Tài liệu Bộ 30 Đề thi Giữa kì 1 Sinh học lớp 9 năm 2022 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Sinh học lớp 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Sinh học lớp 9 . Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây của đậu hà lan thuận lợi cho nghiên cứu di truyền học ?
A. Thời gian sinh trưởng không dài.
B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cơ thể khác nhau.
C. Tự thụ phấn chặt chẽ.
D. Dễ gieo trồng.
Câu 2. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 2 trội : 1 lặn. C. 3 trội : 1 lặn.
B. 1 trội : 1 lặn. D. 4 trội : 1 lặn.
Câu 3. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2 ?
A. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn.
B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P.
D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2.
Câu 4. Trong phân bào lần I của giảm phân, ở kì đầu diễn ra sự kiện nào ?
A. Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
C. Các NST kép co ngắn, đóng xoắn.
D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
Câu 5. Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì ?
A. Để xác định số nhóm gen liên kết
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.
C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị
D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài.
Câu 6. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là
A. A = G ; T = X C. A + T = G + X
B. A/T = G/X D. A = X ; G = T
Câu 7 Gen b có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen b đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ?
A. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T= 7640 nuclêôtit.
B. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T= 7620 nuclêôtit.
C. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T= 7680 nuclêôtit.
D. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T= 7660 nuclêôtit.
Câu 8. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào ?
A. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp.
B. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
C. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
D. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp.
Câu 9. Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đổi thành phần các nuclêôtit nhiều nhất trong các bộ ba mã hoá của gen ?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 và số 3 trong bộ ba mã hoá.
B. Mất 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit, mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 10. Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội ?
A. Phát triển khoẻ hơn. C. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.
B. Độ hữu thụ kém hơn. D. Có sức chống chịu tốt hơn.
II. Tự luận:
Câu 1. hoàn thành bảng sau về bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 2. một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit :UUAXUAAUUXGA
1. Xác định trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen tổng hợp ra mARN.
2. Đoạn mARN trên tham gia tạo chuỗi axit amin, xác định số axit amin trong chuỗi được hình thành từ đoạn mạch mARN.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1:
Đậu Hà lan có đặc tính là tự thụ phấn chặt chẽ thuận lợi để tạo dòng thuần cho nghiên cứu di truyền học.
Chọn C
Câu 2:
P: AA × aa → F1: Aa × Aa → F2: 1AA:2Aa:1aa
Kiểu hình: 3 trội: 1 lặn.
Chọn C
Câu 3:
F1 toàn hoa đỏ → hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
A- hoa đỏ, a- hoa trắng
P: AA × aa → F1: Aa × Aa → F2: 1AA:2Aa:1aa
Để xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2 ta có thể sử dụng các cách:
+ Lai phân tích
+ Tự thụ
+ Lai với cây hoa đỏ F1
Nếu có phân tính ở kết quả lai thì cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen dị hợp, nếu không phân tính thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen đồng hợp.
Không thể lai với cây hoa đỏ ở P vì chỉ cho ra kiểu hình hoa đỏ.
Chọn C
Câu 4:
Ở kì đầu 1 có hiện tượng các NST kép co ngắn, đóng xoắn.
A: Kì giữa
B: Kì sau
D: kì cuối.
Chọn C
Câu 5:
Di truyền liên kết hoàn toàn: Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị
Chọn C
Câu 6:
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là: A=T; G=X.
Hay A/T=G/X=1
Chọn B
Câu 7:
Ta có %A + %G = 50%; %A - %G= 30%
Giải hệ hai phương trình trên ta thu được A=T=40%N = 960; G=X=10%N = 240
Gen b nhân đôi 3 lần tạo 23 = 8 gen.
Số nucleotit từng loại trong 8 gen là:
A=T= 960 × 8 =7680
G=X=240 × 8 =1920
Chọn C
Câu 8:
Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp.
Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể đồng hợp.
Chọn A
Câu 9:
Đột biến thêm và mất 1 cặp nucleotit làm ảnh hưởng nhiều nhất tơi bộ ba mã hóa của gen vì làm trượt dịch khung sao chép.
Chọn D
Câu 10:
Ý B không phải là ưu điểm mà là nhược điểm.
Chọn B
II. Tự luận
Câu 1:
Câu 2:
1. Trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen :
Mạch mARN : UUAXUAAUUXGA
mạch khuôn : AATG ATTAAGXT
mạch bổ sung : TTAXT AAT TXGA
2. Số axit amin trong chuỗi được hình thành từ đoạn mạch mARN: 12:3 = 4 axit amin
………………………………………………………………………..
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian
Câu 2. Thành phần hoá học của NST gồm có:
A. ADN và lipoprotein C. ADN và protein loại histon
B. Lipôprôtein và axit amin D. ADN
Câu 3. Tính đặc thù của mọi loại prôtein do yếu tố nào quy định?
A. Trình tự sắp xếp các loại axit amin C. Số lượng axit amin
B. Thành phần các loại axit amin D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 4. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân I. Số NST kép trong, tế bào đó bằng bao nhiêu trong, các trường hợp sau?
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 5. khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì:
A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo ti lệ 3 trội : 1 lặn
D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn
Câu 6. Nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào nào?
A. Tế bào sinh dưỡng C. Tế bào sinh dục sơ khai
B. Tế bào sinh dục D. Câu A và C
Câu 7. Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ?
A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái
B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương
C. số cá thể đực và sổ cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau
D. Xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực với giao từ cái tương đương
Câu 8. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein?
A. Cấu trúc bậc 1 C. Cấu trúc bậc 3
B. Cấu trúc bậc 2 D. Cấu trúc bậc 4
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Câu 2. Cho giao phối 2 cá chép với nhau, ở đời F1 thu được 75 con cá chép mắt đỏ và 25 con cá chép mắt đen. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của 2 con cá đem giao phối.
Câu 3. Ở ruồi giấm bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Một hợp tử sau khi thụ tinh nguyên phân liên tiếp một số lần, môi trường cung cấp 255 tế bào con mới.
a. Hãy xác định số lần nguyên phân của hợp tử này ?
b. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân, tế bào đó có bao nhiêu NST?
(biết sau x lần nguyên phân môi trường cung cấp 2x – 1 tế bào)
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 2
I. Trắc nghiệm
1.D |
2.C |
3.D |
4.B |
5.C |
6.D |
7.B |
8.A |
Câu 1
Sự nhân đôi NST diễn ra ở kì trung gian.
Chọn D
Câu 2
Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ADN và protein loại histon
Chọn C
Câu 3
Tính đặc thù của mọi loại prôtein do số lượng, thành phần và trình tự axit amin quy định.
Chọn D
Câu 4
Ở kì sau, các NST kép tách nhau ra, trong tế bào có 8 NST kép.
Chọn B
Câu 5
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì
F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo ti lệ 3 trội : 1 lặn.
Chọn C
Câu 6
Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng.
Chọn D
Câu 7
Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương sẽ đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1.
Chọn B
Câu 8
Cấu trúc bậc 1 có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein.
Chọn A
II. Tự luận
Câu 1:
Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc khuôn mẫu
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc bán bảo toàn
Câu 2:
- Tóm tắt sơ đồ lai
P: ? × ?
F1 : 75 cá chép mắt đỏ : 25 cá chép mắt đen
Xác định kiểu gen, kiểu hình của P?
- Chứng minh tính trạng trội, lặn
Xét tỉ lệ ở F1, ta có: mắt đỏ : mắt đen = 3:1. Đây là kết quả của định luật phân tính (phân li). Suy ra đỏ là trội hoàn toàn so với đen.
- Quy ước gen
Gen A: đỏ; gen a: đen
- Biện luận.
Ta thấy tỉ lệ ở F1 là 3 trội : 1 lặn. Đây là kết quả của định luật phân li nên P phải dị hợp về một cặp gen.→P : Aa × Aa
- kiểm chứng sơ đồ lai:
P: Aa (đỏ) × Aa (đỏ)
G: a : a a : a
F1 : kiểu gen: 1AA : 2Aa : laa
kiểu hình: 3 đỏ : 1 đen
Câu 3:
a. Gọi x là số lần nguyên phân của hợp tử ta có: ( 2x - 1 ) = 255 tế bào
2x = 256 = 28 – 1 → x = 8 lần nguyên phân
b. Kì sau của nguyên phân 2 × 2n = 2 × 8 = 16 NST.
…………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I: Trắc nghiệm. ( 3 điểm ).
Câu 1. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Chó lông ngắn x lông dài thu được F1. Những trường hợp nào sau đây là kết quả của F1.
A.1 lông ngắn : 1 lông dài. C. Toàn lông dài.
B. 3 lông ngắn : 1 lông dài. D. Toàn lông ngắn.
Câu 2. Cho sơ đồ lai sau: AABB x aabb F1AaBb. Kết quả sai ở giao tử F1 là?
A. Ab. B aB. C. Aa D. AB.
Câu 3. Thế nào là phép lai phân tích?
A. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.
B. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn.
C. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
D. Cả A, B và C.
Câu 4. Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì?
A. Sự phân li của các cặp tính trạng độc lập với nhau.
B. F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
D. Cả A, B và C.
Câu 5. ADN nguyên phân dựa trên nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc khuôn mẫu.
B. Nguyên tắc bán bảo toàn. D. Cả A, B và C.
Câu 6. Một cơ thể mang hai gen không giống nhau được gọi là.
A. Thể dị hợp. C. Cơ thể lai.
B. Thể đồng hợp. D. Thể đồng tính.
Phần II: Tự luận. ( 7 điểm ).
Câu 7 ( 4 điểm ) Ở cá kiếm tính trạng mắt đen là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ. Cho cá kiếm mắt đen thuần chủng lai với cá kiếm mắt đỏ thu được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Cho F1 tự giao phối thu được F2.
a. Xác định kiểu gen của P.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Để biết cá kiếm mắt đen thuần chủng hay không ta làm thế nào.
Câu 8: ( 1 điểm ) Một phân tử ADN có 300 Nu loại A, 200 Nu loại G. Hãy tìm số lượng các
Câu 9 ( 2 điểm ) Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người ? Tại sao tỉ lệ con trai & con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1 ?.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 3
Phần I: Trắc nghiệm: Đúng mỗi ý 0.5 điểm.
1 – B 2 – C 3 – B 4 – C 5 – D 6 – A
Phần I: Tự luận.
Câu 7:
a. Xác định kiểu gen của P. ( đúng mỗi ý 0.5 điểm )
Gọi gen A quy định tính trạng mắt đen à Cá kiếm mắt đen thuần chủng có kiểu gen là AA.
Gọi gen a quy định tính trạng mắt đỏ à Cá kiếm mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen là aa.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. Theo bài ra ta có sơ đồ lai: ( viết đúng 3.0 điểm )
Ptc: Cá kiếm mắt đen × Cá kiếm mắt đỏ.
AA × aa
GP: A a
F1 : Aa 100% Mắt đen.
F1 x F1: Aa × Aa.
GF1 : A, a A, a.
Vậy kết quả ở F2: Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa.
Kiểu hình: 3 Cá kiếm mắt đen: 1 Cá kiếm mắt đỏ.
c. Để biết cá kiếm mắt đen thuần chủng hay không ta dùng phép lai phân tích. (0.5 điểm)
Câu 8: ( Đúng mỗi ý 0.5 điểm ).
Theo nguyên tắc bổ xung ta có A = T & G = X.
Vậy theo bài ra ta có A = T = 300 Nu. G = X = 200 Nu
Câu 9: Cơ chế NST xác định giới tính ở người: ( 1 điểm )
P: 44A + XX × 44AA + XY.
G: 22A + X 22A + X; 22A + Y.
F1: 44A + XX 44AA + XY.
Tỉ lệ con trai & con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1 ( 1 điểm )
Khi giảm phân hình thành giao tử, con trai cho 2 loại giao tử ( 2 tinh trùng )
22A + X; 22A + Y mỗi loại chiếm 50%, con gái cho 1 loại giao tử ( trứng ).
Khi thụ tinh có sợ tổ hợp giữa 2 tinh trùng & trứng hình thành 2 tổ hợp giao tử
44A + XX & 44AA + XY với tỉ lệ 1: 1
……………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái( A, B, C hoặc D) đứng trước mỗi câu trả lời đúng.
Câu 1: Muốn biết kiểu gen của cơ thể F1 là đồng hợp hay dị hợp, người ta thường dùng phương pháp:
A. Lai phân tích C. Tự thụ phấn
B. Giao phấn D. Lai với một cơ thể đồng hợp trội
Câu 2: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A. Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng. B. Toàn quả vàng.
C. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng. D. Toàn quả đỏ.
Câu 3: Ở bò sát, cặp NST giới tính của:
A. Con cái là XY, con đực là XX. C. Con cái là XO, con đực là XX.
B. Con cái là XX, con đực là XY. D. Con cái là XX, con đực là XO.
Câu 4: Từ 10 noãn bào bậc I, qua giảm phân sẽ cho:
A. 10 thể định hướng và 10 trứng. C. 30 thể định hướng và 10 trứng.
B. 20 thể định hướng và 20 trứng. D. 30 thể định hướng và 30 trứng.
Câu 5: Các gen phân li độc lập, kiểu gen AaBb có thể tạo ra được những loại giao tử nào?
A. AB, aB, ab C. Ab, aB, ab
B. AB, Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB
Câu 6: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là?
A. Aabb B. aaBb C. AABb D. AaBb
Câu 7: Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi NST diễn ra ở:
A. Kì trung gian. C. Kì giữa.
B. Kì đầu. D. Kì sau và kì cuối.
Câu 8: Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng:
A. Trội. B. Lặn. C. Đồng tính D. Trội không hoàn toàn
Câu 9: Trong giảm phân, hiện tượng NST kép xoắn cực đại và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở kì nào?
A. Kì đầu I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa I. D. Kì giữa II.
Câu 10: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, trong tế bào đó có:
A. 8 NST đơn. C. 16 NST đơn.
B. 8 NST kép. D. 16 NST kép.
Câu 11: Người có 2n = 46. Về lí thuyết số gen liên kết ở người là:
A. 48 B. 46 C. 24 D. 23
Câu 12: Khi cho cây đậu thân cao (A) lai với cây đậu thân thấp (a), F1 thu được tỉ lệ 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai là:
A. P: AA x aa B. P: AA x AA C. P: Aa x aa D. P: Aa x Aa
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm )
Câu 1(2,0 điểm) Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó và nêu chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
Câu 2(1,0 điểm) Thế nào là di tryền liên kết?
Câu 3(2,0 điểm) Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
Câu 4 ( 2,0 điểm) Cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau được F1 toàn cà chua quả đỏ. Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
Vẽ sơ đồ lai từ P → F2.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 4
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: A Câu 4: C
Câu 5: B Câu 6: D Câu 7: A Câu 8: A
Câu 9: C Câu 10: A Câu 11: D Câu 12: C
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||||||
Câu 1 2,0 điểm |
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. - Nô tả cấu trúc của NST: + Ở kì giữa, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em( crômatit), gắn nhau ở tâm động(eo thứ nhất). Tâm động là nơi đính NST vào sợi tơ thoi vô sắc trong thoi phân bào. Một số NST còn có eo thứ hai. + Mỗi crômatit gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn - Chức năng của NST: + NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. + Nhờ sự tự sao của ADN → sự tự nhân đôi NST + Nhờ đó các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. |
0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 |
||||||||
Câu 2 1,0 điểm |
Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyue62n cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào. |
1,0 |
||||||||
Câu 3 2,0 điểm |
|
0,5 1,0 0,5 |
||||||||
Câu 4 2,0 điểm |
- Theo đề bài P thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, F1 toàn cà chua quả đỏ → Quả đỏ là tính trạng trội, quả vàng là tính trạng lặn. - Quy ước: Gọi A là gen quy định tính trạng quả đỏ. Gọi a là gen quy định tính trạng quả vàng. -Sơ đồ lai: P: AA x aa GP A a F1 Aa F1 x F1 Aa x Aa GF1 A , a A, a - Kết quả: KG F2 1 AA : 2Aa : 1 aa KH F2 3 quả đỏ : 1 quả vàng |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
………………………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Thế nào là phương pháp phân tích cơ thể lai ?
A. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng và phân tích sự di truyền các tính trạng ở đời con.
B. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một vài cặp tính trạng tương phản rồi phân tích kết quả thu được bằng toán thống kê sác xuất để tìm quy luật di truyền của các tính trạng của bố mẹ ở đời con.
C. Phân tích đồng thời các tính trạng của sinh vật.
D. Là phương pháp lai phân tích.
Câu 2. Giống thuần chủng là giống gồm
A. Những cá thể có tính di truyền đồng nhất và ổn định.
B. Những cá thể mà khi chúng giao phối với nhau sinh con mang những đặc điểm hoàn toàn giống bố mẹ.
C. Những cá thể mang kiểu gen dị hợp.
D. Những cá thể mang kiểu gen đồng hợp (trội hay lặn).
Câu 3. Thế nào là hiện tượng trội không hoàn toàn?
A. Là hiện tượng khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
B. Là hiện tượng khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
C. Là hiện tượng khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ.
D. Là hiện tượng khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 biểu hiện phân tính.
Câu 4. Trong nguyên phân, NST dãn xoắn (dạng sợi mảnh) ở?
A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa
Câu 5. Yếu tố quy định tính đặc thù của ADN là gì ?
A. Số lượng nuclêôtit
B. Thành phần các loại nuclêôtit
C. Trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit
D. Cả A và C
Câu 6. chọn từ, cụm từ phù hợp trong số các từ, cụm từ cho sẵn và điển vào chỗ trống trong câu sau :
Trong thí nghiệm của Menđen về lai hai cặp tính trạng đậu hạt vàng, vỏ trơn với đậu hạt xanh, vỏ nhăn thì sự di truyền của cặp tính trạng vàng, xanh không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng ….(1)….vì các cặp tính trạng…..(2)....
A. Vàng, trơn C. Di truyền liên kết
B. Trơn, nhăn D. Phân li độc lập
Câu 7. Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điển vào chỗ trống trong câu sau:
Ở kì giữa của nguyên phân, mỗi NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở …..(1)……chia nó thành hai cánh. Ở kì sau, các NST kép tách thành….(2)….và đi về......... (3).......
A. 2 cực của tế bào B. Tâm động C. 2 NST đơn
II. Tự luận
Câu 1. Hoàn thành bảng sau về cấu trúc và chức năng của các đại phân tử:
Câu 2. Di truyền liên kết có ý nghĩa gì ?
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 5
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. A
Câu 4. B Câu 5. C
II. Tự luận:
Câu 1:
Câu 2:
- Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, vì vậy mỗi NST phải mang nhiều gen, phân bố theo chiều dài của nó và tạo thành nhóm. Gen liên kết.
- Số nhóm liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bô đơn bội (n) của loài.
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạne được quy định bởi các gen trên một NST, nhờ đó trong chọn giống người ta có thé chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
…………………………………………..
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tại sao ở những loài giao phối (động vật có vú và người) tỉ lệ đực/cái xấp xỉ 1:1?
A. Vì hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.
B. Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau
C. vì số giao tử đực bằng số giao tử cái.
D. Câu B và C đúng.
Câu 2. Đặc điểm của giống thuần chủng là:
A. Có khả năng sinh sản mạnh
B. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.
C. Dễ gieo trồng.
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.
Câu 3. Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể là gì ?
A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượngvà hình thái xác định)
D. Câu A và B đúng.
Câu 4. Tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn xuất hiện trong các phép lai nào ?
A. Aa × Aa B. Aa × AA C. AA × aa D. Aa × aa
Câu 5. Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A + G = T + X C. A = T; G = X
B. A + T + G = A + T + X D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6. Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào?
A. Lai với cơ thể đồng hợp trội C. Lai với cơ thể dị hợp
B. Lai phân tích D. Câu A và B đúng
Câu 7. Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?
A. Có 20 tinh trùng C. Có 10 tinh trùng
B. Có 15 tinh trùng D. Có 5 tinh trùng
Câu 8. Ở đậu hà lan quả màu lục là trội hoàn toàn so với quả màu vàng.
Cho lai giống đậu hà lan quà màu lục (dị hợp tử) với giống đậu hà lan quà màu vàng. Kết quả F1 thu được có kiểu hình là:
A. Toàn quả màu lục C. 3 quả màu lục : 1 quả vàng
B. 1 quả lục : 1 quả vàng D. 3 quả vàng : 1 quả lục
II. TỰ LUẬN
Câu 9. Ở loài chuột có bộ NST 2n = 40. Hãy mô tả bộ NST của tế bào 2n của chuột đực và chuột cái.
Câu 10. Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù ?
Câu 11. Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Cho biết màu mắt chi do một nhân tố di truyền quy định.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 6
I. Trắc nghiệm
1.A |
2.B |
3.C |
4.A |
5.D |
6.B |
7.A |
8.B |
Câu 1
Ở những loài giao phối (động vật có vú và người) tỉ lệ đực/cái xấp xỉ 1:1 vì hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương
Chọn A
Câu 2
Đặc điểm của giống thuần chủng là: đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.
Chọn B
Câu 3
Tính đặc trưng của NST là tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượngvà hình thái xác định).
Chọn C
Câu 4
Phép lai Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → KH: 3 trội: 1 lặn
Chọn A
Câu 5
Theo nguyên tắc bổ sung A=T và G=X.
Vậy cả 3 đáp án đều đúng
Chọn D
Câu 6
Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai phân tích (với cơ thể đồng hợp lặn).
Chọn B
Câu 7
Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân sẽ tạo 5 × 4 = 20 tinh trùng
Chọn A
Câu 8
P: Aa (lục) × aa (vàng) → 1Aa:1aa
KH: 1 quả lục : 1 quả vàng
Chọn B
II. Tự luận
Câu 9
Ở loài chuột có bộ NST 2n = 40. Hãy mô tả bộ NST của tế bào 2n ở chuột đực và chuột cái.
Chuột có 2n = 40 xếp thành 20 cặp. Trong đó có 38 NST thường kí hiệu là 38A và một cặp NST giới tính.
- Trong tế bào của chuột đực có 38 NST thường và 1 cặp NST giới tính xy không tương đồng. Kí hiệu chung là 38A + XY
- trong tế bào của chuột cái có 38 NST thường và 1 cặp NST giới tính xx tương đồng, kí hiệu chung là 38A + XX.
Câu 10
Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và có thể còn có một số nguyên tố khác. Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có khối lượng và kích thước lớn. Prôtêin cũng được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin, có hơn 20 loại axit amin khác nhau.
Các loại axit amin sắp xếp tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin.
- Tính đa dạng của protein do sự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin.
- Tính đặc thù: là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của các axit amin.
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn được biêu hiện ở các dạng cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin.
Câu 11
Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phổi với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen.
F1 toàn cá kiếm mắt đen, chứng tỏ tính trạng quy định mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn và các cá thể đem lai đều thuần chủng.
Theo qui luật phân ly độc lập của Menđen, thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ là: 3 mắt đen : 1 mắt đỏ.
Qui ước gen: gen A mắt đen,
Gen a: mắt đỏ
Sơ đồ lai: P: AA (mắt đen) × aa (mắt đỏ)
GP: A a
F1 Aa (100% mắt đen)
F1 × F1 Aa (mắt đen) × Aa (mắt đen)
GF1 A: a A: a
F2: kiểu gen: 3A-: 1 aa
Kiểu hình: 3 mắt đen: 1 mắt đỏ
…………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cơ thể mẹ có kiểu gen AaBB, khi giảm phân (nếu có sự phân li tổ hợp tự do của các gen) thì cho ra mấy loại giao tử?
A. 2 loại B. 1 loại C. 3 loại D. 4 loại
Câu 2. Cho phép lai P: AaBb × aabb. F1 sẽ thu được mấy loại kiểu hình? (cho biết A trội so với a, B trội so với b).
A. 1 loại kiểu hình C. 3 loại kiểu hình
B. 2 loại kiểu hình D. 4 loại kiểu hình
Câu 3. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Giúp cho cơ thể lớn lên
B. Thay thế cho các tế bào già đã chết
C. Đảm bảo bộ NST luôn ổn định của loài
D. Cả A,B và C đều đúng
Câu 4. Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra mấy tinh trùng?
A. 1 tinh trùng C. 3 tinh trùng
B. 2 tinh trùng D. 4 tinh trùng
Câu 5. Sự tổng hợp ARN xảy ra ở đâu?
A. Trong nhân tế bào C. Trong môi trường nội bào
B. Tại màng tế bào D. Câu A và B
Câu 6. Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34 Å gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi nuclêôtit tương ứng với bao nhiêu Å?
A. 34 Å B. 3,4 Å C. 1,7 Å D. 17 Å
Câu 7. Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen qui định. Theo dõi sự di truyền màu sắc của hoa này, người ta được những kết quả sau:
Hoa hồng × Hoa hồng → F1 : 25,1% hoa đỏ, 49,9% hoa hồng, 25,0% hoa trắng
Kết quả phép lai trên được giải thích như thế nào?
A. Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng
B. Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng
C. Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng
D. Câu C và B đúng.
Câu 8. Một phân tử mARN có U= 1200 bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclcôtit trong phân tử mARN đó sẽ là:
A. 6000 nuclêôtit C. 3000 nuclêôtit
B. 1200 nuclêôtit D. 12.000 nuclêôtit
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Cấu tạo hóa học của ARN? Các loại ARN và chức năng của chúng?
Câu 2. So sánh về sự tự nhân đôi của ADN và sự tổng hợp ARN.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 7
I. Trắc nghiệm
1.A |
2.D |
3.D |
4.D |
5.A |
6.B |
7.D |
8.C |
Câu 1
Cơ thể có kiểu gen AaBB khi giảm phân sẽ cho tối đa 2 loại giao tử AB và aB.
Chọn A
Câu 2
Aa × aa → 1Aa:1aa → 2 loại kiểu hình
Bb × bb → 1Bb:1bb → 2 loại kiểu hình
Vậy P: AaBb × aabb → F1 có 4 loại kiểu hình.
Chọn D
Câu 3
Ý nghĩa của nguyên phân là
+ Giúp cho cơ thể lớn lên
+ Thay thế cho các tế bào già đã chết
+ Đảm bảo bộ NST luôn ổn định của loài
Chọn D
Câu 4
Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra 4 tinh trùng.
Chọn D
Câu 5
Sự tổng hợp ARN (phiên mã) diễn ra trong nhân tế bào.
Chọn A
Câu 6
Mỗi nucleotit sẽ có chiều dài 34:10 = 3,4 Å.
Chọn B
Câu 7
P hoa hồng → F1: 1 đỏ:2 hồng: 1 trắng → có hiện tượng trội không hoàn toàn
A- đỏ
a- trắng
Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa đỏ và trắng.
Chọn D
Câu 8
Số nucleotit của gen là 12000: 20% = 6000 nucleotit
Số nucleotit trong phân tử mARN 6000:2 = 300.
Chọn C
II. Tự luận
Câu 9
* cấu tạo hóa học của ARN.
- ARN là axit ribônuclêic.
- ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ARN thuộc loại đại phân tử nhung có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân.
- đơn phân là ribônuclcôtit gồm 4 loại: A, U, G, X.
* Các loại ARN và chức năng của chúng: tuỳ theo chức năng mà chia thành 3 loại:
- mARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp.
- tARN có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi nơi tổng hợp protein.
- rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp protein.
Câu 10
* Giống nhau:
- Sự tự nhân đôi ADN và sự tổng hợp ARN đều xảy ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn.
- Cả 2 quá trình trên, ADN đều đóng vai trò làm khuôn mẫu.
- Trong quá trình tự nhân đôi ADN hay tổng hợp ARN, đều có xảy ra hiện tượng: ADN tháo xoắn, tách mạch và sự bổ sung của các nuclêôtit của môi trường nội bào với nuclêotit trên mạch mang mã gốc theo NTBS, đều có sự tham gia của một số enzim.
* Khác nhau:
…………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. Trắc nghiệm (4đ):
Chọn và khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất (3đ).
Câu 1. Trong phép lai phân tích, nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen gì ?
A. Đồng hợp. B. Dị hợp. C. Phân tính. D. Đồng tính.
Câu 2. Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là gì ?
A. Tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.
B. Tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng luôn luôn là 9 : 3 : 3 : 1.
C. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
D. Tỉ lệ của các biến dị tổ hợp luôn luôn là 50% so với bố và mẹ.
Câu 3. Ở người gen A quy định tóc quăn, gen a quy định tóc thẳng. Phép lai nào sau đây cho kết quả đời sau có người con tóc quăn, có người con tóc thẳng ?
A. AA x aa B. Aa x aa C. AA x AA D. aa x aa
Câu 4. Cho lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tính trạng hoa đỏ là tính trạng gì?
A. Trội. B. Lặn. C. Trung gian. D. Trung tính.
Câu 5. Ở người gen a quy định bệnh máu khó đông, bố và mẹ đều bình thường có kiểu gen Aa. Xác xuất sinh ra con bị mắc bệnh máu khó đông là bao nhiêu
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%.
Câu 6. Phép lai nào sau đây cho ra kết quả nhiều kiểu hình nhất?
A. EEFF x eeff C. EeFF x EEFF
B. Eeff x eeFf D. EEff x eeFF
Câu 7. Thực chất của sự thụ tinh là?
A. Sự phát sinh giao tử đực và cái.
B. Sự kết hợp giữa một cá thể đực với một cá thể cái.
C. Sự kết hợp giữa nguyên phân và giảm phân.
D. Sự kết hợp giữa hai bộ nhân đơn bội thành bộ nhân lưỡng bội.
Câu 8. Tại sao trứng có kích thước và khối lượng lớn hơn tinh trùng rất nhiều?
A. Vì số lượng tinh trùng gấp 4 lần so với số lượng trứng.
B. Vì bộ nhiễm sắc thể của trứng lớn hơn nhiều so với tinh trùng.
C. Vì trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng.
D. Vì mỗi lần thụ tinh chỉ có một trứng tham gia.
Câu 9. Một mạch gốc của ADN có trình tự như sau: - A – G – T – X – T – A- G -
mạch bổ sung là?
A. – T – X – A – G – A – T – X – C. – U – G – T – X – T – U – G –
B. – U – X – A – G – A – U – G – D. – A – G – T – X – T – A- G –
Câu 10. 2 phân tử ADN tiến hành tự nhân đôi liên tiếp 3 đợt. Số ADN con được tạo ra là bao nhiêu?
A. 4. B. 6. C. 8. D. 16
Câu 11. Các nucleotit giữa 2 mạch của ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc nào?
A. Đa phân. C. Giữ lại một nửa.
B. Bổ sung. D. Tự nhân đôi.
Câu 12. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là?
A. Nucleic B. Ribonucleic C. Deoxiribonucleic D. Nucleotit.
B. Tự luận (6.0 điểm):
Câu 1(2.0đ): Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập và nêu ý nghĩa của nó.
Câu 2 ( 2.0đ ): Lập bảng so sánh các đặc điểm về cấu tạo và cấu trúc của ADN , ARN và protein.
Câu 3 (1.5đ ): Một đoạn gen có chiều dài 102000A0 và có số nu loại A chiếm 17,5%. Hãy tính:
a. Số nu mỗi loại trong gen.
b. Khối lượng của gen bằng đơn vị gam.
câu 4 (0,5 đ): Giải thích vì sao ở người tỉ lệ trẻ sơ sinh con trai : con gái là xấp xỉ 1:1?
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 8
A.Trắc nghiệm (4đ):
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
C |
B |
A |
A |
B |
D |
C |
A |
D |
B |
D |
B. Tự luận (6.0 điểm):
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||||||||||
Câu 1
2.0đ |
- Quy luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền ( cặp gen ) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - Ý nghĩa : Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất các kiểu hình khác P, kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. |
1.0đ 1.0 đ |
||||||||||||
Câu 2 2.0đ |
|
0.75 đ
0.75đ
0.5đ |
||||||||||||
Câu 3 1.5đ |
a. Tổng số nu của gen : N = L/1,7 = 102000/1,7 = 60000 nu (0,25đ) %A = 17,5% → %G = 50% - 17,5% = 32,5% (0,25đ) a. Số nu mỗi loại : A = T = %A.N = 17,5%.60000 = 10500 nu (0,25đ) G = X = %G.N = 32,5%.60000 = 19500 nu.(0,25đ) b. Khối lượng của gen: m = N.300 = 60000.300 = 18000000 đvC = 18000000.1,6602.10-24 = 29,8836.10-18 gam. (0,25đ) |
1.5đ |
||||||||||||
Câu 4 0,5đ |
Vì trong quá trình phát sinh giao tử cặp NST giới tính XY cho 2 loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau. Còn cặp NST giới tính XX chỉ cho 1 loại trứng là X. Trong thụ tinh sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 2 loại tinh trùng X và Y với trứng X với tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ trẻ sơ sinh con trai : con gái xấp xỉ là 1 : 1. |
0,5đ |
……………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
I. Chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở:
A. Cây đậu Hà lan. C. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác.
B. Ruồi giấm. D. Trên nhiều loài côn trùng.
Câu 2. Các nuclêotit trên phân tử ADN liên kết theo NTBS là trường hợp nào sau đây là đúng?
A. A – T, G – X. C. A – X, G – T.
B. A – G. D. X – A, T – G.
Câu 3. Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:
A. Đột biến gen C. Biến dị tổ hợp
B. Đột biến NST D. Thường biến
Câu 4. Đặc điểm di truyền của bệnh đao là?
A. Tế bào có 3 NST thứ 21 C. Đột biến gen trội
B. Tế bào có một NST giới tính X D. Đột biến gen lặn
II. Hãy nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ: 1 – A)
A. Các kỳ của nguyên phân |
B. Diến biến NST qua các kỳ nguyên phân |
1. kì đầu |
a. các NST đóng xoắn và co ngắn cực đại, các NST đính vào sợi tơ của thoi phân bào |
2. kì giữa |
b. các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh |
3. kì sau |
c. các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo. |
4.Kì cuối |
d. Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn tiến về hai cực tế bào |
B. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Nêu quá trình tự nhân đôi ADN? Quá trình này diễn ra theo nguyên tắc nào?
b) Cho một đoạn mạch ARN có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau:
G-X-G-U-U-G-A-X-A-X-U
Hãy xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra ARN nói trên.
Câu 3. (2,0 điểm) Hai giống chuột thuần chủng lông xám và lông đen giao phối với nhau được F1 toàn chuột màu lông xám. Khi cho các con F1 giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Biện luận lập sơ đồ lai.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 9
A. Trắc nghiệm (4 điểm)
I.
1 |
2 |
3 |
4 |
A |
A |
D |
A |
II.
1 |
2 |
3 |
4 |
a |
c |
d |
b |
B. Tự luận (6 điểm )
Câu |
Nội dung |
1 1,0 điểm |
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp Nucleoti - Các dạng đột biến gen: Mất , thêm, thay thế một hoặc một số cặp Nucleotit |
2 3,0 điểm |
a) Quá trình tự nhân đôi của ADN: Khi bắt đầu tự nhân đôi phân tử ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tach rời nhau. Các Nucleotit trên mạch lần lượt liên kết với các Nucleotit trong môi trường nội bào dần hình thành mạch mới. Kết quả từ ADN mẹ ban đầu hình thành ADN con giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu. Nguyên tắc + Nguyên tắc bổ sung A-T G-X và ngược lại + Nguyên tác giữ lại một nửa b) Đoạn gen có các trình tự như sau Mạch khuôn -X-G-X-A-A-X-T-G-T-G Mạch bổ sung-G-X-G-T-T-G-A-X-A-X |
3 2,0 điểm |
Biện luận : Do hai giống chuột giao phối thu được F1 toàn lông xám vậy Lông xám trội so với tính trạng lông đen Quy ước gen: Gọi gen A quy định TT chuột lông xám( AA, Aa) Gọi gen a quy định TT chuột lông đen ( aa) Chuột đem lai là thuần chủng vậy chuột lông xám có kiểu gen AA Chuột lông đen có kiểu gen aa SĐL: P AA x aa GTp A a F1 100%( Aa) F1XF1 Aa x Aa GTF1 A, a A, a F 2 AA, 2Aa 1 aa KH 3 lông xám – 1 lông đen |
……………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2022 -2023
Bài thi môn: Sinh học lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. Phần Trắc nghiệm (7 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Moocgan là gì?
A. Vịt. B. Gà. C. Ruồi giấm. D. Lợn.
Câu 2 Lai phân tích là phép lai như thế nào?
A. Giữa cá thể mang tính trạng trội với nhau.
B. Giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn.
C. Giữa cá thể mang tính trạng lặn với nhau
D. Cả A, B, C đúng
Câu 3: NST thường có đặc điểm gì?
A. Quy định giới tính của sinh vật.
B. Có thể tương đồng hoặc không tương đồng.
C.Quy định các tính trạng liên quan đến giới tính.
D. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
Câu 4: Đơn phân của ADN là gì?
A. A, U, G, T. C. A, T, G, X.
B. A, T, G, U. D. A, X, G, U.
Câu 5: Hệ quả của NTBS là gì?
A. A + T + G = A + X + G C. A + X = T + A
B. A + G + X = A + T + X D. A + X = G + A
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là của protein có cấu trúc bậc 3?
A. Do protein có cấu trúc bậc 2 cuộn xoắn theo kiểu đặc trưng.
B. Do protein có cấu trúc bậc 1 cuộn xoắn theo kiểu bện dây thừng.
C. Do 2 hay nhiều chuỗi polypeptit liên kết với nhau.
D. Do các axit amin liên kết lại với nhau.
Câu 7: Chức năng của protein là gì?
A. Lưu giữ thông tin di truyền. C. Truyền đạt thông tin di truyền.
B. Xúc tác cho các phản ứng sinh học. D. Vận chuyển axit amin.
Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc NST nào làm chiều dài của NST giảm đi?
A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Cả B, C đúng.
Câu 9: Prôtêin được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học chính nào?
A. C, H, O, N. C. C, H, O, Na, P.
B. Ca, H, O, N, P. D. Ca, H, O, Na, P.
Câu 10: Bản chất của các enzym tham gia vào quá trình xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể là gì?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. Protein.
Câu 11: Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
A. ADN → mARN → Tính trạng → Protein.
B. ADN → mARN → Protein → Tính trạng.
C. mADN → ADN → Protein → Tính trạng.
D. ADN → Tính trạng → Protein → mARN.
Câu 12: Nguyên tắc bổ sung luôn có đặc điểm nào?
A. A = U, G = X. C. A = G, T = X.
B. A = T, G = X. D. A = X, T = G.
Câu 13: Một gen có 3000 Nu. Có A= 20% số Nu của gen. Số Nu mỗi loại của gen là bao nhiêu?
A. A = T = 600 Nu, G = X = 900Nu. C. G = X = 600 Nu, A = T = 900Nu.
B. A = G = 600 Nu, G = T = 900Nu. D. G = T = 600 Nu, A = X = 900Nu.
Câu 14: Một axit amin được quy định bởi bao nhiêu nu?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1: Ở đậu, gen A quy định hạt trơn, a quy định hạt nhăn, gen B quy định có tua cuốn, b quy định không có tua cuốn.
Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng 1 cặp NST.
Cho cây đậu hạt trơn, không có tua cuốn thụ phấn với cây hạt nhăn, có tua cuốn thu được F1. Khi F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?
Câu 2: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000G.
1. Xác định số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN?
2. Xác định chiều dài của phân tử ADN?
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học – Đề 10
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
C |
B |
D |
C |
D |
A |
B |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
C |
C |
D |
B |
B |
A |
C |
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1:
- Quy ước:
A Quy định hạt trơn.
a Quy định hạt nhăn.
B Quy định có tua cuốn.
b Quy định không có tua cuốn.
- Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng 1 cặp NST.
Kiểu gen cây hạt trơn, không có tua cuốn: AbAbAbAb
Kiểu gen cây hạt nhăn, không có tua cuốn: aBaBaBaB
- Sơ đồ lai từ P → F2
+ P: Cây hạt trơn, không có tua cuốn x Cây hạt nhăn, có tua cuốn
P: AbAbAbAb x aBaBaBaB
Gp: Ab aB
F1: AbaBAbaB
F1 Tự thụ
F1 x F1: AbaBAbaB x AbaBAbaB
GF1: Ab, aB Ab, aB
F2: 1aBaBaBaB, 2AbaBAbaB, 1AbAbAbAb
Kiểu hình F2: 1 Hạt trơn, không có tua cuốn, 2 hạt trơn, có tua cuốn, 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
Câu 2:
a. Vì 1 vòng xoắn của ADN có 10 cặp= 20 Nu → tổng số Nu = 100.000 x 20 = 2.000.000 Nu
Theo nguyên tắc bổ sung G = X = 400000 Nu, A = T = 600000 Nu
b.
Áp dụng công thức tính chiều dài gen là: L = × 3,4
Trong đó N là tổng số nucleotit của gen, L là chiều dài gen
⇒ Chiều dài của phân tử ADN: 3400000Å
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 11)
A. Trắc nghiệm (trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)
1. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài sinh vật tương ứng với số NST trong
a. bộ NST đơn bội của loài.
b. bộ NST lưỡng bội của loài.
c. bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của loài.
d. bộ NST trong tế bào hợp tử của loài.
2. Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho kết quả phân tính ở thế hệ con?
a. aa x aa
b. Aa x Aa
c. AA x aa
d. AA x Aa
3. Ví dụ nào dưới đây minh họa cho phép lai phân tích?
a. BB x Bb
b. Bb x Bb
c. Bb x bb
d. BB x BB
4. Một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có số axit amin là 398. Hỏi phân tử mARN làm khuôn tổng hợp phân tử prôtêin này có bao nhiêu bộ ba?
a. 399
b. 398
c. 401
d. 400
5. Đâu là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào?
a. rARN
b. mARN
c. tARN
d. ADN
6. Một gen sau khi trải qua 3 lần nhân đôi liên tiếp tạo ra các gen con. Sau đó, mỗi gen con này sẽ trải qua 2 lần phiên mã (tổng hợp mARN). Hỏi có bao nhiêu mARN được tạo ra từ quá trình này?
a. 24
b. 18
c. 12
d. 16
7. Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn thì kiểu gen AB/ab sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
a. 2
b. 4
c. 1
d. 3
8. Trong quá trình phân bào, nhờ đâu mà các NST có thể di chuyển từ mặt phẳng xích đạo về hai cực tế bào?
a. Nhờ lực đẩy của dịch tế bào
b. Nhờ sự co rút của các sợi tơ vô sắc
c. Nhờ lực hút đến từ trung tử
d. Nhờ tính năng tự di chuyển của tâm động
9. Tế bào xôma là tên gọi khác của
a. tế bào tinh trùng.
b. tế bào trứng.
c. tế bào sinh dục sơ khai.
d. tế bào sinh dưỡng.
10. Vì sao khi nghiên cứu di truyền bằng các phép lai, Menđen lại sử dụng các cặp tính trạng tương phản?
a. Vì tính trạng tương phản sẽ tạo ra nhiều kiểu hình hơn ở những thế hệ sau
b. Tất cả các phương án còn lại
c. Vì tính trạng có độ tương phản cao sẽ càng dễ nhận biết và theo dõi sự biểu hiện tính trạng ở thế hệ sau
d. Vì tính trạng có độ tương phản càng cao thì ưu thế lai càng lớn
B. Tự luận
1. Trình bày cấu trúc của phân tử prôtêin. (5 điểm)
2. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Các gen liên kết hoàn toàn. Cho phép lai P: Ab/aB x Ab/aB. Hãy lập sơ đồ lai và cho biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1. (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
1. a - bộ NST đơn bội của loài.
2. b - Aa x Aa (đời con cho tỉ lệ kiểu hình là 3 trội (A-) : 1 lặn (aa))
3. c - Bb x bb (lai phân tích là lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn)
4. d – 400 (Mỗi bộ ba trên mARN sẽ quy định việc tổng hợp 1 axit amin, trừ bộ ba cuối cùng. Tuy nhiên sau khi tổng hợp xong phân tử prôtêin, axit amin đầu tiên được mã hóa bởi bộ ba mở đầu cũng bị cắt khỏi phân tử prôtêin. Do đó, số bộ ba trên mARN = số axit amin trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh + 2 = 398+2 = 400.
5. b – mARN (Vì gen chủ yếu nằm trong nhân tế bào và mARN được tổng hợp từ quá trình phiên mã của gen nằm trên NST sau đó, cấu trúc này mang theo thông tin, ra ngoài chất tế bào và thông tin di truyền mà chúng hàm chứa sẽ được dịch mã, tổng hợp nên prôtêin. Như vậy rõ ràng mARN là cầu nối, là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.)
6. d – 16 (sau 3 lần nhân đôi liên tiếp sẽ tạo thành 2^3 = 8 gen con. Mỗi gen con phiên mã 2 lần tạo ra 2 mARN. Vậy tổng số mARN tạo ra là 8x2 = 16)
7. a – 2 (AB và ab)
8. b - Nhờ sự co rút của các sợi tơ vô sắc
9. d - tế bào sinh dưỡng.
10. c - Vì tính trạng có độ tương phản cao sẽ càng dễ nhận biết và theo dõi sự biểu hiện tính trạng ở thế hệ sau
B. Tự luận
1. Trình bày cấu trúc của phân tử prôtêin:
- Prôtêin là phân tử hữu cơ được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là C, H, O, N (ngoài ra còn có một số nguyên tố khác) (2 điểm)
- Prôtêin là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin. (1 điểm)
- Về cấu trúc không gian, prôtêin được biết đến với 4 bậc cấu trúc:
+ Cấu trúc bậc 1: đặc trưng bởi trình tự sắp xếp, thành phần và số lượng axit amin trong chuỗi axit amin (0,5 điểm)
+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện theo dây thừng giúp tăng tính chịu lực. (0,5 điểm)
+ Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. (0,5 điểm)
+ Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. (0,5 điểm)
Kiểu hình F1: 1 thân cao, hoa trắng : 2 thân cao, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa đỏ (1 điểm)
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 12)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen thấy rằng: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 sẽ phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình là:
a. 15 trội : 1 lặn.
b. 1 trội : 3 lặn.
c. 1 trội : 1 lặn.
d. 3 trội : 1 lặn.
2. Trong mỗi tế bào lưỡng bội ở người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
a. 32
b. 46
c. 24
d. 48
3. Ở kỳ nào của chu kỳ tế bào, chúng ta sẽ quan sát được NST có kích thước bề ngang lớn nhất và điển hình nhất ?
a. Kỳ cuối
b. Kỳ đầu
c. Kỳ giữa
d. Kỳ sau
4. Từ một tế bào ban đầu, khi trải qua 2 lần nguyên phân liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
a. 16
b. 8
c. 2
d. 4
5. Từ một tế bào sinh trứng, sau giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào trứng?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
6. Khi nói về NST, phát biểu nào dưới đây là đúng?
a. Mang gen quy định các tính trạng di truyền
b. Được cấu tạo từ ARN và lipit
c. Là thành phần chính cấu tạo nên chất tế bào
d. Số lượng NST trong mỗi tế bào lưỡng bội phản ánh sự tiến hóa của loài
7. Nhân tố nào dưới đây quy định tính đặc thù của ADN?
a. Tất cả các phương án còn lại
b. Số lượng nuclêôtit
c. Trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit
d. Thành phần các loại nuclêôtit
8. ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, loại nuclêôtit nào dưới đây không nằm trong số đó?
a. Ađênin (A)
b. Xitôzin (G)
c. Uraxin (U)
d. Timin (T)
9. Nội dung chính của nguyên tắc bán bảo toàn là
a. mỗi mạch của sợi ADN con có một nửa của mẹ, một nửa được tổng hợp mới.
b. mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và mạch còn lại được tổng hợp mới.
c. mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, một mạch của ADN bố.
d. ADN con được tổng hợp mới hoàn toàn.
10. Trong tế bào, quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu ở đâu?
a. Bộ máy Gôngi
b. Nhân tế bào
c. Chất tế bào
d. Màng sinh chất
B. Tự luận
1. Trình bày những diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ của giảm phân (5 điểm).
2. Một gen có 2400 nuclêôtit. Số nuclêôtit loại G và loại X ở mạch 1 của gen lần lượt là 200 và 500. Hãy cho biết tổng số nuclêôtit loại A của gen này là bao nhiêu? (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
1. d – 3 trội : 1 lặn.
2. b – 46
3. c - Kỳ giữa (NST co ngắn cực đại nên có kích thước bề ngang lớn nhất, dễ nhìn thấy nhất)
4. d. 4 tế bào con (trải qua 1 lần nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ sẽ tạo ra 2 tế bào con. 2 tế bào con khi đạt đến kích thước trưởng thành sẽ tiếp tục nguyên phân để tạo thành 4 tế bào con)
5. a – 1 (sau giảm phân, 1 tế bào sinh trứng tạo ra 4 tế bào con nhưng có 3 tế bào tiêu giảm thành thể cực, chỉ còn lại 1 tế bào phát triển thành tế bào trứng)
6. a - Mang gen quy định các tính trạng di truyền
7. a – Tất cả các phương án còn lại
8. c - Uraxin (U) (thành phần cấu tạo nên ARN)
9. b - mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và mạch còn lại được tổng hợp mới.
10. b - Nhân tế bào
B. Tự luận
1. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ của giảm phân:
Các kỳ |
Những diễn biến cơ bản của NST |
|
Giảm phân 1 |
Giảm phân 2 |
|
Kỳ đầu |
- Các NST bắt đầu xoắn và co ngắn lại - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc, có thể bắt chéo nhau, sau đó tách rời nhau |
- NST bắt đầu co xoắn cho phép đếm được số lượng NST trong bộ đơn bội |
Kỳ giữa |
- Các NST kép tập trung và xếp thành hai hàng song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
- NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Kỳ sau |
- Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào |
- Mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn ở tâm động và mỗi NST đơn sẽ tiến về một cực của tế bào |
Kỳ cuối |
- Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được tạo thành, mỗi nhân mang một bộ NST đơn bội kép |
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành, mỗi nhân mang một NST đơn bội dạng đơn |
Trả lời đúng và đủ nội dung kỳ đầu được 2 điểm, các kỳ còn lại, mỗi kỳ được 1 điểm.
2. A tổng = T tổng;
G tổng = X tổng;
A + G (tổng) = T + X (tổng) = 1/2 tổng số nuclêôtit của AND (1/2N)
Ta lại có: theo nguyên tắc bổ sung thì G1 = X2 và X1 + X2 = X tổng = G tổng = 200 + 500 = 700.
Suy ra A tổng = T tổng = 1/2N – G tổng = 1/2.2400 – 700 = 500. (1 điểm)
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 13)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Ví dụ nào dưới đây minh họa cho hiện tượng biến dị cá thể?
a. Sự khác nhau về một số chi tiết ở cá heo và cá nhà táng
b. Sự khác nhau về một số chi tiết ở các cá thể gà con có cùng bố mẹ.
c. Sự khác nhau về một số chi tiết ở người và thú.
d. Sự khác nhau về một số chi tiết ở các cá thể vịt cùng độ tuổi.
2. Khi nói về thế hệ bố mẹ (P) trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nhận định nào dưới đây là sai?
a. Đều thuần chủng
b. Có kiểu hình khác nhau về một cặp tính trạng tương phản
c. Một bên mang tính trạng trội, bên còn lại mang tính trạng lặn
d. Mỗi bên bố, mẹ đều cho 2 loại giao tử
3. Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn, phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là 1 : 1?
a. Aa x aa
b. AA x aa
c. Aa x Aa
d. AA x Aa
4. Hiện tượng mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng bắt đầu phân li độc lập về hai cực tế bào diễn ra ở
a. kì sau của nguyên phân.
b. kì sau của giảm phân 1.
c. kì sau của giảm phân 2.
d. kỳ trung gian giữa hai lần nguyên phân.
5. Ở động vật sinh sản hữu tính, từ ba tinh bào bậc 1 sau giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu tinh trùng?
a. 8
b. 4
c. 12
d. 3
6. Khi nói về ý nghĩa của thụ tinh, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là chính xác?
1. Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
2. Giúp duy trì bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài
3. Tạo ra nhiều biến dị thường biến thích nghi với môi trường
a. 0
b. 1
c. 2
d. 3
7. Các nuclêôtit giữa hai mạch ADN liên kết với nhau theo chiều ngang bằng loại liên kết nào?
a. Tất cả các phương án còn lại
b. Liên kết hiđrô
c. Liên kết peptit
d. Liên kết đisunfua
8. Ở một loài thực vật, quả đỏ là tính trạng trội, quả vàng là tính trạng lặn. Khi cho cây quả đỏ thuần chủng lai phân tích, thế hệ con sẽ thu được
a. 100% quả đỏ.
b. 100% quả vàng.
c. 50% quả đỏ : 50% quả vàng.
d. 75% quả đỏ : 25% quả vàng.
9. Hiện tượng di truyền nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp?
a. Trội không hoàn toàn
b. Phân li độc lập
c. Liên kết gen
d. Tương tác gen
10. Nếu có 2 loại nuclêôtit A và T thì sẽ tạo ra được tối đa bao nhiêu bộ ba?
a. 2
b. 8
c. 4
d. 6
B. Tự luận
1. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN (5 điểm)
2. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kỳ giữa của giảm phân 2. Cho biết số lượng và trạng thái NST trong tế bào này. (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
1. b - Sự khác nhau về một số chi tiết ở các cá thể gà con có cùng bố mẹ (biến dị cá thể chỉ xét đến những cá thể cùng lứa, thuộc cùng một cặp bố mẹ sinh ra)
2. d. Mỗi bên bố, mẹ đều cho 2 loại giao tử (bố mẹ thuần chủng nên chỉ cho 1 loại giao tử)
3. a - Aa x aa (1 Aa (kiểu hình trội) : 1 aa (kiểu hình lặn))
4. b - kì sau của giảm phân 1.
5. c – 12 (mỗi tinh bào bậc 1 sau giảm phân tạo 4 tinh trùng)
6. c – 2 (1. Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp; 2. Giúp duy trì bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài. Ý thứ 3 không chính xác vì thụ tinh có mối liên hệ mật thiết đến việc hình thành các kiểu gen khác nhau ở thế hệ sau còn thường biến lại là sự biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen)
7. b - Liên kết hiđrô
8. a. 100% quả đỏ. (gọi A là gen quy định quả đỏ, a là gen quy định quả vàng thì cây quả đỏ thuần chủng sẽ có kiểu gen là AA (cho 100% giao tử A). Khi đem lai phân tích (lai với cây mang kiểu gen lặn (aa – cho 100% giao tử a) thì đời con 100% có kiểu gen Aa (100% có kiểu hình quả đỏ).
9. c - Liên kết gen (vì các gen cùng nhóm gen liên kết sẽ di truyền cùng nhau)
10. b – 8 bộ ba (vị trí thứ nhất của bộ ba có 2 cách chọn (A, T), vị trí thứ 2, vị trí thứ 3 trong bộ ba cũng đều có 2 cách chọn, do đó số bộ ba có thể tạo ra là: 2 ^3 = 8)
B. Tự luận
1. Đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN:
- ADN là loại axit nuclêic được cấm tạo từ 5 nguyên tố chính là C, H, O, N và P. (1 điểm)
- ADN có cấu trúc đại phân tử, kích thước lớn và khối lượng có thể đạt đến hàng chục triệu đơn vị cacbon. (1 điểm)
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, được cấu thành từ các đơn phân. Đơn phân của ADN gồm có 4 loại: A (ađênin), T (timin), G (Guanin), X (xitôzin). Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc làm thành hai mạch đơn và theo chiều ngang bằng các liên kết hiđrô (A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại) (2 điểm)
- Các phân tử ADN phân biệt nhau bởi số lượng, trình tự và thành phần nuclêôtit mà nó hàm chứa. (1 điểm)
2. Với sinh vật lưỡng bội (2n), ở kỳ giữa của giảm phân 2, mỗi tế bào chứa n tế bào ở trạng kép. Do đó ở ruồi giấm (2n=8), một tế bào khi đang ở kỳ giữa của giảm phân 2 sẽ chứa 4 NST ở trạng thái kép và co xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (1 điểm)
………………………………………………………………………..
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 14)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Kỳ nào dưới đây không phải là một giai đoạn của nguyên phân?
a. Kỳ đầu
b. Kỳ sau
c. Kỳ cuối
d. Kỳ trung gian
2. Một tế bào người khi đang ở cuối kỳ sau của giảm phân 2 sẽ chứa bao nhiêu NST?
a. 48 NST
b. 23 NST
c. 46 NST
d. 24 NST
3. Tại kỳ giữa của giảm phân 1, NST xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?
a. 3 hàng
b. 4 hàng
c. 1 hàng
d. 2 hàng
4. Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
a. Tế bào trứng
b. Tế bào sinh dục chín
c. Tế bào sinh dục sơ khai
d. Tế bào sinh dưỡng
5. Để nghiên cứu di truyền, Menđen đã tìm đến phương pháp nào?
a. Lai phân tích
b. Phân tích các thế hệ lai
c. Tự thụ phấn
d. Nuôi cấy mô
6. Ở người, tính trạng màu mắt do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt đen. Một cặp vợ chồng mắt nâu sinh ra con đầu lòng mắt đen. Hỏi xác suất để sinh ra người con thứ hai có mắt nâu là bao nhiêu?
a. 75%
b. 25%
c. 100%
d. 50%
7. Hiện tượng đồng tính được hiểu là hiện tượng các cơ thể lai cùng cha mẹ
a. đều mang tính trạng giống nhau.
b. đều có cùng giới tính.
c. đều có kiểu hình giống mẹ.
d. đều có kiểu hình giống bố.
8. Loại ARN nào có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp?
a. tARN
b. rARN
c. mARN
d. Tất cả các phương án còn lại
9. Nếu như mạch gốc của một đoạn phân tử ADN có trình tự là: X-T-G-A-A-X-G-T-X thì mạch khuôn của nó sẽ có đoạn trình tự tương ứng là:
a. G-A-X-T-T-G-X-A-G.
b. G-A-X-T-T-X-G-A-G.
c. G-A-X-U-U-G-X-A-G.
d. G-A-X-T-G-T-X-A-G.
10. Prôtêin có mấy bậc cấu trúc?
a. 5
b. 2
c. 3
d. 4
B. Tự luận
1. Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN và cho biết sự kiện này diễn ra theo nguyên tắc nào. (5 điểm)
2. Vì sao tỉ lệ bé trai, bé gái sơ sinh lại xấp xỉ 1 : 1? (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
1. d - Kỳ trung gian (kỳ trung gian là giai đoạn chuẩn bị cho nguyên phân diễn ra)
2. c – 46 NST (ở trạng thái đơn, khi vừa phân tách từ NST kép và chia làm hai nhóm, tiến dần về 2 cực tế bào)
3. d – 2 hàng
4. b - Tế bào sinh dục chín
5. b - Phân tích các thế hệ lai
6. a - 75%(Bố mẹ mắt nâu (A-) sinh ra con mắt đen (aa) chứng tỏ bố mẹ đều mang kiểu gen Aa. Vậy xác suất để sinh con mắt nâu ở lần sinh thứ 2 là: 100% - xác suất sinh con mắt đen (aa) = 100% - 1/2(a).1/2(a).100% = 75%
7. a - đều mang tính trạng giống nhau.
8. c – mARN
9. a. G-A-X-T-T-G-X-A-G (dựa vào nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X)
10. d – 4 bậc
B. Tự luận
1- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra như sau:
+ Đầu tiên, phân tử ADN tháo xoắn, sau đó hai mạch đơn tách nhau dần dần (0,5 điểm)
+ Tiếp đến, khi hai mạch đơn tách nhau, lập tức chúng sẽ liên kết với các nuclêôtit tự do có trong môi trường nội bào theo quy luật: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại để dần hình thành nên mạch mới (2 điểm)
+ Cuối cùng, hai phân tử ADN con sẽ được tạo thành với một mạch có nguồn gốc từ ADN mẹ và một mạch được tổng hợp mới, chúng sẽ bắt đầu đóng xoắn và tham gia vào cấu trúc nhân của tế bào con (0,5 điểm)
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc bổ sung: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của tế bào mẹ, trong đó, nuclêôtit có kích thước lớn (A, G) sẽ liên kết bổ sung với nuclêôtit có kích thước bé (T, X) theo quy luật: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại (1 điểm)
+ Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại 1 nửa): nghĩa là trong mỗi phân tử ADN có chứa một mạch của ADN mẹ (mạch cũ) và mạch còn lại được tổng hợp mới hoàn toàn. (1 điểm)
2. Trong mỗi tế bào sinh tinh ở người có chứa cặp NST giới tính XY. Nhờ quá trình phân ly độc lập của cặp NST này mà sau giảm phân, số lượng tinh trùng mang NST X và số lượng tinh trùng mang NST Y là ngang nhau; điều này cũng có nghĩa là cơ hội gặp trứng (mang NST X) của hai loại tinh trùng này là ngang nhau (50 – 50) nên tỉ lệ bé trai (mang cặp NST giới tính XY) và bé gái (mang cặp NST giới tính XX) sơ sinh sẽ xấp xỉ: 1 : 1. (1 điểm)