Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555

Tải xuống 12 3.5 K 20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                             Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
:
1. Kiến thức
:
- HS hiểu được khái niệm “ô nhiễm môi trường”
- Trình bày được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm
môi trường .
- HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường của HS.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng những kiến thức của các bộ môn như: Sinh học,
Ngữ văn, Công nghệ, Lịch sử, Địa lý... vào từng nội dung của từng bài học khi cần
thiết.
* Tích hợp liên môn:
- Tích hợp Sinh học 8 - bài vệ sinh hô hấp
- Tích hợp kiến thức lịch sử 9 phần kết cục của chiến tranh - hậu quả thấy được tác
hại của chất độc màu da cam với nỗi đau của con người
- Tích hợp kiến thức công nghệ 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt-Cách sử
dụng, bảo quản phân bón
- Tích hợp kiến thức sinh học 7: Biện pháp đấu tranh sinh học (dùng sinh vật tiêu diệt
sinh vật gây hại- Ngành giun).
- Tích hợp kiến thức sinh học 6: Quang hợp
- Tích hợp kiến thức sinh học 9: Đột biến gen, đột biến cấu trúc, số lượng NST Các
bệnh và tật di truyền ở người
- Tích hợp kiến thức mĩ thuật 7 là "Cuộc sống quanh em"
- Tích hợp với môn Ngữ văn 8
- Tích hợp với môn trong Giáo dục công dân 7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
- Tích hợp với môn trong Giáo dục công dân 8: Giải thích được vì sao cần phải
phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

- Tích hợp môn Địa lý, Toán học để thấy rõ sự phát triển dân số quá nhanh, sự phát
triển diện tích khu công nghiệp, khu đô thị đã dẫn tới diện tích rừng, cây xanh bị
giảm một cách nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến môi trường sống.
Qua các kiến thức thu nhận được các em điều tra viết báo cáo về việc tìm hiểu
môi trường địa phương và đề ra các biện pháp khắc phục.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (7p)
:
- HS1: Việc phá hủy môi trường và gây suy thoái môi trường là do hoạt động nào
của con người? Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên ở địa
phương mà em biết; tác hại của những việc làm đó?
*
Đáp án: Nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người
là: Săn bắn động vật hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác
khoán sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh.
- HS liên hệ thực tế -> trả lời.

3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
- GV nêu vấn đề: Em hãy kể những việc làm xấu ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
mà em biết? -> Tác động của con người đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm môi
trường bị ô nhiễm. Vậy ô nhiễm môi trường là gì ? nguyên nhân nào gây ô nhiễm? tác
nhân gây ô nhiễm môi trường?
- Gv nhận xét -> Tìm hiểu chủ đề “Ô nhiễm môi trường” (Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài: cạnh tranh,
hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác.
- đặc điểm (phân loại, ví dụ, ý nghĩa) các mối quan hệ cùng loài, khác loài.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

 

- GV: Cho HS quan sát một số
hình ảnh về môi trường bị ô
nhiễm
? Môi trường bị ô nhiễm có
nghĩa là nhiễm bẩn tính chất
của nó có thay đổi không?
? Theo em như thế nào là ô
nhiễm môi trường?
? Qua kiến thức Văn học trong
bài “Thông tin về ngày trái đất
năm 2000” - Ngữ văn 8 và liên
hệ thực tế, các em có nhận xét
gì về tình hình môi trường hiện
nay?
? Do đâu môi trường bị ô
nhiễm?
- GV cho HS quan sát 1 số hình
ảnh về ô nhiễm do tự nhiên và
do con người.
- HS quan sát hình ảnh
nhận xét: môi trường
nước, đất, không khí bị ô
nhiễm...
- Có, ví dụ nước có màu
vàng, nâu, mùi hôi... Thay
đổi bầu không khí.
HS nghiên cứu SGK trang
161/ SGK; hình ảnh để trả
lời
- Vận dụng kiến thức, liên
hệ trả lời
- Do con người và tự
nhiên
I. Ô nhiễm môi trường là
gì? (10 p)
- Ô nhiễm môi trường là
hiện tượng môi trường tự
nhiên bị nhiễm bẩn, đồng
thời các tính chất vật lí,
hóa học, sinh học của môi
trường bị thay đổi gây tác
hại tới đời sống của con
người và các sinh vật
khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con
người.
+ Hoạt động tự nhiên, núi
lửa, sinh vật,…
? Hoạt động nào gây ô
nhiễm không khí?
- GV: Yêu cầu HS thảo luận
nhóm hoàn thành bảng 54.1
- GV đánh giá kết quả của
các nhóm.
? Đốt cháy nhiên liệu tạo ra
nhiều khí thải gây độc, đó là
những khí gì?
- Cháy rừng, sản xuất công
nghiệp...
- HS thảo luận hoàn thành
bảng 54.1 phiếu học tập
Đại diện các nhóm lên báo
cáo kết quả
Các nhóm bổ sung
- Các khí CO
2, NO2, bụi …
II. Các tác nhân chủ yếu
gây ô nhiễm môi trường
(24p)
1. Ô nhiễm do các chất khí
thải ra từ họat động công
nghiệp và sinh hoạt.
- Các chất thải ra từ nhà
máy, phương tiện giao

 

? Các khí độc hại đó ảnh
hưởng như thế nào đến sức
khoẻ con người?
- GV: Tích hợp Sinh học 8-
bài vệ sinh hô hấp; Ăn mòn
kim loại- hoá học 9
- Bầu không khí bị ô nhiễm
gây tác hại đến đời sống:
bệnh về đường hô hấp, mưa
axit (phá huỷ công trình
bằng kim loại)
? Tại sao những khí thải có
thể gây mưa axit
* Liên hệ: Ở nơi gia đình em
sinh sống có hoạt động đốt
cháy nhiên liệu gây ô nhiễm
không khí không? Em sẽ
làm gì trước tình hình đó?
- GV phân tích thêm: Việc
đốt cháy nhiên liệu trong
gia đình như than, củi,
- Tích hợp Sinh học 8- bài
vệ sinh hô hấp
- Khí CO có ái lực mạnh với
Hb (phân tử hêmoglobin
trong hồng cầu) chiếm chỗ
của oxi trong hồng cầu, làm
cho cơ thể ở trạng thái thiếu
oxi,
- Khí SO
2, NO2, CO.. chất
khí gây hại cho hệ hô hấp
(gây ra các bệnh về đường
hô hấp: viêm phổi, ung thư
phổi..), ô nhiễm môi trường
không khí, là một trong
những nguyên nhân gây
mưa axit, làm thủng tầng ô
zôn, gây nên hiệu ứng nhà
kính
- Cácbonđioxit, lưu hùynh
đioxit hoà tan nước mưa tạo
ra mưa axit
- HS thấy được: Không nên
đốt củi, lò than để sưởi
trong nhà kín vì sinh nhiều
khí CO, CO
2. Không khí bị
ô nhiễm gây ngộ độc, gây
bệnh … có thể dẫn đến chết
người.
thông, đun nấu s/hoạt là
CO
2, SO2,...
- Bụi.
-> gây ô nhiễm không khí.

 

gas,… sinh ra chất khí độc
hại. chất này tích tụ sẽ gây ô
nhiễm. Vậy trong từng gia
đình phải có biện pháp
thông thoáng khí để tránh
độc hại.
- GV: Yêu cầu HS quan sát
H54.2 trả lời 2 câu hỏi mục
2/ T163- SGK
? Thuốc bảo vệ thực vật
gồm những loại nào? vai
trò của thuốc bảo vệ thực
vật ?
? Liên hệ thực tế việc sử
dụng thuốc bảo vệ t/vật ?
? Ngoài thuốc bảo vệ thực
vật trong chiến tranh chống
Mỹ nhân dân ta còn chịu
ảnh hưởng của các loại chất
độc hoá học nào?
? Khi hoá chất bảo vệ thực
vật và chất độc hoá học
- HS quan sát H54.2 trả lời
2 câu hỏi mục 2/ T163-
SGK
- HS: Thuốc trừ sâu .diệt
nấm ..
Tăng năng xuất cây trồng
Gây bất lợi cho toàn bộ hệ
sinh thái
+ Nhiều hoá chất được dùng
trong công nghệ chế biết
thực phẩm gây hại cho sinh
vật và con người như hàn
the, phẩm màu,...
+ Nhiều vụ ngộ độc
t/phẩm xảy ra rất
nghiêm trọng gây chết
người do sử dụng hóa
chất trong bảo quản
thực vật :.
- HS: Tích hợp kiến thức
lịch sử 9 - phần kết cục của
2. Ô nhiễm do hoá chất
bảo vệ thực vật và chất
độc hoá học
Các chất hoá học độc hại
được phát tán và tích tụ:
- Hoá chất (dạng hơi) -
>nước mưa đất tích tụ
ô nhiễm mạch nước
ngầm
- Hoá chất (dạng hơi)
nước mưa ao, sông, biển
tích tụ và bốc hơi trong
không khí
- Hoá chất còn bám và ngấm
vào cơ thể sinh vật

 

phát tán môi trường gây hại
gì?
- Chiếu một số hình ảnh về
đột biến gen. Tích hợp sinh
học 9; lịch sử 9; sinh học 7;
công nghệ 7
? Để giảm tác hại của thuốc
bảo vệ thực vật trong trồng
trọt chú ý vấn đề gì?
- GV: Yêu cầu 1 HS đọc
thông tin mục 3/163 quan
sát H 54.3; 54.4, trả lời câu
hỏi:
? Chất phóng xạ có nguồn
gốc từ đâu?
? Chất phóng xạ vào cơ thể
người thông qua con đường
nào?
? Các chất phóng xạ gây
nên tác hại như thế nào?
- GV nhận xét -> Giáo dục
bảo vệ môi trường hạn chế
ô nhiễm do các chất phóng
xạ.
chiến tranh- hậu quả thấy
được tác hại của chất độc
màu da cam với nỗi đau của
con người
- Nghiên cứu thông tin ở
SGK trả lời, bổ sung:
Gây bệnh về độ biến gen,
đột biến số lượng NST- tích
hợp sinh học 9
- Tích hợp kiến thức công
nghệ 7, sinh 7. sinh học 9
- HS nghiên cứ SGK tr.163
và các hình 54.3, 54.4 SGK
yêu cầu hiểu được :
+ Từ nhà máy điện nguyên
tử, thử vũ khí hạt nhân …
+ Phóng xạ vào cơ thể
người và động vật thông
qua chuỗi thức ăn hoặc các
tia phóng xạ có khả năng
xuyên qua tế bào phá vỡ cấu
trúc bộ máy di truyền
=> Gây đột biến gen
- Tích hợp với môn trong
Giáo dục công dân 8 Giải
thích được vì sao cần phải
3. Ô nhiễm do các chất
phóng xạ
* Nguồn ô nhiễm phóng xạ
chủ yếu là từ chất thải của
cô ng trường khai thác chất
phóng xạ, các nhà máy điện
nguyên tử..qua các vụ thử
vũ khí hạt nhân
* Hậu quả:
- Gây đột biến ở người và
sinh vật
- Gây một số bệnh di truyền
và bệnh ung thư
4. Ô nhiễm do các chất
thải rắn
Các chất thải rắn gây ô
nhiễm gồm: đồ nhựa, giấy



- GV: Lựa chọn nhóm HS 6
em làm chuyên gia. Nhóm
chuyên gia hội ý chuẩn bị
các câu trả lời
GV: Trợ giúp nhóm chuyên
gia hoặc gọi ý câu hỏi cho
HS hỏi nhóm chuyên gia
GV: Rút ra kết luận chung
? Chất thải rắn gây tác hại
thế nào? Là học sinh cần
làm gì để giảm ô nhiễm chất
thải rắn ?
- GV lưu ý thêm: loại chất
thải rắn gây cản trở giao
thông, gây tai nạn cho
người.
- GV đưa câu hỏi:
? Sinh vật gây bệnh có
nguồn gốc từ đâu?
? Nguyên nhân của các
bệnh giun sán, sốt rét, tả lị?
- Tích hợp kiến thức sinh học
lớp 7 (Ngành giun).
phòng ngừa tai nạn vũ khí,
cháy nổ và các chất độc hại.
-Tích hợp sinh 9 Bệnh và tật
di truyền
HS khác chuẩn bị câu hỏi
theo bảng 54.2
HS: Lần lượt hỏi chuyên gia
các vấn đề, nhóm chuyên
gia sẽ giải đáp.
- Ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí; tai nạn
giao thông...
Liên hệ thực tế việc thả chất
độc của nhà máy formosa
Hà tĩnh; Ve đan ra sông Thị
vải
- Tham gia vệ sinh khu dân
cư.
- Trường học: vệ sinh
trường lớp sạch sẽ, để rác
đúng qui định tuyên truyền
tác hại ô nhiễm môi trường..
HS nghiên cứu SGK và
hình 54.5, 54.6 tr.164 – 165.
- Một vài HS trả lời và lớp
nhận xét bổ sung.
vụn, mảnh cao su, bông kim
tiêm y tế, vôi gạch vụn..
5.Ô nhiễm do sinh vật gây
bệnh
- Sinh vật gây bệnh có
nguồn gốc từ chất thải
không được xử lý (phân,
nước thải sinh hoạt, xác
động vật)
- Sinh vật gây bệnh vào cơ
thể gây bệnh cho người do
một số thói quen sinh hoạt
như: ăn gỏi, ăn tái, ngủ
không màn...

 

? Để phòng tránh các bệnh
do sinh vật gây nên chúng ta
cần có biện pháp gì?
- GV hoàn thiện câu trả lời.
Yêu cầu:
+ Các bệnh đường tiêu hóa
do ăn uống mất vệ sinh.
+ Bệnh sốt rét do sinh hoạt.
HS vận dụng kiến thức đã
học (Sinh 7) trả lời
Bản thân sẽ cùng đại diện
khu dân cư tuyên truyền để
nguời dân hiểu và có biện
pháp giảm bớt ô nhiễm.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh
hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường
A. Hái lượm B. Săn bắn quá mức
C. Chiến tranh D. Hái lượm, săn bắn, chiến tranh
Đáp án: A.
Câu 2: Thế nào là ô nhiễm môi trường?
A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn
B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi
C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học
thay đổi
D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị
thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác
Đáp án: D
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì?



A. Do hoạt động của con người gây ra
B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ...)
C. Do con người thải rác ra sông
D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên.
Đáp án: D
Câu 4: Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy
A. Gỗ, than đá B. Khí đốt, củi
C. Khí đốt, gỗ D. Gỗ, củi, than đá, khí đốt
Đáp án: D.
Câu 5: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như
A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải
B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình
C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp
D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp
Đáp án: D.
Câu 6: Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do
A. Săn bắt bừa bãi, vô tổ chức
B. Các chất thải từ thực vật phân huỷ
C. Đốn rừng để lấy đất canh tác
D. Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu: Gỗ, củi, than đá, dầu mỏ
Đáp án: D
Câu 7: Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người, gây
ra một số bệnh
A. Bệnh di truyền B. Bệnh ung thư
C. Bệnh lao. D. Bệnh di truyền và bệnh ung thư.
Đáp án: D.
Câu 8: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của
A. Công trường khai thác chất phóng xạ.
B. Nhà máy điện nguyên tử
C. Thử vũ khí hạt nhân



D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ khí hạt
nhân
Đáp án: D
Câu 9: Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như
A. Phân, rác, nước thải sinh hoạt
B. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện
C. Xác chết của các sinh vật, nước thải từ các bệnh viện
D. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh viện
Đáp án: D.
Câu 10: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào?
A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác
B. Biện pháp canh tác, bón phân
C. Bón phân, biện pháp sinh học
D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí .
Đáp án: D.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
1/ Ô nhiễm môi trường là gì? (MĐ1)
3/ Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? (MĐ2)
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận



- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án.
1/ Nội dung mục I.
3/ Tác hại của ô nhiễm môi trường là:
- Gây hại cho người và các sinh vật khác – tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát
triển.
- Làm suy thoái hệ sinh thái, môi trường sống của sinh vật.
- Chất phóng xạ gây đột biến gen và sinh bệnh di truyền.
* Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Liên hệ thực tế ở địa
phương em? (MĐ3)
Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường: Xả rác bừa bãi, xử lý chất thải
của gia súc, gia cầm chưa đúng, chặt phá rừng, ....

4. Dặn dò (1p):
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK/165.
- Soạn bài: “ Ô nhiễm môi trường” (tt)
* Hướng dẫn trả lời câu 4 sgk/165: Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ
thực vật sau khi ăn rau, quả là do người trồng rau, quả sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật không đúng cách: dùng sai thuốc, dùng thuốc không đảm bảo chất lượng, dùng
quá liều lượng hoặc không tuân thủ quy định về thời gian thu hoạch rau và quả sau
khi phun thuốc và bán cho người tiêu dùng.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất - CV5555 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống