Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường | Giải VBT Sinh học lớp 9

1.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường trang 125, 126, 127, 128, 129 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Sinh học 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 54: Ô nhiễm môi trường

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 125,126 Vở bài tập Sinh học 9: Quan sát các hình 54.1 SGK và điền tiếp vào bảng 54.1 

Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy

1. Giao thông vận tải

- Ô tô

- Xe máy

- Tàu hỏa, tàu thủy

- Xăng dầu

- Xăng đầu

- Xăng dầu, than đá

2. Sản xuất công nghiệp:

- Vận hành máy móc, thiết bị sản xuất

- Vận hành máy móc, thiết bị khai thác

- …

- Than đá

- Dầu mỏ, khí đốt

- …

3. Sinh hoạt

- Nấu ăn

- Sưởi ấm

- gỗ, củi

- khí gas

4. Hoạt động khác

- Đốt rừng làm nương rẫy

- ……..

- cây gỗ

-………..

Bài tập 2 trang 126 Vở bài tập Sinh học 9: Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí.

Trả lời:

Các hoạt động tại gia đình và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí: đun nấu bằng gas, củi, bếp than; sử dụng các phương tiện giao thông: xe máy, ô tô, công nông, xe tải, xe khách; đốt rơm rạ; …

Bài tập 3 trang 126, 127 Vở bài tập Sinh học 9: Quan sát hình 54.2 SGK, hãy cho biết:

a) Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?

b) Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó.

Trả lời:

a) Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở môi trường đất, trong mạch nước ngầm, trong sông, suối, ao hồ và trong đại dương.

b) Con đường phát tán các loại hóa chất: Các chất độc hại tích lũy trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm, tích lũy trong các môi trường nước,… sau đó chúng bốc hơi vào không khí và gây ô nhiễm đất, nước, không khí.

Bài tập 4 trang 127 Vở bài tập Sinh học 9: Điền nội dung thích hợp vào bảng 54.2 những chất thải rắn gây ô nhiễm mà em thường gặp quanh nơi ở hoặc trên đường tới trường.

Trả lời:

Bảng 54.2. Các chất thải rắn gây ô nhiễm

Tên chất thải Chất thải từ hoạt động

- Giấy vụn

- Túi nilon

- Chai lọ các loại

- Đồ ăn thừa

- Phụ phẩm, phế phẩm sản xuất: bã mía,

rơm rạ, đồ cao su, tro xỉ,…

- Đất đá, vôi, cát

- Bông băng, kim tiêm

- Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp

- Sinh hoạt

- Sinh hoạt,

- Sinh hoạt

- Sản xuất công nghiệp

- Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp

- Y tế

Bài tập 5 trang 127 Vở bài tập Sinh học 9: Quan sát các hình 54.5 và hình 54.6 SGK, hãy nêu nguyên nhân của một số bệnh ở người do sinh vật gây ra dựa theo các mẫu câu hỏi như sau:

a) Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả lị?

b) Nguyên nhân của bệnh giun sán?

c) Cách phòng tránh bệnh sốt rét?

Trả lời:

a) Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả lị: môi trường ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh.

b) Nguyên nhân của bệnh giun sán: Môi trường ô nhiễm, con người vệ sinh không sạch sẽ khi ăn uống, sinh hoạt.

c) Cách phòng tránh bệnh sốt rét: phun thuốc diệt muỗi theo định kì, sử dụng màn khi ngủ, giữ vệ sinh môi trường, không để ao tù nước đọng, …

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 128 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Chất khí độc hại làm ô nhiễm không khí, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, các chất phóng xạ, chất thải lỏng rắn chưa xử lí, các tác nhân sinh học,…

Bài tập 2 trang 128 Vở bài tập Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Ô nhiễm môi trường chủ yếu do …………… và một số hoạt động tự nhiên như ……………, …………….

Quá trình đốt cháy nhiên liệu củi, than, dầu mỏ, khí đốt… trong công nghiệp, giao thông vận tải và đun nấu… đã thải vào không khí ……………… cho đời sống của con người và các sinh vật.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm… dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động …………… và ảnh hưởng tới ……………….

Trả lời:

Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người và một số hoạt động tự nhiên như núi lửa, lũ lụt.

Quá trình đốt cháy nhiên liệu củi, than, dầu mỏ, khí đốt… trong công nghiệp, giao thông vận tải và đun nấu … đã thải vào không khí các chất khí độc hại cho đời sống của con người và các sinh vật.

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm… dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi cho toàn hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Bài tập 3 trang 128 Vở bài tập Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường liên quan tới sinh vật gây bệnh như thế nào?

Trả lời:

Môi trường ô nhiễm là nơi trú ngụ lí tưởng cho các sinh vật gây bệnh, cung cấp các điều kiện thuận lợi giúp chúng phát triển và tăng số lượng một cách nhanh chóng.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 128 Vở bài tập Sinh học 9: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?

Trả lời:

Hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường:

- hoạt động công nghiệp, sinh hoạt tạo các khí thải và chất thải rắn;

- hoạt động sản xuất gây nên ô nhiễm chất độc hóa học và thuốc bảo vệ thực vật;

- hoạt động khai thác gây nên ô nhiễm than, tràn dầu, ô nhiễm phóng xạ,… 

Bài tập 2 trang 128, 129 Vở bài tập Sinh học 9: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?

Phương pháp giải:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

Trả lời:

Tác hại của ô nhiễm môi trường:

- phá hủy các môi trường sống: đất, nước, rừng...

- tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển

- ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật khác. 

Bài tập 3 trang 129 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ minh họa:

a) Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên

b) Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.

c) Mạch nước ngầm bị ô nhiễm.

Phương pháp giải:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra.

Trả lời:

a) Nước thải từ các nhà máy chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống các con sông, làm tăng nồng độ kim loại nặng, cặn bẩn khiến cho nước sông bị ô nhiễm, có mùi hôi thối, các sinh vật sống ở sông bị chết và môi trường không khí bị ô nhiễm.

b) Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lí bỏ trực tiếp ra môi trường, dưới điều kiện bị các vi sinh vật phân hủy sẽ bốc mùi khó chịu, thu hút ruồi muỗi (sinh vật truyền bệnh) và làm ô nhiễm bầu không khí.

c) Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật quá liều lượng làm cho các chất này tích lũy trong đất sau đó ngấm xuống mạch nước ngầm. Mạch nước ngầm trải rộng, làm ô nhiễm đất ở các nơi nó đi tới, khi đổ xuống sông, hồ, biển gây ô nhiễm nước tại khu vực sông, hồ, biển. 

Bài tập 4 trang 129 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ minh họa: Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả.

Phương pháp giải:

Hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) là bất kỳ chất hay hỗn hợp chất nào được dùng để phòng ngừa, khống chế và tiêu diệt bất kỳ sâu bọ hay vectơ truyền bệnh nào kể cả nấm… 

Trả lời:

Nguyên nhân của ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các chất trong thuốc sẽ bám lên hoặc thấm vào các phần của rau, quả. Nếu lượng thuốc trong rau quả quá nhiều, thời gian cách li không đảm bảo thì khi sử dụng các chất độc này sẽ ngấm vào cơ thể thông qua hoạt động tiêu hóa, gây ngộ độc. 

 

 

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá