty đó phải bằng 40000000 đồng hay y=40000000.

Thay y=40000000 vào y=1000000x40000000 ta được.

40000000=1000000x40000000 suy ra x=40.

Vậy xưởng may cần phải sản xuất 40 thùng khẩu trang thì thu được số tiền vốn ban đầu.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 2

Bài 1: Hàm số

Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số

Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Bài 4: Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)

Lý thuyết Hàm số

1. Hàm số

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x (x thay đổi) sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.

Ví dụ: Ta có bảng nhiệt độ dự báo ở Thủ đô Hà Nội ngày 25/5/2023.

t(h)

10

11

12

13

T(0C)

32

33

34

34

Ta có nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t vì mỗi giá trị của t chỉ xác định đúng một giá trị của T.

Ngược lại, thời điểm t không phải là hàm số của nhiệt độ T, vì nhiệt độ T = 340C tương ứng với hai thời điểm khác nhau t = 12 và t = 13.

 2. Giá trị của hàm số

Cho hàm số y = f(x) xác định tại x = a. Giá trị tương ứng của hàm số f(x) khi x = a được gọi là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a, kí hiệu là f(a).

 Ví dụ: Cho hàm số f(x) = x + 3. Tính f(-2); f(0).

f(-2) = -2 + 3 = 1;            f(0) = 0 + 3 = 3

Đánh giá

0

0 đánh giá