Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 21: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN MỚI NHẤT – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 21: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
CHẾ BIẾN MỘT MÓN ĂN KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT (T1)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị và
trong khi chế biến món ăn.
- Giải thích được sự biến đổi của các chất dinh dưỡng trong khi chuẩn bị và
khi chế biến các món ăn
2. Kĩ năng:
- Phân tích được cơ sở khoa học của việc bảo quản chất dinh dưỡng các loại
lương thực, thực phẩm khi chuẩn bị nguyên liệu chế biến thức ăn.
- Biết cách chế biến một món ăn không sử dụng nhiệt.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong gia đình
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh ảnh phóng to hình 3.17 - hình 3.19
2. Học sinh: Vở ghi, SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp: ………………………………………………..………
2. Kiểm tra bài cũ:
Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến GV: Cho học sinh Quan sát hình 3.17 SGK và đọc các chất dinh dưỡng ghi trên đó. GV: Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Tại sao thịt cá khi đã thái, pha không được rửa lại? GV: Cho học sinh quan sát hình 3.18 SGK - 82 GV: Em hãy cho biết các loại rau, củ, quả thường dùng trong chế biến thức ăn? Rau, củ, quả trước khi dùng cần phải làm gì? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Cho học sinh quan sát hình 3.19 SGK -82. Kể tên các loại hạt khô? GV: Đối với các loại hạt khô cần bảo quản như thế nào? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi |
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. 1.Thịt, cá. - Thịt cá khi mua về là phải chế biến ngay, không ngâm rửa thịt cá sau khi thái. Vì sẽ làm mất hết chất vitamin, chất khoáng dễ tan trong nước. - Không để ruồi, bọ bâu vào và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài. 2.Rau, củ, quả, đậu hạt tươi. - Tuỳ từng loại rau, củ, quả, có cách gọt rửa khác nhau - Rau củ quả ăn sống nên rửa, gọt vỏ trước khi ăn và không để rau khô héo 3.Đậu hạt khô, gạo - Các loại hạt khô như : Đậu hạt khô, cho vào lọ, chum đậy kín. - Gạo: Bảo quản trong chum, vại, thùng nhựa kín II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. GV: Khi chế biến món ăn cần chú ý điều gì? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Nhận xét, tổng kết - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi - Khi nấu tránh đảo nhiều - Không nên đun lại thức ăn nhiều lần. GV: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao một số loại chất đạm thường dễ tan vào trong nước.Ví dụ: khi luộc thịt gà khi nước sôi nên vặn nhỏ lửa. GV: Ở nhiệt độ cao sinh tố A trong chất béo sẽ phân huỷ và chất béo sẽ bị biến mất. GV: Chất tinh bột dễ tiêu hơn trong quá trình đun nấu. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn. Chất đường sẽ bị biến mất có màu nâu và vị đắng khi đun ở nhiệt độ nào? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV: Do đó nước luộc thực phẩm nên sử dụng hợp lý |
1.Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn? - Thực phẩm đun nấu quá lâu sẽ mất nhiều sinh tố và chất khoáng. Như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP - Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố: A, D, E, K. 2.Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. a) Chất đạm. b) Chất béo. c) Chất đường bột d) Chất khoáng. - Khi đun nấu chất khoáng sẽ tan một phần trong nước. |
e) Sinh tố. - Trong quá trình chế biến các sinh tố dễ bị mất đi nhất là các sinh tố dễ tan trong nước do đó cần áp dụng hợp lý các quy trình chế biến. |
4.Củng cố
Yêu cầu 1,2 học sinh đọc phần ghi nhớ, phần có thể em chưa biết .
5.Hướng dẫn về nhà
Học bài và trả lời các câu hỏi 1,2 (SGK - 84). Chuẩn bị nội dung bài mới
E. RÚT KINH NGHIỆM