Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 19: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (T3) MỚI NHẤT – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 19: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (T3)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được vai trò của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và nhu
cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Trình bày được hậu quả của việc thừa và thiếu các chất dinh dưỡng làm
cho cơ thể phát triển không bình thường.
2. Kĩ năng:
- Ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hăng say. Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tế.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, tranh ảnh phóng to hình 3.11 và hình 3.12
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp: ………………………………………………..………
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau: Sữa, gạo, thịt gà?
- Mục đích của việc phân nhóm thức ăn? Kể tên các nhóm thức ăn?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể GV: Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé trong hình 3.11(SGK-72)? Em đó đang mắc bệnh gì và nguyên nhân vì sao? HS: Quan sát hình vẽ, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Kết hợp ghi chép bài. GV: Nhận xét, kết luận(Bệnh suy dinh dưỡng, do thiếu chất đạm trầm trọng) GV: Vậy thừa chất đạm có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Gv: Tại sao trong lớp học có những bạn trông lúc nào cũng ốm yếu, không nhanh nhẹn mệt mỏi thể hiện trên nét mặt? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi Gv: Nhận xét, kết luận Em hãy hình 3.12 và có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé? Em sẽ khuyên cậu bé như thế nào để gầy bớt đi? HS: Suy nghĩ trả lời kết hợp ghi chép bài GV: Nhận xét, kết luận |
II. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 1) Chất đạm a. Thiếu chất đạm trầm trọng - Thiếu đạm cơ thể suy nhược chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn - Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng. Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển; cơ bắp trở nên yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc thưa... b. Thừa chất đạm Lượng chất đạm thừa sẽ được tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp... 2. Chất đường bột a. Thiếu: Sẽ làm cho cơ thể ốm yếu, dễ bị đói mệt. b. Thừa: Làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì. 3. Chất béo |
Gv: Thông báo hậu quả của việc thiếu chất béo đối với cơ thể. GV: Nếu hàng ngày em ăn quá nhiều chất béo, cơ thể có bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Nhận xét, kết luận |
a. Thiếu: Sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, khả năng chống đỡ bệnh tật kém b. Thừa chất béo: Làm cho cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. * Ngoài ra các vitamin, nước, chất khoáng, chất xơ rất cần thiết cho cơ thể. Nên cung cấp đầy đủ cho cơ thể trong mọi trường hợp.Nên ăn nhiều rau củ quả trong các bữa ăn hàng ngày Tóm lại: Cơ thể luôn đòi hỏi phải đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa và thiếu chất dinh dưỡng đều có hại cho sức khỏe. |
4.Củng cố
Yêu cầu 1,2 học sinh đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết.
5.Hướng dẫn về nhà
Học bài và chuẩn bị nội dung bài mới
E. RÚT KINH NGHIỆM