Thực hành 2 trang 60 Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức | Giải bài tập Toán lớp 8

659

Với giải Thực hành 2 trang 60 Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Hình bình hành giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 12: Hình bình hành

Thực hành 2 trang 60 Toán 8 Tập 1: Chia một sợi dây xích thành bốn đoạn: hai đoạn dài bằng nhau, hai đoạn ngắn bằng nhau và đoạn dài, đoạn ngắn xen kẽ nhau. Hỏi khi móc hai đầu mút của sợi dây xích đó lại để được một tứ giác ABCD (có các đỉnh tại các điểm chia) như Hình 3.33 thì tứ giác ABCD là hình gì? Tại sao?

Thực hành 2 trang 60 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lời giải:

Đoạn dây xích được chia thành:

• Hai đoạn dài có độ dài bằng nhau, tức là AB = CD;

• Hai đoạn ngắn có độ dài bằng nhau, tức là AD = BC.

Tứ giác ABCD có AB = CD; AD = BC nên tứ giác ABCD là hình bình hành.

Lý thuyết Dấu hiệu nhận biết

+ Định lí 2 (Dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo cạnh):

a) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.

b) Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC và H là trực tâm. Các đường thẳng vuông góc với AB tại B, vuông góc với AC tại C cắt nhau ở D. Chứng minh tứ giác BDCH là hình bình hành.

Hướng dẫn giải

Hình bình hành (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Vì H là trực tâm của tam giác ABC nên CHAB  mà ABBD  (giả thiết)

Suy ra CH // BD (1)

Tương tự ta có BHAC  mà ACCD  (giả thiết)

Suy ra BH // CD (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác BHCD là hình bình hành.

+ Định lí 3 (Dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo góc và đường chéo):

a) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.

b) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.

Từ khóa :
toán 8
Đánh giá

0

0 đánh giá