HĐ2 trang 58 Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức | Giải bài tập Toán lớp 8

498

Với giải HĐ2 trang 58 Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Hình bình hành giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 12: Hình bình hành

HĐ2 trang 58 Toán 8 Tập 1: Hãy nêu các tính chất của hình bình hành mà em đã biết.

Lời giải:

Các tính chất của hình bình hành mà em đã được học ở lớp 6:

– Các cạnh đối song song;

– Các cạnh đối bằng nhau;

– Các góc đối bằng nhau;

– Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Lý thuyết Hình bình hành và tính chất

+ Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

Ví dụ 1: Tứ giác ABCD là hình bình hành có AB // CD và AD // BC.

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

+ Định lí 1 (Tính chất của hình bình hành)

Trong hình bình hành:

a) Các cạnh đối bằng nhau;

b) Các góc đối bằng nhau;

c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Nhận xét: Trong hình bình hành, hai góc kề một cạnh bất kì thì bù nhau.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC. Từ một điểm M tùy ý trên cạnh BC, kẻ đường thẳng song song với AB, cắt cạnh AC tại N và kẻ đường thẳng song song với AC, cắt cạnh AB tại P. Gọi I là trung điểm của đoạn NP. Chứng minh rằng I cũng là trung điểm của đoạn thẳng AM.

Hướng dẫn giải

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Ta có:

AB // MN suy ra MN // AP (1)

MP // AC suy ra MP // AN (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác ANMP là hình bình hành.

Do đó, hai đường chéo của hình bình hành ANMP cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Mà I là trung điểm của đường chéo NP nên I cũng là trung điểm của đường chéo AM.

Từ khóa :
toán 8
Đánh giá

0

0 đánh giá