Lý thuyết Hợp chất carbonyl (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

1.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl

A. Lý thuyết Hợp chất carbonyl

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

- Nhóm  (ảnh 1) trong phân tử hợp chất hữu cơ được gọi là nhóm carbonyl.

- Aldehyde, ketone thuộc loại hợp chất carbonyl.

- Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

- Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm carbonyl liên kết với hai gốc hydrocarbon.

2. Danh pháp

a) Tên thay thế

- Tên aldehyde = Tên hydrocarbon (bỏ e) + al

- Tên ketone = Tên hydrocarbon (bỏ e)-vị trí nhóm carbonyl-one

b) Tên thông thường

- Tên thông thường của aldehyde: các aldehyde mà acid tương ứng của chúng có tên thông thường thì có thể được gọi tên thông thường bằng cách thay “…ic acid” bằng “…ic aldehyde” hoặc “…aldehyde”.

- Tên thông thường của ketone: một số ketone có tên thông thường.

II. Tính chất vật lý

-Nhiệt độ sôi cao hơn hydrocarbon nhưng thấp hơn alcohol có phân tử khối tương đương.

-Tính tan: mạch ngắn tan tốt, mạch dài không tan hoặc ít tan.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng khử hợp chất carbonyl

- Với chất khử là LiAlH4 hoặc NaBH4 thì

+ Aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc 1

+ Ketone bị khử tạo thành alcohol bậc 2

  (ảnh 2)

2. Phản ứng oxi hóa aldehyde

a) Phản ứng với nước bromie

- Khi tác dụng với nước bromine, aldehyde bị oxi hóa tạo thành acid.

  (ảnh 3)

b) Phản ứng với thuốc thử Tollens

- Thuốc thử Tollens là dung dịch AgNO3 trong NH3 dư:

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

- Phản ứng tổng quát giữa thuốc thử Tollens với aldehyde sau:

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

c) Phản ứng với Cu(OH)2

- Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa hầu hết các aldehyde thành muối carboxylate và sinh ra kết tủa Cu2O có màu đỏ gạch.

- Ketone không có phản ứng với thuốc thử Tollens hoặc với Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm) => có thể dung thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 để phan biệt aldehyde hoặc ketone.

3. Phản ứng với hydrogen cyanide: tạo sản phẩm cyanohydrin (hydroxynitrile)

CH3-CH=O + H-C≡C → CH3-CH(OH)-CN

CH3-CO-CH3 + H-C≡C → (CH3)2C(OH)-CN

4. Phản ứng tạo iodoform

- Các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl (CH3CO-) tham gia được phản ứng iodoform.

CH3-CH=O + I2 + 4NaOH → CHI3 +H-COONa + 3NaI + 3H2O

CH3-CO-CH3 + 3I2 + 4NaOH → CHI+ CH3COONa + 3NaI + 3H2O

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Formaldehyde dùng làm dung môi, sản xuất nhựa,…

- Acetaldehyde dùng làm nguyên liệu.

- Acetone làm dung môi, nguyên liệu.

2. Điều chế

a) Điều chế acetaldehyde

  (ảnh 4)

b) Điều chế acetone:

 (ảnh 5)

Sơ đồ tư duy Hợp chất carbonyl

B. Trắc nghiệm Hợp chất carbonyl

Câu 1. Hợp chất CH3CH=CH-CHO có danh pháp thay thế là

A. but -2 - enal.              

B. but -2-en-4-al.           

C. buten-1-al.                

D. butenal.      

Đáp án đúng là: A

C4H3C3H=C2HC1HO: but -2 - enal.          

Câu 2. Thực hiện phản ứng khử hợp chất carbonyl sau:

CH3COCH2CH3 + 2[H] NaBH4 ?

Sản phẩm thu được là

A. propanol.                   

B. isopropyl alcohol.     

C. buatn -1-ol.     

D. butan-2-ol.

Đáp án đúng là: D

Phương trình hoá học:

CH3COCH2CH3 + 2[H] NaBH4 CH3CH(OH)CH2CH3 (butan-2-ol).

Câu 3. Chất phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng tạo ra Ag là

A. ethyl alcohol.           

B. acetic acid.               

C. acetic aldehyde.        

D. glycerol.

Đáp án đúng là: C

Chất phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng tạo ra Ag là acetic aldehyde.

Phương trình hoá học:

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH to CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Câu 4. Phản ứng CH3-CH=O + HCN → CH3CH(OH)CN thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.                                              

B. Phản ứng cộng.     

C. Phản ứng tách.                                            

D. Phản ứng oxi hóa – khử.   

Đáp án đúng là: B

Phản ứng này thuộc loại phản ứng cộng. Sản phẩm được tạo ra thông qua việc nhóm CN cộng vào nguyên tử carbon, còn H+ cộng vào nguyên tử oxygen trong nhóm >C=O. 

Câu 5 . Formalin có tác dụng diệt khuẩn nên được dùng để bảo quản mẫu sinh vật, tẩy uế, khử trùng, … Formalin là

A. dung dịch rất loãng của aldehyde formic.

B. dung dịch aldehyde fomic 37 - 40%.

C. aldehyde fomic nguyên chất.

D. tên gọi khác của aldehyde formic.

Đáp án đúng là: B

Formalin là dung dịch aldehyde fomic 37 - 40%.

Câu 6. Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào thuộc loại hợp chất carbonyl?

A. CH3OH, C2H5OH.

B. C6H5OH, C6H5CH2OH.

C. CH3CHO, CH3OCH3.

D. CH3CHO, CH3COCH3.

Đáp án đúng là: D

Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là hợp chất carbonyl.

Vậy CH3CHO, CH3COCH3 là hợp chất carbonyl.         

Câu 7. Hợp chất nào sau đây là aldehyde?

A. CH2=CH-CH2OH.                                      

B. CH2=CH-CHO.

C. CH2=CH-COOH.                                       

D. CH2=CH-COOCH3.

Đáp án đúng là: B

Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

Vậy CH2=CH-CHO là aldehyde.

Câu 8. Tên thay thế của CH3-CH=O là

A. methanol.                 

B. ethanol.                    

C. methanal.                 

D. ethanal.

Đáp án đúng là: D

Tên thay thế của CH3-CH=O là ethanal.

Câu 9. Hợp chất nào sau đây có tên là butanal?

A. CH3CH2COCH3.      

B. CH3CH2CHO.           

C. CH3CH2CH2CHO.  

D. (CH3)2CHCHO

Đáp án đúng là: C

Butanal: CH3CH2CH2CHO.  

Câu 10. Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 18 (có đáp án): Hợp chất carbonyl

Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl đó là

A. 2-methylbutan -3-one.                                 

B. 3-methylbutan-2-one.           

C. 3-methylbutan-2-ol.                                     

D. 1,1-dimethypropan-2-one    

Đáp án đúng là: B

C4H3C3HC2C1H3                CH3     O: benzoic aldehyde.        

Câu 11. Trong các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử sau đây, chất nào không thể là aldehyde?

A. C3H6O.                     

B. C4H6O.                      

C. C4H8O.                     

D. C4H10O.

Đáp án đúng là: D

Công thức phân tử tổng quát của aldehyde: CnH2n+2-2kOz.

Với n, k, z ≥ 1 và n, k, z ∈ N*.

Vậy C4H10O không thể là aldehyde.

Câu 12. Hợp chất có công thức C5H10O. Số đồng phân aldehyde của hợp chất là

A. 2.                             

B. 3.                             

C. 4.                             

D. 5.

Đáp án đúng là: C

Hợp chất có công thức C5H10O. Các đồng phân aldehyde của hợp chất là:

CH3CH2CH2CH2CHO;

CH3CH(CH3)CH2CHO;

CH3CH2CH(CH3)CHO;

CH3C(CH3)2CHO.

 Câu 13. Khử hợp chất hữu cơ X bằng LiAlH4 thu được (CH3)2CH-CH2-CH2OH. Chất X có tên là

A. 3-methylbutanal.                                         

B. 2-methylbutan-3-al.     

C. 2-methylbutanal.                                         

D. 3-methylbutan-3-al.  

Đáp án đúng là: A

Chất X là: (CH3)2CH-CH2-CHO hay 3-methylbutanal.           

Câu 14. Phản ứng giữa CH3CHO với NaBH4 và với Cu(OH)2/OH đun nóng chứng tỏ rằng CH3CHO

A. có tính oxi hóa.                                           

B. có tính khử.     

C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.           

D. có tính acid.    

Đáp án đúng là: C

Trong phản ứng với NaBH4, CH3CHO thể hiện tính oxi hoá:

CH3C+1HONaBH4 CH3C1H2OH     

Trong phản ứng với Cu(OH)2 đun nóng, CH3CHO thể hiện tính khử:

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH to CH3COONa + Cu2O + 3H2O

Câu 15.  X là hợp chất no, mạch hở, chỉ chứa nhóm aldehyde và có công thức phân tử là C3H4O2. Cho 1 mol X phản ứng với thuốc thử Tollens thì thu được tối đa số mol Ag kim loại là

A. 1.                              

B. 2.                              

C. 3.                              

D. 4.

Đáp án đúng là: D

X là aldehyde 2 chức (OHC – CH2 – CHO) nên số mol Ag tối đa thu được là 4.

Xem thêm các bài tóm tắt Hóa học lớp 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 15: Dẫn xuất halogen

Lý thuyết Bài 16: Alcohol

Lý thuyết Bài 17: Phenol

Đánh giá

0

0 đánh giá