Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất

Tải xuống 12 2.6 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                  Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG( Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu và nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Học sinh xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức trong việc
bảo vệ môi trường sống.
- Học sinh hiểu được hậu quả ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe, gây ra
nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.
- Học sinh nêu được ý nghĩa của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và
hậu quả của ô nhiễm môi trường ở địa phương và trên thế giới.
- Liên hệ ở địa phương những hoạt động của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng
hệ sinh thái.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
- Giáo dục học sinh ý thức tự học.
- Gây được hứng thú học tập cho học sinh.
- Có thái độ và hành động đúng đắn về vấn đề ô nhiễm môi trường gặp phải trong thực tế.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp
* Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng thu thập, đưa ra giả thiết và xử lí thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường.
* Nội dung tích hợp
Hoạt động 2. 1. Ô nhiễm môi trường là gì ?
Sinh học 9: Tác động của con người đối với môi trường.
Hóa 8: Nước, không khí và sự cháy.

Hoạt động 2.2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
Phần 1. Ô nhiễm do khí thải sinh hoạt và công nghiệp
Sinh học 8: Vệ sinh hô hấp.
Hóa học 8: Không khí và sự cháy.
Hóa học 9: Một số oxit quan trọng; Tính chất hóa học của axit.
Phần 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Sinh học 7: Biện pháp đấu tranh sinh học.
Sinh học 9: Đột biến gen; Đột biến cấu trúc; Đột biến số lượng NST; Bệnh và tật di truyền ở
người, …
Công nghệ 7: Thời vụ; Sử dụng thuốc trừ sâu hợp lí.
Phần 3. Ô nhiễm các chất phóng xạ
Vật lí: Tia phóng xạ, tia tử ngoại, ...
Sinh học 9: Đột biến gen; Đột biến cấu trúc; Đột biến số lượng NST; Bệnh và tật di truyền ở
người, …
Phần 4. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Tích hợp kiến thức Sinh học 7: Giun sán, trùng sốt rét, giun đũa,...
5. Các năng lực hướng tới
* Năng lực chung
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
+ Năng lực tự học: Tự tìm kiếm thông tin, kiến thức.
+ Năng lực tư duy, sáng tạo: Dựa vào các tác nhân và hiện tượng Ô nhiễm môi trường đề ra
biện pháp hạn chế.
+ Năng lực tự quản lí: Quản lí về thời gian, lượng kiến thức trong chủ đề.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội, gồm:
+ Năng lực giao tiếp: Giữa HS và GV, HS với HS.
+ Năng lực hợp tác: Giữa các thành viên trong nhóm, HS và GV.
- Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả:
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Tìm kiếm các tư liệu liên quan, làm
bài trình chiếu, làm phóng sự nhỏ về Ô nhiễm môi trường.
* Các năng lực chuyên biệt
+ Quan sát: Hình ảnh, hiện tượng về Ô nhiễm môi trường.
+ Sưu tầm, phân loại: Các hình ảnh, hiện tượng về Ô nhiễm môi trường.
+ Thiết kế thí nghiệm: Nhận biết các dạng Ô nhiễm môi trường.
+ Ghi chép, xử lí và trình bày số liệu: Bảng nhóm, phiếu học tập.
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của Ô nhiễm
môi trường.
+ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường, có ý thức bảo vệ cây xanh.
+ Sử dụng ngôn ngữ: Định nghĩa, trình bày, diễn đạt, mô tả, giải thích, … kiến thức của chủ
đề.
+ Vẽ các đối tượng liên quan đến chủ đề bằng sơ đồ tư duy.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh hình 54.1 SGK/161, tranh ảnh thu thập được trên sách báo.
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường.
- Cuốn sách hỏi đáp về môi trường và sinh thái.
2. Học sinh
- Nghiên cứu bài trước ở nhà.
- Xem lại kiến thức các môn học liên quan đến môi trường và ô nhiễm môi trường.
- Chuẩn bị thông tin để viết, vẽ bài tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi
trường.
- Hoàn thiện nội dung tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường theo nhóm (Giáo viên yêu cầu học sinh có thể đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội
dung được phân công, sau đó đi tìm câu trả lời. Khuyến khích nội dung trả lời có thuyết trình
và chứng minh bằng hình ảnh, nguồn thông tin, tài liệu chính xác):
* Nhóm 1: Ô nhiễm do khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
Theo PHT:

Các tác nhân gây ô
nhiễm
Các sản phẩm
gây ô nhiễm
Môi trường
bị ô nhiễm
Tác hại đối với
môi trường
Tác hại đối với
sinh vật và
con người

 

Do khí thải từ hoạt
động CN và sinh
hoạt
Do hóa chất BVTV
và chất độc hóa
học
Do chất phóng xạ
Do chất thải rắn
Do SV gây bệnh

* Nhóm 2: Ô nhiễm do hóa chất BVTV và chất độc hóa học. Do chất phóng xạ
* Nhóm 3: Ô nhiễm do chất thải rắn, SV gây bệnh.
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi chuyên gia.
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm;
- Trình bày một phút.
- Tranh luận; Thuyết trình.
- Trải nghiệm sáng tạo;
IV/. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Bước đầu định hướng được nội dung bài học và tạo hứng thú học tập cho HS.
Tiến Hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội
dung
- Đặt vấn đề vào bài mới:
GV cho học sinh xem đoạn video giới thiệu một số cảnh quan đẹp của đất nước.
Nêu câu hỏi: Em thấy môi trường ở những nơi vừa quan sát như thế nào?

 

GV gọi học sinh trả lời.
Sau đó cho học sinh quan sát tiếp các hình ảnh ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí, … và hỏi: Môi trường trong các hình này có gì khác so với những hình ảnh các
em được xem trước đó? Theo em đó là hiện tượng gì?
GV vào bài.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Học sinh chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Học sinh chỉ ra được nguyên nhân và tác hại do các tác nhân gây ra.
- Từ đó học sinh biết được các cách phòng tránh ô nhiễm môi trường.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu Ô nhiễm môi trường là gì?
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Học sinh chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh về ô nhiễm môi
trường.
GV: Qua những hình ảnh về những môi trường vừa quan sát ở trên
em có nhận xét gì?
Giáo viên gọi học sinh trả lời.
Học sinh nêu được: Những bức hình này cho thấy các môi trường
tự nhiên đã bị nhiễm bẩn.
GV: Trong không khí có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh mà ta
không nhìn thấy dù không nhiễm bẩn, nhưng lại hôi thối hoặc khu
vực có nhiều tia bức xạ, có nhiều tiếng ồn, … có được xem là ô
nhiễm không?
1. Tìm hiểu Ô nhiễm
môi trường là gì?

 

Học sinh nêu được: Những môi trường đó cũng được coi là bị ô
nhiễm.
GV: Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ có gì thay đổi so với ban đầu,
cho ví dụ cụ thể?
Học sinh nêu được: Môi trường bị ô nhiễm làm cho các tính chất
vật lí, hóa học, sinh học mỗi môi trường trên đều bị thay đổi.
- Môi trường nước bẩn vì nước sạch có tính chất không màu, không
mùi, không vị. Nhưng ở đây nước bị nhiễm bẩn nên có màu nâu,
đen.
- Môi trường không khí sạch không màu và trong suốt, nhưng do
nhiễm bẩn nên có nhiều khói, bụi.
- Môi trường đất có nhiều rác thải, xác chết của sinh vật, mùi khó
chịu …
Nêu khái niệm đầy đủ về ô nhiễm môi trường?
Học sinh trả lời.
GV: Em thấy ở những môi trường tự nhiên nào thường hay bị ô
nhiễm?
Học sinh nêu được: Các môi trường không khí, đất, nước bị bẩn.
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh gây ô nhiễm môi
trường do tự nhiên và do con người.
GV: Theo em hiện tượng ô nhiễm môi trường do những nguyên
nhân nào gây ra ?
Học sinh nêu được: Do hoạt động của con người và do thiên nhiên.
Giáo viên chốt lại kiến thức.
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh về động đất, núi lửa,
lốc xoáy, sóng thần, ... kèm theo địa danh xảy ra từng hiện tượng
và gợi ý để học sinh liên hệ.
GV: Các hoạt động tự nhiên gây ra ô nhiễm môi trường như thế
nào?
Học sinh nêu được:
Khái niệm Ô nhiễm môi
trường
Ô nhiễm môi trường là
hiện tượng môi trường tự
nhiên bị nhiễm bẩn, đồng
thời các tính chất vật lí,
hoá học, sinh học của môi
trường bị thay đổi.
Nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường
+ Do các hoạt động của
con người.
+ Ngoài ra còn do hoạt
của động tự nhiên.

 

- Núi lửa phun trào, lốc xoáy tạo khói, bụi gây ô nhiễm không khí.
- Sóng thần, lũ lụt tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây
bệnh phát triển.
Môi trường bị ô nhiễm gây ảnh hưởng gì đến đời sống con người
và sinh vật?
Học sinh trả lời:
Ô nhiễm môi trường gây hại tới đời sống con người và các sinh vật
khác.
GV: Những thành phần nào trong Hệ sinh thái bị biến đổi do Ô
nhiễm môi trường? Xu hướng biến đổi các thành phần đó trong tư-
ơng lai có thể theo hướng tốt hay xấu?
Học sinh nêu được: Cả thành phần vô sinh (đất, nước, không khí,…)
và thành phần hữu sinh (động, thực vật) đều bị thay đổi, hủy hoại
môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu.
Vậy ô nhiễm môi trường gây nên những hậu quả gì?
Giáo viên chốt lại kiến thức.
Học sinh nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.
Giáo viên lồng ghép kiến thức về biến đổi khí hậu.
GV: Theo em trong hai nguyên nhân trên môi trường bị ô nhiễm
chủ yếu do nguyên nhân nào?
Học sinh nêu được: Chủ yếu do con người.
Giáo viên dẫn dắt: Những hoạt động của tự nhiên gây ô nhiễm môi
trường nhưng nó không xảy ra thường xuyên hàng ngày và chỉ ở
một số nơi. Còn con người từng ngày, từng giờ, ở khắp mọi nơi
đang tác động đến môi trường làm chúng ngày càng ô nhiễm. Vấn
đề này chúng ta cũng đã phần nào biết đến vì chúng được cập nhật
thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cụ thể có những hoạt động nào và mức độ ra sao chúng ta tìm
hiểu sang phần II.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
*Hậu quả của ô nhiễm
môi trường
Ô nhiễm môi trường gây
tác hại tới đời sống của
con người và các sinh vật
khác dẫn đến hủy hoại
môi trường, biến đổi khí
hậu.

 

Mục tiêu:
- Học sinh chỉ ra được nguyên nhân và tác hại do các tác nhân gây
ra.
- Từ đó học sinh biết được các cách phòng tránh ô nhiễm môi
trường.
Tiến hành:
Giáo viên dẫn dắt: Có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu qua nội dung chuẩn bị của các
nhóm như đã phân công.
Giáo viên yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả chuẩn bị của mình
như đã được phân công.
Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh dưới lớp nghe nội dung thuyết
trình và hoàn thiện vào vở ghi (phiếu học tập) theo bảng:
2. Các tác nhân chủ yếu
gây ô nhiễm

 

Các tác nhân gây ô
nhiễm
Các sản phẩm
gây ô nhiễm
Môi trường
bị ô nhiễm
Tác hại đối với
môi trường
Tác hại đối với
sinh vật và
con người
Do khí thải từ hoạt
động CN và sinh
hoạt
Do hóa chất BVTV
và chất độc hóa
học
Do chất phóng xạ
Do chất thải rắn
Do SV gây bệnh

 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

 

Sau mỗi nội dung giáo viêm kiểm tra vở ghi của học sinh. Nhắc nhở
các em hoàn thành đầy đủ vào vở bằng nhiều hình thức: Lập bảng,
ghi theo trình tự, theo sơ đồ hay bản đồ tư duy, ...

Nhóm 1: Ô nhiễm do khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

Các tác nhân
gây ô nhiễm
Các sản phẩm
gây ô nhiễm
Môi trường
bị ô nhiễm
Tác hại đối với
môi trường
Tác hại đối với
sinh vật và
con người
Do khí thải từ
hoạt động công
nghiệp và sinh
hoạt
- Khí thải: CO,
CO
2, SO2, NO2
- Khói
- Bụi
- Không khí - Gây mưa axit
- Bụi bẩn không
khí
- Hủy hoại môi
trường
- Gây độc hại,
bệnh tật với cơ thể
sinh vật và con
người
- Ảnh hưởng đến
MT sống

Nhóm 2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm do chất phóng xạ.

Các tác nhân
gây ô nhiễm
Các sản phẩm
gây ô nhiễm
Môi trường
bị ô nhiễm
Tác hại đối với
môi trường
Tác hại đối với
sinh vật và
con người
Do hóa chất bảo
vệ thực vật và
chất độc hóa học
- Chất độc hóa
học
- Đất
- Nước
- Không khí
- Đất, nước,
không khí bị
nhiễm độc
- Hủy hoại môi
trường
- Gây độc hại,
bệnh tật, đột biến
(di truyền) với cơ
thể sinh vật và
con người
- Ảnh hưởng đến
MT sống
Do chất phóng
xạ
- Chất phóng xạ
độc hại
- Đất
- Nước
- Không khí
- Đất, nước,
không khí bị
nhiễm độc
- Hủy hoại môi
trường
- Gây độc hại,
bệnh tật, đột biến
(di truyền) với cơ
thể sinh vật và
con người

 

- Ảnh hưởng đến
MT sống

Nhóm 3. Ô nhiếm do chất thải rắn.
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

Các tác nhân
gây ô nhiễm
Các sản phẩm
gây ô nhiễm
Môi trường
bị ô nhiễm
Tác hại đối với
môi trường
Tác hại đối với
sinh vật và
con người
Do chất thải
lỏng và rắn
- Rác thải
- Nước thải
- Khí thải bẩn do
rác phân hủy
- Đất
- Nước
- Không khí
- Đất, nước,
không khí bị
nhiễm bẩn
- Rác thải không
phân hủy
- Đất, nước,
không khí bị
nhiễm độc,
nhiễm bẩn
- Hủy hoại môi
trường
- Cản trở giao
thông, mất mĩ
quan đô thị
- Gây độc hại,
bệnh tật, đột biến
(di truyền) với cơ
thể sinh vật và
con người
- Ảnh hưởng đến
môi trường sống
Do sinh vật gây
bệnh
- Sinh vật gây
bệnh
- Đất
- Nước
- Không khí
- Đất, nước,
không khí có
sinh vật gây bệnh
- Gây bệnh cho
sinh vật và con
người

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài và rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ tư duy hoặc kĩ năng trình
bày trước tập thể.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- Gv yêu cầu HS vẽ bản đồ tư duy tóm tắt kiến thức
toàn bài. Một – 2 HS lên bảng vẽ và trình bày.


4. HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG
Mục tiêu:Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. Đưa ra hành động đúng đắn
bảo vệ môi trường.

Hoạt động của thầy và trò Nội
dung
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong không khí có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh mà ta không nhìn thấy
dù không nhiễm bẩn, nhưng lại hôi thối hoặc khu vực có nhiều tia bức xạ, có nhiều
tiếng ồn, … có được xem là ô nhiễm không? Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ có gì
thay đổi so với ban đầu?
Câu 2: Môi trường bị ô nhiễm gây ảnh hưởng gì đến đời sống con người và sinh vật?
Câu 3: Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi
trường nào? Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó?

5. HOẠT ĐỘNG : TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu:Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. Đưa ra hành động đúng đắn
bảo vệ môi trường.

Hoạt động của thầy và trò Nội
dung
BT 1: Từ kiến thức Sinh học 7, hãy cho biết:
Nguyên nhân gây bệnh giun sán?
Các cách phòng tránh bệnh sốt rét?
Nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh tả, lị?
Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu? Nó gây hậu quả gì?
Cách phòng tránh các bệnh do sinh vật gây ra?
BT 2: Ở gia đình, địa phương em người ta dùng chất đốt gì? Có gây ô nhiễm không
khí không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
BT 3: Là học sinh em cần phải làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường?

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 165.
- Tìm hiểu thêm về tình hình ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và những công việc mà con
người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói lên sự khắc nghiệt của thời tiết, các bài hát liên
quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, ...
V/. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống