Giao án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (t1) mới nhất

Tải xuống 6 1.6 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giao án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (t1) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                        Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ( Tiết 1)
I. Thời lượng của chủ đề
- Chủ đề gồm 2 tiết (Từ tiết 57 đến tiết 58 của PPCT)
II/ Cơ sở xây dựng
- Dựa trên căn cứ về:
+ Chuẩn KTKN môn sinh học THCS.
+ KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn sinh học cấp THCS.
+ Hướng dẫn chỉ đạo về xây dựng chủ đề dạy học của sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh
và phòng giáo dục đào tạo Uông Bí.
III/ Nội dung của chủ đề
- Khái niệm về Ô nhiễm môi trường.
- Nguyên nhân dẫn đến Ô nhiễm môi trường.
- Hậu quả của Ô nhiễm môi trường.
- Các tác nhân chủ yếu gây Ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp hạn chế Ô nhiễm môi trường.
- Thực trạng, nguyên nhâ, hậu quả của ô nhiễm môi trường -> Biến đồi khí hậu; Biện pháp phòng
chống ô nhiễm môi trường nói chung, giảm nhẹ và thích ứng với các tác động nói riêng của biến
đồi khí hậu tại địa phương.
IV. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm Ô nhiễm môi trường và những nguyên nhân gây ô nhiễm.
- HS hiểu được hậu quả ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật
cho con người và sinh vật.
- Liên hệ ở địa phương những hoạt động của con người có thể làm ô nhiễm môi trường.
- Học sinh nắm được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức BV MT
sống.
- HS nêu được ý nghĩa của việc phát triển MT bền vững qua đó nâng cao ý thức BV MT.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, vận dụng vào
thực tiễn sản xuất.
2. Kĩ năng
- Phát triển tư duy logic, so sánh.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh chữ, kênh hình, số liệu, thu thập kiến thức, xử lí thông
tin và liên hệ thực tế.
3. Thái độ
- Giáo dục, hình thành thói quen trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
- Gây được hứng thú học tập cho học sinh.
- Giáo dục học sinh ý thức tự học, sáng tạo.
- Tạo cho học sinh có thói quen, thái độ dúng đắn về vấn đề ô nhiễm môi trường các em gặp
phải trong thực tế.
4
/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường;
Hậu quả của ô nhiễm môi trường ở địa phương và trên thế giới.
- Kĩ năng hợp tác nhóm trong việc xây dựng kế hoạch, tập làm phóng sự, thuyết trình, thiết kế
các tiểu phẩm để tuyên truyền về ô nhiễm môi trường, ...
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Tích hợp liên môn, biến đổi khí hậu.
5. Các năng lực hướng đến của chủ đề
* Năng lực chung
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
+ Năng lực tự học: Tự tìm kiếm thông tin, kiến thức.
+ Năng lực tư duy, sáng tạo: Dựa vào các tác nhân và hiện tượng Ô nhiễm môi trường đề ra
biện pháp hạn chế.
+ Năng lực tự quản lí: Quản lí về thời gian, lượng kiến thức trong chủ đề.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội, gồm:
+ Năng lực giao tiếp: Giữa học sinh và giáo viên, học sinh với học sinh.
+ Năng lực hợp tác: Giữa các thành viên trong nhóm, học sinh và giáo viên.
- Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả:
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Tìm kiếm các tư liệu liên quan, làm
bài trình chiếu, làm phóng sự nhỏ về Ô nhiễm môi trường.

* Các năng lực chuyên biệt
+ Quan sát: Hình ảnh, hiện tượng về Ô nhiễm môi trường.
+ Sưu tầm, phân loại: Các hình ảnh, hiện tượng về Ô nhiễm môi trường.
+ Thiết kế thí nghiệm: Nhận biết các dạng Ô nhiễm môi trường.
+ Ghi chép, xử lí và trình bày số liệu: Bảng nhóm, phiếu học tập.
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của ÔNMT.
+ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường, có ý thức bảo vệ cây xanh.
+ Sử dụng ngôn ngữ: Định nghĩa, trình bày, diễn đạt, mô tả, giải thích, … kiến thức của chủ
đề.
+ Vẽ các đối tượng liên quan đến chủ đề bằng sơ đồ tư duy.
V. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá theo năng lực HS

Nội dung Mức độ nhận thức Các NL/KN
hướng tới
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
1. Khái
niệm
ÔNMT
- Trình bày
được hiện
tượng
ÔNMT
- Nhận biết
được môi
trường bị ô
nhiễm
- Xác định
được nguyên
nhân gây
ÔNMT
- Giải thích một
số hiện tượng
trong thực tiễn
về ÔNMT
- Phát hiện và
giải quyết vấn đề
- Vận dụng kiến
thức vào thực
tiễn
2. Các tác
nhân chủ
yếu gây
ÔNMT
- Trình bày
được các tác
nhân chủ
yếu gây
ÔNMT
- Xác định
được hậu
quả do
ÔNMT gây
ra
- Giải thích
được tác hại
của ÔNMT
- Phân tích
được mối quan
hệ giữa ÔNMT
và hậu quả của

- Giải thích một
số hiện tượng
thực tế liên
quan đến
ÔNMT
- Quan sát
- Phân loại
- Phát hiện và
giải quyết vấn đề
- Vận dụng thực
tiễn cuộc sống
- Vẽ tranh, sơ đồ
tư duy

 

3. Hạn
chế
ÔNMT
- Trình bày
được ý
nghĩa của
các biện
pháp hạn
chế ÔNMT
- Hiểu và
mô tả được
các biện
pháp hạn
chế ÔNMT
- Giải thích
được tại sao
hạn chế
ÔNMT
chính là
BVMT
- Hiểu được
nội dung và ý
nghĩa của
việc phát
triển MT bền
vững
- Giải thích một
số biện pháp kĩ
thuật trong hạn
chế ô nhiễm và
BVMT
- Tự đề ra các
biện pháp hạn
chế ô nhiễm và
phát triển MT
bền vững qua
hiểu biết của
bản thân
- Quan sát
- Phát hiện và
giải quyết vấn đề
- Vận dụng thực
tiễn

VI. Câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức
Mức độ nhận Biết
Câu 1: Những tác động của con người ngoài làm suy thoái môi trường tự nhiên còn gây nên
hiện tượng gì nữa?
Câu 2: Trong không khí có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh mà ta không nhìn thấy dù không
nhiễm bẩn, nhưng lại hôi thối hoặc khu vực có nhiều tia bức xạ, có nhiều tiếng ồn, … có được
xem là ô nhiễm không? Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ có gì thay đổi so với ban đầu?
Câu 3: Môi trường bị ô nhiễm gây ảnh hưởng gì đến đời sống con người và sinh vật?
Câu 4: Nêu khái niệm đầy đủ về ô nhiễm môi trường? Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường?
Câu 5: Ô nhiễm môi trường do những nguyên nhân nào? Theo em nguyên nhân nào là chủ
yếu?
Câu 6: Các khí có trong thành phần không khí gây độc hại cho con người và cơ thể sinh vật
được thải ra từ những hoạt động nào?
Câu 7: Thuốc bảo vệ thực vật có những loại nào? Chúng có tác dụng gì?
Câu 8: Mô tả con đường phát tán chất phóng xạ vào cơ thể người?
Câu 9: Nêu những hiểu biết của em về chất thải rắn và ghi lại vào trong vở?
Câu 10: Các chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu? Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế
nào?
Câu 11: Các chất thải rắn bao gồm những gì? Nó có ảnh đến môi trường không?

Câu 12: Em và các bạn đã làm gì gây ô nhiễm môi trường? Vì sao em cho đó là hành động
gây ô nhiễm môi trường?
Câu 13: Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí?
Câu 14: Nêu các biện pháp làm hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật ?
Câu 15: Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn?
Câu 16: Hậu quả của việc ô nhiễm chất thải rắn? (Dẫm phải kim tiêm, đinh rỉ sét ...)
Mức độ Thông hiểu
Câu 17: Chất khí thải gây ô nhiễm là những chất gì? Tại sao nó gây ô nhiễm?
Câu 18: Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường
nào? Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó?
Câu 19: Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả ?
Câu 20: Ngoài thuốc bảo vệ thực vật, trong chiến tranh chống Mĩ, nhân dân Việt Nam còn
chịu ảnh hưởng của loại chất độc hóa học nào? Tác hại của nó?
Câu 21: Hãy nêu những vụ thảm họa phóng xạ mà em biết trong lịch sử loài người?
Câu 22:Tại sao chất phóng xạ gây tác hại lớn như vậy?
Câu 23: Từ kiến thức Sinh học 7, hãy cho biết:
Nguyên nhân gây bệnh giun sán?
Các cách phòng tránh bệnh sốt rét?
Nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh tả, lị?
Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu? Nó gây hậu quả gì?
Cách phòng tránh các bệnh do sinh vật gây ra?
Câu 24: Do đâu mà MT bị ô nhiễm ? Ở địa phương chúng ta những môi trường nào bị ô
nhiễm?
Câu 25: Các chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu? Các chất phóng xạ gây tác hại như thế nào?
Mức độ Vân dụng thấp
Câu 26: Theo em có những tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm MT? Vì sao?
Câu 27: Thảo luận nhóm, nêu những câu hỏi liên quan về chất thải rắn? (ghi vào vở)
Câu 28: Nguyên nhân gây ô nhiễm và nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí; ô
nhiễm nguồn nước; ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm do chất rắn…
Câu 29: Những thành phần nào trong Hệ sinh thái bị biến đổi do Ô nhiễm môi trường? Xu
hướng biến đổi các thành phần đó trong tương lai có thể theo hướng tốt hay xấu?

Câu 30: Ở gia đình, địa phương em người ta dùng chất đốt gì? Có gây ô nhiễm không khí
không? Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
Câu 31: Là học sinh em cần phải làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường?
Mức độ Vân dụng cao
Câu 32: Con người và các SV khác sẽ sống như thế nào và tương lai sẽ ra sao nếu như môi
trường ngày càng ô nhiễm?
Câu 33: Thế nào là phát triển môi trường bền vững? Làm thế nào để môi trường phát triển bền
vững?
Câu 34: Tại sao phải bảo vệ môi trường? Là một học sinh em sẽ làm gì để góp phần hạn chế
ô nhiễm, bảo vệ môi trường?
Câu 35: Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình, hãy xây dựng một nội dung thuyết trình
(hoặc bài phóng sự, vở kịch ngắn) có nội dung tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường và hạn
chế các tác nhân gây ô nhiễm?
VII. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Chủ đề chia làm 2 tiết:
- Tiết 1:
+ Khái niệm Ô nhiễm môi trường.
+ Nguyên nhân và các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, hậu quả của nó.
Tiết 2:
+ Hạn chế Ô nhiễm môi trường.
+ Hành động của chúng ta.
 

Xem thêm
Giao án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (t1) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giao án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (t1) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giao án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (t1) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giao án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (t1) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giao án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (t1) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giao án Sinh học 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường (t1) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống