Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 57: Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 57: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu được tác động của con người tới môi trường.
- Có khả năng đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ (3p): GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
A. Khởi động (1p): Tình huống xuất phát.
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
2
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển
năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành. - Yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học ở bài trước và kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về ô nhiễm môi trường ở địa phương để lên kế hoạch tìm hiểu. - Gv dẫn dắt vào bài mới |
- HS lắng nghe và tiếp thu, liên hệ vấn đề ô nhiễm môi trường địa phương và cách khắc phục. |
B. Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Báo cáo kết quả điều tra về môi trường ở địa phương.
a)Mục tiêu: HS hiểu được tác động của con người tới môi trường. Biết đề xuất các
biện pháp khắc phục và nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường
ở địa phương.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- GV y/c các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra. - GV cho các nhóm thảo luận kết quả (HS: Trình bày bảng 56.1 - 56.3 sgk) - GV y/c các nhóm rút ra nhận xét về vấn đề thực tế ô nhiễm ở địa phương Đưa ra phương pháp cải tạo môi trường ở địa phương. - GV cho các nhóm thảo luận về vấn đề này. - GV y/c HS nhận xét ý kiến của bạn và bàn về vấn đề thực hiện. - GV nhận xét, đánh giá đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề mức độ ô nhiễm và biện pháp khắc phục. - GV đồng ý với biện pháp mà HS đã thảo luận và thống nhất. - GV nhận xét các nhóm |
- HS: Các nhóm viết nội dung đã điều tra được vào giấy khổ to và trình bày trên bảng. (Các nhóm có cùng nội dung nên sẽ có vấn đề trùng nhau) - Học sinh thảo luận về vấn đề ô nhiễm và biện pháp khắc phục. (nội dung bảng 56.3/SGK) |
II. Báo cáo kết quả điều tra về môi trường ở địa phương. (30p) (Theo nội dung bảng 56.3/SGK). |
Kết quả điều tra tác động của con người tới môi trường
Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại |
Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái trong thời gian tới |
Hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi |
Đề xuất biện pháp khắc phục, bảo vệ |
c. Kết luận (6p):
- GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết quả.
- Thảo luận để điền vào bảng 56.3 và đề xuất biện pháp khắc phục
4. Củng cố và hoàn thiện (3p):
? Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm HST đã quan sát? Có cách nào khắc phục được
không?
? Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi HST đó? Xu hướng
biến đổi của HST đó là xấu hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc
phục những biến đổi xấu của HST đó?
? Cảm tưởng của em khi học bài thực hành này? Nhiệm vụ của HS đối với công tác
phòng chống ô nhiễm môi trường là gì?
5. Dặn dò (1p):
- Hoàn thiện bản thu hoạch và các bảng trong bài thực hành tiết hôm sau nộp lại.
- Đọc và soạn bài: “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”.