Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này HS phải:
- Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ Phương tiện:
1/ Giáo viên:
- Tranh hình 54.1 " 54.6 SGK
- Tranh ảnh sưu tầm trên sách báo.
- Tài liệu về ô nhiễm môi trường.
2/ Học sinh: Sưu tầm tranh về ô nhiễm môi trường có liên quan đến bài học.
III/ Tiến trình dạy học:
1/Ổn định:
2/ Bài cũ: Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người?
3/ Bài mới:
a.Mở bài: Hiện nay con người đã tác động đến con người mạnh mẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
b.Nội dung
Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì?
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- GV đặt câu hỏi: + Em hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường? + Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường bị ô nhiễm? - GV quan sát và hướng dẫn các nhóm thảo luận. * Liên hệ: Làng ung thư Thạch Sơn, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ từ năm 1991 đến nay có 106 người chết vì ung thư do các chất thải từ nhà máy Super phốtphát Lâm Thao, lò gạch và nhà máy giấy Bãi Bằng… |
- HS nghiên cứu SGK, kết hợp hiểu biết thực tế. - Thảo luận nhóm. * Yêu cầu nêu được: + Môi trường bị bẩn. + Các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi " gây hại cho người và sinh vật. - Nguyên nhân: + Do hoạt động của con người. + Do hoạt động của tự nhiên. - Đại diện các nhóm trình bày " nhóm khác bổ sung. - HS rút ra kết luận. |
Kết luận: - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
-Nguyên nhân: chủ yếu do hoạt động của con người và 1 số hoạt động của thiên nhiên.
Hoạt động 2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: - GV yêu cầu học sinh kể tên các loại khí thải gây độc * Liên hệ: Ở nơi gia đình em sinh sống có hoạt động đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không khí không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó? - GV giảng giải: Nếu bếp đun không thoáng khí, các loại khí này tích tụ sẽ gây độc cho con người và ảnh hưởng đến bầu không khí xung quanh " Bếp đun cần phải thoáng. 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học: - GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 54.2, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi: + Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở môi trường nào? + Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó. * Liên hệ: Nạn nhân chất độc màu da cam. 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ - GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 54.3 và 54.4 đọc SGK trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm chất phóng xạ là gì? - GV: Thảm họa vũ khí hạt nhân, thảm họa chất CHECNÔBƯN ở nước cộng hòa UCRAINA (Liên Xô cũ). Hiện nay thế giới hạn chế sản xuất và thử vũ khí hạt nhân. -VD về trận động đất, sóng thần 3/2011 tại Nhật Bản... 4. Ô nhiễm do các chất thải rắn: - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.2 SGK. - Gọi 1 HS đọc tên chất thải, 1 HS đọc mục hoạt động gây ra chất thải. - GV nhận xét bổ sung, hoàn thiện bảng 5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh + Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị.
+ Nêu biện pháp phòng tránh. * Liên hệ: Giáo dục HS bảo vệ môi trường, vệ sinh ăn uống... |
- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi + Khí thải: CO, CO2, NO2, SO2, bụi ... - HS quan sát tranh kết hợp hiểu biết thực tế, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập - HS cử đại diện nhóm trình bày. - Từ bảng 54.1 HS trả lời sinh hoạt gia đình làm ô nhiễm không khí đó là: Đun cũi, bếp dầu, than tổ ong, ga... - Em sẽ tuyên truyền vận động gia đình, nhân dân nơi cư trú hiểu và có biện pháp giảm ô nhiễm
- HS quan sát hình 54.2 SGK thảo luận nhóm . - Đại diện lên bảng chỉ vào tranh vẽ trình bày " các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông SGK, quan sát tranh hình 54.3 - 54.4 SGK, thảo luận nhóm. Yêu cầu nêu được: + Vũ khí hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử... + Phóng xạ vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn. + Gây bệnh ung thư bệnh di truyền. - HS nguyên cứu SGK, thực hiện lệnh s SGK/164.
- 1-2 HS lên thực hiện yêu cầu của GV " HS khác bổ sung. - HS tự rút ra kết luận
-HS hoàn thiện bảng -HS trả lời - HS nghiên cứu SGK kết hợp quan sát hình 54.5 - 54.6 SGK. * Yêu cầu nêu được: + Các bệnh đường tiêu hóa do ăn uống mất vệ sinh + Bệnh sốt rét do thói quen ngủ không nằm màn. - HS vận dụng kiến thức thực tế để trả lời. |
KL:
-Các chất thải ra từ nhà máy , phương tiện giao thông, sinh hoạt là CO2, SO2… gây ô nhiễm không khí, con người hít phải gây ngộ độc, gây tác dụng xấu đến quang hợp của cây xanh
-Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người và các sinh vật khác gây hại
-Ô nhiễm do các chất phóng xạ: gây đột biến các cấu trúc di truyền ở người và sinh vật bệnh di truyền như bệnh ung thư, mù màu, quái thai
-Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: đồ nhựa, giấy vụn, bông… gây hôi thối, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.Một số chất rắn tồn tại lâu ngày gây hại môi trường
-Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển… có thể phát triển thành dịch, gây nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội
4/ Kiểm tra đánh giá:
- Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Con người và các sinh vật khác sẽ sống như thế nào và tương lai sẽ ra sao?
- Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật khi ăn rau và quả.
5/ Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và 4 SGK