Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất

Tải xuống 8 2.7 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                           TIẾT 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh xác định được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức trong việc
bảo vệ môi trường sống.
- Học sinh nêu được ý nghĩa của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường.
- Học sinh nắm được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và
hậu quả của ô nhiễm môi trường ở địa phương và trên thế giới.
- Liên hệ ở địa phương những hoạt động của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng
hệ sinh thái.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
- Giáo dục học sinh ý thức tự học.
- Gây được hứng thú học tập cho học sinh.
- Có thái độ và hành động đúng đắn về vấn đề ô nhiễm môi trường gặp phải trong thực tế.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp
* Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng thu thập, đưa ra giả thiết và xử lí thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường.
* Nội dung tích hợp
Hoạt động 2.3. Hạn chế ô nhiễm môi trường
Sinh học 9: Bài Tác động của con người tới môi trường; Công nghệ sinh học.
Sinh học 6: Vai trò của thực vật với động vật và đời sống con người.
Địa lí 8: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam.
Biến đổi khí hậu.

Hoạt động 2.4. Hành động của chúng ta
Văn học: Các bài học đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường (Sơn Tinh - Thủy Tinh; Ôn dịch,
thuốc lá; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình); học sinh viết bài tuyên truyền về vấn đề ô
nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, ...
Vật lí: Chống ô nhiễm tiếng ồn; Sản xuất điện năng - Nhiệt điện - Thủy điện; Điện gió - Điện
mặt trời.
Âm nhạc: Nội dung và ý nghĩa các bài hát liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo
vệ môi trường, ...
Mĩ thuật: Học sinh tham gia vẽ, sưu tầm tranh cổ động về ô nhiễm và bảo vệ môi trường, ...
Giáo dục công dân: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Phòng ngừa tai nạn vũ khí,
cháy nổ và các chất độc hại.
Tin học: Vận dụng kiến thức Tin học để tìm những thông tin, hình ảnh về tình hình môi trường
và các biện pháp hạn chế môi trường bị ô nhiễm trên mạng Internet, thực hiện các bài trình
chiếu khi tìm hiểu ô nhiễm môi trường, ...
- Tích hợp liên môn, biến đổi khí hậu.
5. Các năng lực hướng tới
* Năng lực chung
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
+ Năng lực tự học: Tự tìm kiếm thông tin, kiến thức.
+ Năng lực tư duy, sáng tạo: Dựa vào các tác nhân và hiện tượng Ô nhiễm môi trường đề ra
biện pháp hạn chế.
+ Năng lực tự quản lí: Quản lí về thời gian, lượng kiến thức trong chủ đề.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội, gồm:
+ Năng lực giao tiếp: Giữa HS và GV, HS với HS.
+ Năng lực hợp tác: Giữa các thành viên trong nhóm, HS và GV.
- Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả:
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Tìm kiếm các tư liệu liên quan, làm
bài trình chiếu, làm phóng sự nhỏ về Ô nhiễm môi trường.
* Các năng lực chuyên biệt
+ Quan sát: Hình ảnh, hiện tượng về Ô nhiễm môi trường.
+ Sưu tầm, phân loại: Các hình ảnh, hiện tượng về Ô nhiễm môi trường.

+ Thiết kế thí nghiệm: Nhận biết các dạng Ô nhiễm môi trường.
+ Ghi chép, xử lí và trình bày số liệu: Bảng nhóm, phiếu học tập.
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của Ô nhiễm
môi trường.
+ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường, có ý thức bảo vệ cây xanh.
+ Sử dụng ngôn ngữ: Định nghĩa, trình bày, diễn đạt, mô tả, giải thích, … kiến thức của chủ
đề.
+ Vẽ các đối tượng liên quan đến chủ đề bằng sơ đồ tư duy.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh hình 54.1 SGK/161, tranh ảnh thu thập được trên sách báo.
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường.
- Cuốn sách hỏi đáp về môi trường và sinh thái.
2. Học sinh
- Nghiên cứu bài trước ở nhà.
- Xem lại kiến thức các môn học liên quan đến môi trường và ô nhiễm môi trường.
- Chuẩn bị thông tin để viết, vẽ bài tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi
trường.
III. Phương pháp dạy học
- Hỏi chuyên gia.
- Trực quan.
- Động não.
- Thảo luận nhóm;
- Trình bày một phút.
- Tranh luận; Thuyết trình.
- Trải nghiệm sáng tạo; Vẽ tranh cổ động.
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Bước đầu định hướng được nội dung bài học và tạo hứng thú học tập cho HS.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội
dung
- Đặt vấn đề vào bài mới:
Sau đó cho học sinh quan sát các hình ảnh ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,
… và hỏi: Theo em đó là hiện tượng gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường
sống?
GV vào bài.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được nguyên nhân, biện pháp, đóng góp của bản thân trong việc
hạn chế ô nhiễm môi trường.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 2.3: Hạn chế ô nhiễm môi trường
Giáo viên cho các nhóm quan sát tranh H55.1 tới
55.4. thảo luận nhóm 4- 5 phút các biện pháp hạn
chế ô nhiễm môi trường.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại các kiến thức về tác
dụng của cây xanh, biện pháp sử dụng năng lượng
sạch (Vật lí 9), các biện pháp xử lí chất thải bằng
công nghệ sinh học (Sinh học 9),…
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng 55 các biện
pháp hạn chế ô nhiễm và ghép các kí hiệu a, b, c,…
ứng với mỗi tác dụng ở cột bên trái (ghi kết quả ở
bảng 55).
Đại diện các nhóm nêu ý kiến của tổ.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Giáo viên yêu cầu các nhóm trao đổi điền kết quả,
mời đại diện lên điền bảng phụ.
Học sinh lên bảng điền kết quả.
3. Hạn chế ô nhiễm môi trường
Hạn chế ô nhiễm môi trường

 

Giáo viên treo bảng phụ với đáp án đúng để học sinh
so sánh kết quả.

1: a, b, d, e, g, i, k, l, m,
o
2: c, d, e, g, i, k, l, m, o
3: g, k, l, n
4: d, e, g, h, k, l
5: g, k, l,...
6: c, d, e, g, k, l, m, n
7: g, k,...
8: g, i, k, o, p.
Giáo viên chốt lại kiến thức (SGK bảng 55).
Học sinh nghe giảng, ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 2.4: Hành động của bản thân em
Giáo viên nêu câu hỏi: Bản thân em đã làm gì để
góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ?
Học sinh nêu được câu trả lời:
- Thực hiện kế hoạch nhỏ trồng và chăm sóc cây
trong trường.
- Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh trong nhà
trường và khu dân cư.
- Lên án những hành động gây ô nhiễm, hủy hoại
môi trường, săn bắt động vật hoang dã, ...
- Tuyên truyền cho người dân hiểu và cùng chung
tay bảo vệ môi trường.
- Tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi
trường cũng như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động...
Giáo viên nêu câu hỏi: Trong chương trình môn
ngữ văn em đã được học tác phẩm nào đề cập đến
vấn đề ô nhiễm môi trường ?
- Hạn chế ô nhiễm không khí: Trồng
cây xanh; Sử dụng năng lượng sạch.
- Hạn chế ô nhiễm nguồn nước: Xử lý
nước thải nhà máy và rác khu dân cư…
- Hạn chế ô nhiễm thuốc bảo vệ thực
vật: Sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực
vật; Sử dụng rau sạch …
- Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:
Thu gom rác thải và xử lý rác ở nhà
máy; Vấn đề rác thải hiện nay đáng
chú ý nhất là chất nhựa…
4. Hành động của bản thân em

 

Giáo viên gọi học sinh trả lời.
Các tác phẩm Sơn Tinh – Thủy Tinh; Ôn dịch,
thuốc lá; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy kể tên những bài hát
hoặc đọc những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến
vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường mà em biết,
lên án chiến tranh ?
Giáo viên gọi học sinh trả lời.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò hát nối
giữa hai đội. Mỗi đội phải hát một đoạn bài hát liên
quan đến ô nhiễm hay bảo vệ môi trường, câu cuối
của đội trước phải là câu đầu của đội sau.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài và rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ tư duy hoặc kĩ năng trình
bày trước tập thể.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- Gv yêu cầu HS vẽ bản đồ tư duy tóm tắt kiến thức toàn bài. Một – 2
HS lên bảng vẽ và trình bày.
Trả lời các câu hỏi:
+
Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí?
+ Nêu các biện pháp làm hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực
vật ?
+ Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn?

4. HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG
Mục tiêu:Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. Đưa ra hành động đúng đắn
bảo vệ môi trường.

Hoạt động của thầy và trò Nội
dung
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em và các bạn đã làm gì gây ô nhiễm môi trường? Vì sao em cho
đó là hành động gây ô nhiễm môi trường?
Câu 2: Kể tên các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
Câu 3: Nêu các biện pháp bảo vệ và khôi phục môi trường tự nhiên. Là HS
em đã có những hành động nào?
Câu 4: Kể tên được những việc làm xấu ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên,
tác hại của việc làm đó, biện pháp khắc phục.

5. HOẠT ĐỘNG : TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mục tiêu:Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. Đưa ra hành động đúng đắn
bảo vệ môi trường.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
BT1: Ở gia đình, địa phương em người ta dùng chất đốt gì? Có gây ô
nhiễm không khí không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
BT2: Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, hãy xây dựng một nội
dung thuyết trình (hoặc bài phóng sự, vở kịch ngắn) có nội dung tuyên
truyền về việc bảo vệ môi trường và hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm?

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 165.
- Tìm hiểu thêm về tình hình ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và những công việc mà con
người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói lên sự khắc nghiệt của thời tiết, các bài hát liên
quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, ...
- Tìm thông tin để bổ sung thêm vào bài tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo
vệ môi trường qua nội dung bài học giờ sau nộp lại.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................
..........................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống