Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 56: Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 56: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường địa phương và từ đó đề xuất các
biện pháp khắc phục.
- Có ý thức và biện pháp chống ô nhiễm môi trường (ở từng gia đình và từng địa
phương).
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Bài mới:
A. Khởi động (1p): Tình huống xuất phát.
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển
năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành. - Yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học ở bài trước và kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về ô nhiễm môi trường ở địa phương để lên kế hoạch tìm hiểu. - Gv dẫn dắt vào bài mới “” |
- HS trình bày lại nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó. |
B. Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn điều tra môi trường
a)Mục tiêu: HS hiểu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Qua đó giáo
dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, nhất là môi trường ở địa phương.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | NL hình thành |
I. Hướng dẫn điều tra môi trường.(33p) 1. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường |
- GV y/c hs tìm hiểu tình hình ô nhiễm diễn ra nơi sinh sống ( quanh nơi ở) - GV chia lớp thành 4 nhóm theo khu vực sống của HS : + Nhóm 1: Thôn Đoàn Kết |
- Học sinh tìm hiểu tình hình ô nhiễm ở địa phương. - Hoàn thành bảng 56 .1 SGK. |
K1 K2 K3 K4 N2 |
- Nội dung bảng 56.1 & 56.2. 2. Điều tra tác động của con người tới môi trường. - Nhóm 1: Thôn Đoàn Kết - Nhóm 2: Thôn Ninh Hòa - Nhóm 3: Làng Tnao - Nhóm 4: Làng Gà |
+ Nhóm 2: Thôn Ninh Hòa + Nhóm 3: Làng Tnao + Nhóm 4: Làng Gà - GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 SGK ( 170) ? Tìm hiểu nhân tố vô sinh, hữu sinh. ? Con người đã có hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường. Lấy ví dụ? - GV hướng dẫn bảng 56.2SGK ( 171) + Tác nhân gây ô nhiễm : Rác, phân ĐV… + Mức độ: Thải nhiều hay ít + Nguyên nhân: Rác chưa xử lí, phân ĐV chưa ủ thải trực tiếp… + Biện pháp khắc phục: Làm gì để ngăn chặn các tác nhân. - GV cho hs ng/ cứu: Tình hình chặt phá, đốt rừng, trồng lại rừng. - Cách điều tra gồm 4 bước theo SGK và theo nội dung bảng 56.3 - GV y/c HS: + Xác định rõ thành phần hệ sinh thái đang có. |
- HS lắng nghe các bước điều tra - HS độc lập điều tra tình hình ô nhiễm, trao đổi nhóm để thống nhất nội dung ghi vào phiếu học tập (theo mẫu sau). |
N5 KN1 KN4 D1 D2 P5 |
+ Xu hướng biến đổi các thành phần trong. + Lai có thể theo xu hướng tốt hay xấu. - HS: điều tra theo nhóm vào ngày nghỉ và ghi lại kết quả. - Chú ý: chỉ điều tra phần cơ bản bên ngoài: màu sắc, mùi…… Lưu ý HS về độ an toàn khi hoạt động điều tra, các nhóm phân công cụ thể |
Các yếu tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
Yếu tố sinh thái không sống |
Yếu tố sinh thái sống | người trong môi trường Hoạt động của con |
- ....................................... - ....................................... |
- ....................................... - ....................................... |
- ...................................... - ...................................... |
Kết quả điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm
Các hình thức ô nhiễm |
Mức độ ô nhiễm (ít/nhiều/rất ô nhiễm) |
Nguyên nhân gây ô nhiễm |
Đề xuất biện pháp khắc phục |
* Kết luận (5p):
- GV tổ chức cho HS quan sát, thảo luận theo từng nhóm, giúp HS đánh giá đúng
tình hình ô nhiễm. Chú ý tới nguyên nhân do con người gây nên. Giáo dục HS ý thức
bảo vệ môi trường.
3. Củng cố và hoàn thiện (4p):
- Đại diện các nhóm báo cáo cách tiến hành và kết quả của nhóm.
- Cho các thành viên trong nhóm thảo luận về các chủ đề sau:
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm.
+ Cách khắc phục.
+ Liên hệ với bản thân: Cần phải làm gì để giảm ô nhiễm môi trường.
4. Hướng dẫn về nhà (1p):
- Hoàn chỉnh 2 mẫu bảng đã điều tra được. Tự điều tra môi trường ở khu vực xung
quanh nhà mình ở. Đề xuất cách phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Đọc kĩ phần còn lại và chuẩn bị cho bài thực hành tiếp theo: “ Điều tra tác động
của con người tới môi trường ”