Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (T1) MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH.
BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (T1)
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nêu đuợc vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Kĩ năng: Nhận biết, lựa chọn được một số nguồn lương thực, thực phẩm có chứa
các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: chất đạm, đường bột, chất
béo.
- Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Định hướng năng lực: Rèn năng lực giao tiếp,quan sát, hợp tác, tư duy
II. Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về các nguồn dinh dưỡng, thông tin về các
chất dinh dưỡng: chất đạm, đường bột, chất béo.
- HS: Tìm hiểu trước bài
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.
- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
- Phương thức thực hiện: Trả lời cá nhân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Gợi ý tiến trình:
+GV: Yêu cầu hs quan sát hình 3.1 và so sánh về ngoại hình của hai bạn
HS: Hình a: bạn nam gầy gò; Hình b: bạn nữ mập mạp, khoẻ mạnh
+ GV: Theo các em thì tại sao hai bạn lại có thể trạng khác nhau như vậy?
HS: Vì bạn nam ăn uống không đủ chất, còn bạn nữ ăn uống đầy đủ nên cơ thể
được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
+ GV: Chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người, chúng
ta sẽ cũng tìm hiểu cụ thể hơn.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu : HS nắm nguồn cung cấp, vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn
hàng ngày: Chất đạm, chất béo, chất đường bột.
- Nhiệm vụ : HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm
- Phương thức hoạt động : hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Sản phẩm : Nội dung câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào
phiếu học tập
Gợi ý tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
? Yêu cầu hs nhớ lại kiến thức đã học ở tiểu học và kể tên các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người? Hoạt động 1: Tìm hiểu về chất đạm.10’ Gv yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tìm hiểu chất đạm (về nguồn gốc, chức năng dinh dưỡng) Gọi đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. |
chất đạm, chất bột, chất béo,.. -Đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi và nhận xét + Đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, mực, lươn… + Đạm thực vật: các loại đậu như đậu tương, đậu đen, … - nên dùng 50% đạm động vật và 50% đạm thực vật trong bữa ăn. Điều này phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng sức |
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng. 1. Chất đạm (protein) a. Nguồn cung cấp - Đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, lươn… - Đạm thực vật: đậu, lạc, vừng, hạt sen, hạt điều… |
? Trong thực đơn hàng ngày, ta nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lý? (Gv có thể gợi ý: + Có nên dùng nhiều đạm động vật không? + Nên cân đối như thế nào giữa đạm động vật, đạm thực vật? + Sử dụng đạm còn dựa vào yếu tố nào của cơ thể con người?) ? Rút ra nhận xét về vai trò của chất đạm với cơ thể con người? - GV kết luận : Protein có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Ang-ghen đã nói: “Sự sống là khả năng tồn tại của vật thể protein” hay “Ở đâu có protein, ở đó có sự sống” Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất đường bột: 10’ |
khoẻ của từng người: phụ nữ có thai, người già yếu và trẻ em cần nhiều đạm + Tham gia vào quá trình tạo hình, là nguyên liệu chính cấu tạo nên tổ chức của cơ thể: kích thước, chiều cao, cân nặng… + Cấu tạo các men tiêu hoá, các chất của tuyến nội tiết như: tuyến thận, tuyến tuỵ, tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục… + Tu bổ những hao mòn của cơ thể, thay thế những tế bào bị huỷ hoại như tóc rụng, đứt tay… + Cung cấp năng lượng cho cơ thể. - Các thực phẩm có tỉ lệ đường và bột khác nhau: |
b. Chức năng dinh dưỡng - Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt về thể chất: kích thước, chiều cao, cân nặng và trí tuệ. - Chất đạm cần cho việc tái tạo tế bào chết: giúp mọc tóc, thay răng, làm lành vết thương. - Chất đạm còn tăng khả năng đề kháng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. 2. Chất đường bột (gluxit) a. Nguồn cung cấp - Tinh bột là thành phần chính: các loại ngũ cốc, gạo, ngô, khoai, sắn, các loại củ quả: chuối, mít, đậu côve… - Đường là thành phần chính: kẹo, mía, mạch nha… b. Chức năng dinh dưỡng - Chất đường bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ |
- Yêu cầu hs quan sát tranh H3.4 SGK. ? Chất đường bột có trong các thực phẩm nào? Ở các thực phẩm này, thành phần đường và bột có tỉ lệ như thế nào với nhau? ? Quan sát hình 3.5, phân tích hình và nhận xét về vai trò của chất đường bột đối với cơ thể con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu chất béo (lipit):10’ - Yêu cầu hs quan sát hình 3.6. ? Chất béo có trong các thực phẩm nào? ? Kể tên các loại thưc phẩm chứa chất béo ? ? Cho học sinh thảo luậnnhóm: chất béo có |
+ Chất đường: kẹo, mía, mạc nha… + Chất bột: gạo, ngô, khoai, sắn, củ quả, đậu coove, mít, chuối… - HS quan sát, phân tích: - Trả lời dựa theo sgk - HS lắng nghe, ghi nhớ. + Chất béo động vật: có trong mỡ lợn, phomat, sữa, bơ, mật ong… + Chất béo thực vật: dầu thực vật được chế biến từ các loại đậu, hạt như vừng, lạc, oliu… - HS thảo luận và trả lời (dựa theo sgk) |
yếu và rẻ tiền cho cơ thể để con người hoạt động, vui chơi và làm việc… - Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác. 3. Chất béo (lipit). a. Nguồn cung cấp. - Chất béo động vật: có trong mỡ dộng vật, phomat, sữa, bơ, mật ong… - Chất béo thực vật: dầu thực vật được chế biến từ các loại đậu, hạt như vừng, lạc, oliu… b. Chức năng dinh dưỡng. - Chất béo cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở |
vai trò như thế nào đối với cơ thể con người? - GV phân tích thêm: + Lipit là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng: 1g lipit = 2g gluxit hoặc protein khi cung cấp năng lượng + Là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, E.. + Tăng sức đề kháng của cơ thể với môi trường bên ngoài( nhất là về mùa đông) |
dạng một lớp mỡ và bảo vệ cơ thể . - Chuyển hoá một số vitamin cần thiết cho cơ thể. |
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 4’
- Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Nhiệm vụ : HS làm bài tập mà Gv giao cho.
- Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân
- Sản phẩm : Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở
- Gợi ý tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập :
- Trong các thực phẩm sau, thực phẩm nào cung cấp nhiều chất đạm:
A. Khoai, trứng, mật ong B. Khoai, Ngô, Cá
C. Trứng, thịt, cá D. Trứng, sữa, Mật ong
- Điền vào từ còn thiếu vào chỗ trống:
Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp .................. cho hoạt động của cơ
thể .
- …. …… cung cấp năng lượng, tích trữ ở dước một lớp mỡ và giúp bảo vệ
cơ thể.
* Tiếp nhận nhiệm vụ: HS suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một
số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã
học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 4’
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.
Nhiệm vụ : Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ nhóm
Sản phẩm : Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập.
Gợi ý tiến trình hoạt động
- Hãy nhớ lại và liệt kê những thức ăn mà em đã ăn trong 3 ngày vừa qua ghi theo
mẫu sau:
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
1 | |||
2 | |||
3 |
-
Thảo luận với bạn xem ăn uống như vậy đã hợp lí chưa? Giải thích vì
sao?Nếu chưa thì cần điều chỉnh như thế nào cho hợp lí?
- Ghi câu trả lời ra giấy để chia sẻ với các bạn trong nhóm.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 2’
- Ăn uống hợp lí phải kèm theo chế độ vận động hợp lí. Em hãy quan sát tháp dinh
dưỡng- vận động phía sau, liên hệ với bản thân và điền vào bảng sau những việc
em cần thực hiện để có chế độ vận động phù hợp, tốt cho sức khỏe.
*- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị tiếp bài cơ sở ăn uống hợp lý.
- Sinh tố, chất khoáng, chất xơ, nước có vai trò như thế nào ?
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn như thế nào ?
- Tìm hiểu về việc sử dụng chất béo, chất đạm, chất đường bột ở gia đình em.
* Rút kinh nghiệm