Tranh luận trang 59 Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức | Giải bài tập Toán lớp 8

711

Với giải Tranh luận trang 59 Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Hình bình hành giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 12: Hình bình hành

Tranh luận trang 59 Toán 8 Tập 1: Tròn khẳng định: Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau. Ngược lại, hình thang có hai cạnh bên bằng nhau thì nó là hình thang cân.

Vuông lại cho rằng: Tròn sai rồi!

Có trường hợp hình thang có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình thang cân.

Theo em, bạn nào đúng? Vì sao?

Lời giải:

Khẳng định của bạn Vuông là đúng.

Trường hợp 1: Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau nhưng không song song với nhau thì hình thang đó là hình thang cân.

Hình minh họa:

Tranh luận trang 59 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Trường hợp 2: Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau và song song với nhau thì hình thang đó là hình bình hành.

Hình minh họa:

Tranh luận trang 59 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lý thuyết Hình bình hành và tính chất

+ Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

Ví dụ 1: Tứ giác ABCD là hình bình hành có AB // CD và AD // BC.

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

+ Định lí 1 (Tính chất của hình bình hành)

Trong hình bình hành:

a) Các cạnh đối bằng nhau;

b) Các góc đối bằng nhau;

c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Nhận xét: Trong hình bình hành, hai góc kề một cạnh bất kì thì bù nhau.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC. Từ một điểm M tùy ý trên cạnh BC, kẻ đường thẳng song song với AB, cắt cạnh AC tại N và kẻ đường thẳng song song với AC, cắt cạnh AB tại P. Gọi I là trung điểm của đoạn NP. Chứng minh rằng I cũng là trung điểm của đoạn thẳng AM.

Hướng dẫn giải

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Ta có:

AB // MN suy ra MN // AP (1)

MP // AC suy ra MP // AN (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác ANMP là hình bình hành.

Do đó, hai đường chéo của hình bình hành ANMP cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Mà I là trung điểm của đường chéo NP nên I cũng là trung điểm của đường chéo AM.

Từ khóa :
toán 8
Đánh giá

0

0 đánh giá