Lý thuyết Carboxylic acid (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

1.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 19: Carboxylic acid sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 19: Carboxylic acid

A. Lý thuyết Carboxylic acid

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

- Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chứa nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

- Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n≥0).

2. Danh pháp

- Danh pháp thay thế monocarboxylic acid mạch hở:

Tên carboxylic acid = Tên hydrocarbon (bỏ e) + oic + acid

- Một số carboxylic acid cũng có tên thông thường.

II. Tính chất vật lý

- Ở điều kiện thường, các carboxylic acid đều ở thể lỏng hoặc rắn.

- Nhiệt độ sôi của carboxylic acid cao hơn của các alcohol có cùng số nguyên tử carbon.

- Các carboxylic acid có C1-C3 tan vô hạn trong nước, khi số nguyên tử carbon tăng thì độ tan giảm dần.

III. Tính chất hóa học

1. Tính acid

- Dung dịch carboxylic acid làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

a) Phản ứng với kim loại.

- Dung dịch caroxylic acid phản ứng được với các kim loại đứng trước hydrogen.

CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

b) Phản ứng với base và oxide base

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + MgO → (CH3COO)2Mg + H2O

c) Phản ứng với muối

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

2. Phản ứng ester hóa

  (ảnh 1)

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Carboxylic acid có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, y tế, phẩm nhuộm, tổng hợp hữu cơ,…

- Acetic acid dùng làm giấm; dùng trong công nghiệp dệt, dược phẩm, sản xuất nước hoa,…

2. Điều chế

- Trong công nghiệp, các carboxylic acid được sản xuất bằng phương pháp oxi hóa các alkane:

  (ảnh 2)

- Phương pháp lên men:

  (ảnh 3)

Sơ đồ tư duy Carboxylic acid

B. Trắc nghiệm Carboxylic acid

Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?

A. C2H5OH.                  

B. C3H5(OH)3.              

C. CH3COOH.             

D. CH3CHO.

Đáp án đúng là: C

CH3COOH là dung dịch acid, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 2. Cho lá zinc mỏng vào ống nghiệm đựng 2 mL dung dịch chất X, thấy lá kẽm tan dần và có khí thoát ra. Chất X là

A. glycerol.                   

B. ethyl alcohol.            

C. saccarose.                 

D. acetic acid.

Đáp án đúng là: D

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

Câu 3. Đun nóng carboxylic acid với alcohol khi có mặt xúc tác H2SO4 đặc, nóng tạo ra sản phẩm là

A. muối.                       

B. aldehyde.                 

C. ester.                        

D. alkane.

Đáp án đúng là: C

Đun nóng carboxylic acid với alcohol khi có mặt xúc tác H2SO4 đặc, nóng tạo ra sản phẩm là ester.

Câu 4. Cho các chất: propionic acid (X), acetic acid (Y), ethyl alcohol (Z) và dimethyl ether (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X.                

B. Z, T, Y, X.                

C. T, X, Y, Z.                

D. Y, T, X, Z.

Đáp án đúng là: A

Nhiệt độ sôi của các chất tăng dần theo thứ tự: dimethyl ether (CH3OCH3, T), ethyl alcohol (C2H5OH, Z), acetic acid (CH3COOH, Y), propionic acid (C2H5COOH, X).

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tính chất hóa học cùa acetic acid?

A. Acetic acid là acid yếu, làm đổi màu quỳ tím.

B. Acetic acid có đầy đủ các tính chất của một acid thông thường.

C. Acetic acid phản ứng được với ethanol tạo ester.

D. Acetic acid là acid yếu nên không phản ứng được với đá vôi.

Đáp án đúng là: D

Acetic acid phản ứng được với đá vôi:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.

Câu 6. Số đồng phân carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2 

A. 2.                             

B. 3.                             

C. 4.                             

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Các đồng phân carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2 là: CH3CH2CH2COOH; (CH3)2CHCOOH.

Câu 7. Tên gọi của (CH3)2CH-COOH là

A. 2-methylpropanoic acid.                             

B. 2-methylbutanoic acid.

C. propenoic acid.                                           

D. 2-methylpropenoic acid.

Đáp án đúng là: A

C3H3C2HC1OOH:2methylpropanoic acid.                          CH3

Câu 8. Công thức phân tử của formic acid là

A. CH2O2.                     

B. C2H6O2.                    

C. C2H4O2.                   

D. CH4O.

Đáp án đúng là: A

Formic acid: HCOOH;

Công thức phân tử của formic acid là CH2O2.

Câu 9. Vị chua của giấm là do chứa

A. acetic acid.               

B. salicylic acid.            

C. oxalic acid.               

D. citric acid.

Đáp án đúng là: A

Vị chua của giấm là do chứa acetic acid.

Câu 10. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Propan – 1 – ol.                                          

B. Acetaldehyde.

C. Formic acid.                                               

D. Acetic acid.

Đáp án đúng là: D

Nhiệt độ sôi của các chất tăng dần theo thứ tự:

Acetaldehyde (CH3CHO) < Propan – 1 – ol (CH3CH2CH2OH) < Formic acid (HCOOH) < Acetic acid (CH3COOH).

Vậy acetic acid có nhiệt độ sôi cao nhất.

Câu 11. Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. NaOH, Cu, NaCl.                                       

B. Na, NaCl, CuO.

C. Na, Ag, HCl.                                               

D. NaOH, Na, CaCO3.

Đáp án đúng là: D

Loại A vì CH3COOH không tác dụng với Cu, NaCl.

Loại B vì CH3COOH không tác dụng với NaCl.

Loại C vì CH3COOH không tác dụng với HCl, Ag.

Câu 12. Thứ tự các thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: acetic acid, acrylic acid, formic acid là

A. quỳ tím, dung dịch Br2 trong CCl4.

B. dung dịch Br2, dung dịch Na2CO3.

C. dung dịch Na2CO3, quỳ tím.

D. dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, dung dịch Br2.

Đáp án đúng là: D

Sử dụng AgNO3/NH3:

+ Xuất hiện kết tủa bạc bám ngoài ống nghiệm → Formic acid (HCOOH).

+ Không có hiện tượng → Acetic acid (CH3COOH); Acrylic acid (CH2=CH-COOH).

Sử dụng dung dịch Br2 để phân biệt CH3COOH và CH2=CH-COOH.

+ Dung dịch Br2 nhạt dần đến mất màu → CH2=CH-COOH.

+ Không làm mất màu dung dịch Br2 → CH3COOH.

Câu 13. Một thí nghiệm được mô tả như hình sau đây:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 19 (có đáp án): Carboxylic acid

Chất lỏng thu được ở ống nghiệm B có mùi táo, có tên là

A. ethyl formate.                                             

B. methyl propionate.

C. ethyl propionate.                                        

D. propyl formate.

Đáp án đúng là: B

CH3CH2COOH + CH3OH H2SO4,to CH3CH2COOCH3 + H2O.

CH3CH2COOCH3: methyl propionate.

Câu 14. Yếu tố nào sau đây không làm tăng hiệu suất phản ứng ester hóa giữa acetic acid và ethanol?

A. Dùng dung dịch H2SO4 đặc làm xúc tác.      

B. Chưng cất ester tạo ra.

C. Tăng nồng độ acetic acid hoặc alcohol.        

D. Lấy số mol alcohol và acid bằng nhau.

Đáp án đúng là: D

Lấy số mol alcohol và acid bằng nhau không làm tăng hiệu suất phản ứng.

Câu 15. Cho các chất: HCHO, CH3CHO, HCOOH, C2H2. Số chất có phản ứng tráng bạc là

A. 1.                             

B. 3.                             

C. 2.                             

D. 4.

Đáp án đúng là: B

HCHO, CH3CHO, HCOOH tham gia phản ứng tráng bạc.

Xem thêm các bài tóm tắt Hóa học lớp 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 15: Dẫn xuất halogen

Lý thuyết Bài 16: Alcohol

Lý thuyết Bài 17: Phenol

Đánh giá

0

0 đánh giá