Giải Sinh Học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường

3.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ô nhiễm môi trường lớp 9.

Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 161 SGK Sinh học 9: Quan sát hình 54.1 và điền vào bảng 54.1 các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Hoạt động

Nhiên liệu bị đốt cháy

1. Giao thông vận tải

- Ôtô, máy bay

............

 

2. Sản xuất công nghiệp

........................

 

3. Sinh hoạt

........................

 

Kể tên các hoạt động đột cháy nhiên liệu trong gia đình em và hàng xóm gây ô nhiễm không khí.

Trả lời:

Bảng 54.1: Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy

1. Giao thông vận tải:

- Ô tô

- Tàu hỏa

- Máy bay

 

- Xăng dầu

- Than đá, xăng dầu

- Khí đốt

2. Sản xuất công nghiệp:

- Sản xuất điện

- Sản xuất xi măng

 

- Than đá

- Đá vôi

3. Sinh hoạt:

- Nấu nướng

- Thắp sáng

 

- Củi, ga

- Nến, dầu

4. Sản xuất nông nghiệp:

- Máy cày

 

- Xăng dầu

 

Hoạt động đốt cháy nhiên liệu trong gia đình em gây ô nhiễm môi trường như đun bếp than, bếp củi, bếp rơm.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 163 SGK Sinh học 9: Quan sát hình 54.2 và cho biết 

Giải Sinh Học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (ảnh 3)

- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở môi trường nào?

- Mô tả con đường phán tán của các loại hóa chất đó.

Phương pháp giải:

Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường được bón, phun cho thực vật

Trả lời:

- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ trong đất, hồ ao nước ngọt, đại dương và phân tán trong không khí, bám, ngấm vào cơ thể sinh vật.

- Con đường phân tán của các loại hóa chất đó:

+ Hóa chất độc theo đường nước mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

+ Hóa chất độc theo đường nước mưa chảy vào ao hồ, một phần hòa tan trong hơi nước và bốc hơi vào không khí.

+ Hóa chất độc theo đường nước mưa chảy vào đại dương, một phần hòa tan trong hơi nước và bốc hơi vào không khí.

+ Hóa chất độc trong không khí theo nước mưa phân tán đi khắp nơi trên mặt đất.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 164 SGK Sinh học 9: Điền nội dung thích hợp vào bảng 54.2 những chất thải rắn gây ô nhiễm mà em thường xuyên gặp ở nơi ở hoặc trên đường tới trường.

 Bảng 54.2: Các chất thải rắn gây ô nhiễm 

Tên chất thải

Hoạt động thải ra chất thải

Giấy vụn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trinh sản xuất và sinh hoạt

 Trả lời:

 Bảng 54.2: Các chất thải rắn gây ô nhiễm 

Tên chất thải

Hoạt động thải ra chất thải

Giấy vụn

Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, Giáo dục

Túi nilong

Sinh hoạt, sản xuất

Hồ vữa xây nhà

Xây dựng

Bông băng y tế

Hoạt động của bệnh viện, cơ sở y tế.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 164 SGK Sinh học 9: Quan sát hình 54.5 và 54.6 hãy nêu một số nguyên nhân của bệnh ở người do sinh vật gây ra, dựa theo các mẫu câu hỏi gợi ý như sau:

- Nguyên nhân của bệnh giun sán?

- Cách phòng tránh bệnh sốt rét?

- Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả, lị?

Phương pháp giải:

Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện... không được thu gom và xử lý đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển.

Trả lời:

+ Nguyên nhân của bệnh giun sán là thức ăn không nấu chín, không rửa sạch, có mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán.

+ Phòng trừ sốt rét bằng cách tiêu diệt muỗi mang kí sinh trùng sốt rét như: diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở luôn thoáng đãng, sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước để muỗi không sinh sản... và đi ngủ phải mắc màn.

+ Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả, lị là thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm các sinh vật gây bệnh như trùng kiết lị, vi khuẩn E.coli.

Câu hỏi và bài tập (trang 165 SGK Sinh học lớp 9)

Câu 1 trang 165 SGK Sinh học 9: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?

Trả lời:

Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường như:

+ Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, dầu khí, khí đốt) trong các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, các bệnh viện.

+ Sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

+ Do các hoạt động, chất độc hóa học trong chiến tranh, thử vũ khí hạt nhân để lại chất thải phóng xạ.

+ Không xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế, các chất thải trong các hộ gia đình.

Câu 2 trang 165 SGK Sinh học 9: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?

Trả lời:

Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác:

+ Tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển...

+ Tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

+ Ô nhiễm môi trường có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.

+ Làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật.

Câu 3 trang 165 SGK Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ minh họa:
- Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
- Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
- Mạch nước ngầm bị ô nhiễm

Trả lời:

+ Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác.

+ Kênh Nhiều Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung quanh vứt rác xuống dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy.

+ Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn nước ngầm của các khu vực lân cận.

Câu 4 trang 165 SGK Sinh học 9: Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả.

Trả lời:

Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả là do:

- Người trồng rau quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách.

- Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch rau quả sau phun thuốc bảo vệ thực vật.

→ Sau khi thu hoạch thì thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn tại trong rau quả. Khi ăn vào sẽ gây ngộ độc.

Lý thuyết Bài 54: Ô nhiễm môi trường

I. Ô nhiễm môi trường là gì?

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên : núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển...

Sơ đồ tư duy Ô nhiễm môi trường:

 

Giải Sinh Học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (ảnh 4)
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường

1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbỏnic (CO2), nitơ điôxit (NO2)... và bụi.

Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ củi, than đá. dầu mỏ, khí đốt,...

Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Giải Sinh Học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (ảnh 5)

2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học

Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, sức khoẻ của con người.

Giải Sinh Học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (ảnh 6)

3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ

Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một sô bệnh di truyền, bệnh ung thư.

Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử... và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.

4. Ô nhiễm do các chất thải rắn

Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trinh sản xuất và sinh hoạt:

- Các chất thải công nghiệp như đổ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thuỷ tinh, tro xi,...

- Các chất thài từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,...

- Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát,...

- Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá,...

- Hoạt động y tế thải ra bông băng bần, kim tiêm,...

Các gia đình thải ra nhiều loại rác như túi nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa,...

5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật trong cơ thể mỗi người gây bệnh cho người và các sinh vật khác... Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện... không được thu gom và xử lý đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển

Đánh giá

0

0 đánh giá