Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy côGiáo án Sinh học 9 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhằm kiểm tra , đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của Học sinh qua các chương I, II
phần “Sinh vật và môi trường.”
- Kiểm tra được các mức độ trung bình; khá; giỏi của HS.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN HÀNH KIỂM TRA:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
- GV phát đề kiểm tra.
- Theo dõi HS làm bài.
IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng |
TN | TL | TN | TL | Cấp độ thấp | Cấp độ cao |
TN | TL | TN | TL | ||
Chương 4: Ứng dụng DT học |
- Phương pháp tạo ưu thế lai |
- Mô tả các thao tác giao phấn |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
01 0,25 2,5 |
01 3,0 30 |
02 3,25 32,5 |
||
Chương 1: Sinh vật và môi trường |
- Mối quan hệ khác loài. |
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
01 1,0 10 |
01 2,0 20 |
02 3,0 30 |
||
Chương 2: Hệ sinh thái |
- Thành phần của hệ sinh thái - QTSV |
- So sánh quần thể và quần xã; quần thể người và QTSV. |
- Thiết lập sơ đồ chuỗi thức ăn |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
01 0,25 2,5 |
01 2,0 20 |
02 0,5 5 |
01 1,0 10 |
05 3,75 37,5 |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
03 2,5 25 |
04 4,5 45 |
02 3,0 30 |
09 10 100 |
V. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
ĐỀ A
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm) Khoanh tròn vào 1 chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1. Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:
A. Thành phần không sống và sinh vật. vật sản xuất. |
B. Sinh vật phân giải, sinh |
C. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. tiêu thụ. |
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật |
2. Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi ta dùng phương pháp nào?
A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ. C. Lai kinh tế. D. Lai khác dòng,
khác thứ.
3. Những đặc điểm nào đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác?
A. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh sản và tử vong
B. Hôn nhân, giới tính, mật độ.
C. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.
D. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa
4. Đặc điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là:
A. Gồm các sinh vật trong cùng một loài. sinh vật. |
B. Tập hợp nhiều cá thể |
C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật. D. Gồm các sinh vật khác loài.
Câu 2: (1,0 điểm) Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở “Cột A” với “Cột B”
cho phù hợp.
Mối quan hệ khác loài (A) |
Đặc điểm (B) | Đáp án |
1. Cộng sinh | a. Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn một bên kia không có lợi và cũng không có hại. |
1……… |
2. Hội sinh | b. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu …từ sinh vật đó. |
2………. |
3. Cạnh tranh | c. Gồm các trường hợp: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ,... |
3………. |
4. Kí sinh | d. Sự hợp tác cùng có lợi giữa hai loài sinh vật | 4……… |
e. Khi nguồn sống không đủ cho sinh vật, các sinh vật khác loài tranh giành nhau về thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. |
B. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 3: (2,0 điểm). Trình bày sự ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật?
Câu 4: (2,0 điểm). Quần thể sinh vật là gì? Các sinh vật trong một quần thể thường
có những mối quan hệ gì? Lấy ví dụ cụ thể.
Câu 5: (1,0 điểm). Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: dê, cỏ, thỏ, cáo, hổ,
vi khuẩn. hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn có thể có từ các sinh vật trên. Trong đó,
mỗi chuỗi thức ăn có ít nhất 2 sinh vật tiêu thụ.
Câu 6:(3,0 điểm). Mô tả các thao tác giao phấn ở cây lúa?
ĐỀ B
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở “Cột A” với “Cột B”
cho phù hợp.
Mối quan hệ khác loài (A) |
Đặc điểm (B) | Đáp án |
1. Cộng sinh | a. Gồm các trường hợp: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ,... |
1……… |
2. Hội sinh | b. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu …từ sinh vật đó. |
2………. |
3. Cạnh tranh | c. Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn một bên kia không có lợi và cũng không có hại. |
3………. |
4. Kí sinh | d. Khi nguồn sống không đủ cho sinh vật, các sinh vật khác loài tranh giành nhau về thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. |
4……… |
e. Sự hợp tác cùng có lợi giữa hai loài sinh vật |
Câu 2: (1,0 điểm) Khoanh tròn vào 1 chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1. Đặc điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là:
A. Gồm các sinh vật khác loài. B. Gồm các sinh vật trong cùng
một loài
C. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật. D. Tập hợp nhiều quần thể sinh
vật.
2. Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:
A. Thành phần không sống và sinh vật. phân giải. |
B. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật |
C. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất. tiêu thụ. |
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật |
3. Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi ta dùng phương pháp nào?
A. Lai khác thứ. B. Lai kinh tế. C. Lai khác dòng D. Lai khác dòng,
khác thứ.
4. Những đặc điểm nào đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác?
A. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.
B. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh sản và tử vong
C. Hôn nhân, giới tính, mật độ.
D. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa
B. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 3: (2,0 điểm). Trình bày sự ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật?
Câu 4: (2,0 điểm). Quần thể sinh vật là gì? Các sinh vật trong một quần thể thường
có những mối quan hệ gì? Lấy ví dụ cụ thể.
Câu 5: (1,0 điểm). Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau: dê, cỏ, thỏ, cáo, hổ,
vi khuẩn. hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn có thể có từ các sinh vật trên. Trong đó,
mỗi chuỗi thức ăn có ít nhất 2 sinh vật tiêu thụ.
Câu 6:(3,0 điểm). Mô tả các thao tác giao phấn ở cây lúa?
Hết.
VI. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: (2điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)
ĐỀ A | ĐỀ B |
Câu 1. 1A , 2C , 3C , 4B | Câu 1. 1e , 2c , 3d , 4b |
Câu 2. 1d , 2a , 3e , 4b | Câu 2. 1C , 2A , 3B , 4A |
B. TỰ LUẬN: (8điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 3:2đ | - Cây có tính hướng sáng và á/sáng có ả/hưởng đến h/thái của cây: + Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên. + Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. - Thực vật được chia làm 2 nhóm, tùy thuộc vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường , đó là: + Nhóm cây ưa sáng: Là những cây sống nơi quang đãng, thích nghi và phù hợp trong điều kiện chiếu sáng mạnh. + Nhóm cây ưa bóng: Là những cây sống nơi có ánh sáng yếu, như: cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt trong nhà,... - Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động hô hấp, quang hợp và khả năng hút nước của cây. |
0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 |
Câu 4:2đ | - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Giữa các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản, tạo ra những thế hệ mới. |
0,5 |
- Các cá thể sinh vật trong một quần thể thường có 2 dạng quan hệ là: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. + VD về quan hệ hỗ trợ: Quần thể các cây thông mọc trên đồi, đã giúp chúng hỗ trợ với nhau để tránh được gió bão, tránh mất nước và giữ nước tốt hơn( HS có thể lấy ví dụ khác) + VD về quan hệ cạnh tranh: Giữa các cây thông trên một đồi thông vẫn thường xuyên xảy ra cạnh tranh nguồn khoáng, nước, ánh sáng |
0,5 0,5 0,5 |
|
Câu5:1,0đ | - Cỏ Dê Hổ Vi khuẩn - Cỏ Thỏ Hổ Vi khuẩn - Cỏ Dê Cáo Vi khuẩn - Cỏ Thỏ Cáo Vi khuẩn |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu6: 3,0đ | * Giao phấn gồm các bước sau: - Bước 1: Chọn cây mẹ: Chỉ giữ lại một số bông và hoa phải chưa vỡ không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. - Bước 2: Khử nhị đực ở cây mẹ. + Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị. + Dùng kẹp gắp nhị (cả bao phấn) ra ngoài. + Bao bông lúa lại và ghi rõ ngày tháng. - Bước 3: Thụ phấn: + Lấy phấn từ hoa đực rắc lên nhụy của hoa ở cây mẹ (lấy kẹp đặt cả bao phấn lên đầu nhụy hoặc lắc nhẹ hoa chưa khử đực để phấn rơi lên nhụy). + Bao ni lông ghi ngày tháng. |
0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
4. Dặn dò:
- Về kiểm tra lại bài làm qua SGK+vở ghi.
- Đọc và xem trước bài thực hành 51 “Hệ sinh thái”.
- Chuẩn bị theo nhóm: Dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng.Túi nilon thu nhặt mẫu
sinh vật, giấy, bút chì.