Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 20: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (T1) MỚI NHẤT – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 20: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (T1)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm
- Biết được các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chọn thực
phẩm phù hợp.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ
độc thức ăn tại gia đình
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hăng say. Có ý thức ăn uống vệ sinh để bảo vệ cơ thể.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh ảnh phóng to hình 3.14 - hình 3.16
2. Học sinh: Vở ghi, SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp: ………………………………………………..………
2. Kiểm tra bài cũ :
- Em hãy nêu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
Hoạt động 1:Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm GV: Em hãy cho biết vệ sinh thực phẩm là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV:Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? HS: Suy nghĩ, trả lời Em hãy nêu một vài loại thực phẩm dễ bị hư hỏng. Tại sao? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Nhận xét, kết luận GV: Em hãy cho biết nguyên nhân từ đâu mà bị ngộ độc thức ăn? HS: Trả lời GV: Học đọc nội dung ghi trong các ô màu hình 3.14 (SGK-77) Em hãy cho biết ở nhiệt nào hạn chế sự phát triển của vi khuẩn? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Nhận xét, kết luận(500 -> 800) Vậy theo em ở nhiệt độ nào thì an toàn cho thực phẩm? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm |
I. Vệ sinh thực phẩm 1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm 2. Vệ sinh thực phẩm a. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? + Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm. VD: Thực phẩm dễ bị hư hỏng, như thịt lợn, gà, vịt… + Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là nhiễm độc thực phẩm b.Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn Hình 3.14(SGK-77) |
GV: Em cho biết an toàn thực phẩm là gì? Nguyên nhân từ đâu mà hiện nay các vụ ngộ độc thức ăn đang gia tăng trầm trọng? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV:Gia đình em thường mua sắm những loại thực phẩm gì ? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi (Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng hộp) Quan sát hình 3.15(SGK-78) phân loại thực phẩm và nêu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm? Gv: Yêu cầu nghiên cứu SGK thảo luận nhóm nhỏ:(mỗi nhóm là một bàn) ? Thực phẩm thường được chế biến tại đâu. ? Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào. ? Cần bảo quản như thế nào các loại thức ăn sau đây: + Thực phẩm đã chế biến? + Thực phẩm dóng hộp? + Thực phẩm khô( bột, gạo, đậu hạt…) ? HS: Đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và kết luận |
II- An toàn thực phẩm. - An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất. - Bị ngộ độc là do ăn phải thức ăn nhiễm độc. 1- An toàn thực phẩm khi mua sắm. - Để đảm bảo an toàn khi mua sắm cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc... 2.An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản. - Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến thức ăn ở nhà bếp như thái thịt, cắt rau...Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản chu đáo, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh gây ra những chứng ngộ độc như tiêu chảy, mệt mỏi... - Thực phẩm đã chế biến: Cho vào hộp kín để tủ lạnh(không nên để lâu) - Thực phẩm đóng hộp: Để tủ lạnh, mua vừa đủ dùng |
- Thực phẩm khô: Phải phơi khô, cho vào lọ kín và thường xuyên kiểm tra. |
4.Củng cố
Yêu cầu 1,2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
5.Hướng dẫn về nhà
Học bài và trả lời các câu hỏi 1,2 (SGK - 80). Chuẩn bị nội dung bài mới
E. RÚT KINH NGHIỆM